PHẬT, TỔ TRUYỀN ĐẠO PHÁP - SƠN THƯỢNG & VĂN QUÝBiên Tập: Vân Sơn Thượng Bình Chú: Nguyễn Văn Quỳ Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 823 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2020 Độ Dày: 4cmPTTĐSÁCH GIÁO LÝ300.000đSố lượng: 5 Quyển
Biên Tập: Vân Sơn Thượng Bình Chú: Nguyễn Văn Quỳ Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 823 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2020 Độ Dày: 4cm
Thay Lời Tựa 1- Phật và Tổ có khác biệt?Pháp Phật, Pháp Tổ có khác biệt?Phật-Pháp các đời có khác biệt?Phật Đạo là một Tôn giáo với giáo điều, hệ thốngthần quyền và thế quyền do Đức Phật sáng lập?Phật Đạo là một hệ thống, tư tưởng triết học luận vềthế gian? Về các vấn đề vật chất và tinh thần, hiện thựcvà trừu tượng, tích cực, tiêu cực, dấn thân, yếm thế, v.v..?Tất cả những vấn đề nêu trên, gọi chung là tất cảmọi luận nghị của thế gian về Đạo Phật đều không thuộcvề Đạo Phật, không thuộc nghĩa do Phật-Pháp giảng nói!Cũng không phải pháp thế gian, không phải xuất thếgian, chỉ là các danh từ tự thân không có nghĩa, do ngônthuyết thế luận tạo lập, xa lìa Phật Đạo.Vì tất cả mọi luận nghị của thế gian, đời này vàmãi mãi các đời, kiếp sau đều chỉ là thế luận vọng tưởng,không ra khỏi 62 luận chấp, Đức Phật nói trong KinhPhạm Võng.Tại sao?
Vì Phật, Tổ, Phật-Pháp, Đạo, thế giới chúng sanh,Bồ đề, Niết bàn, sanh - tử, luân hồi... chỉ là các danh từgiả lập, theo danh tướng nơi thế gian mà đặt tên, đó làdanh tướng, danh sắc, mà bản chất là sắc -không, cũnglại là danh từ giả lập để diễn nói. Tự thân các câu, chữ,danh từ đều không có tự tính, tức không có tự ngã, cũnglà không có nghĩa riêng cố định. Tại sao? Đức Phật nói:“Ngữ là sinh diệt. Nghĩa không sinh diệt”.Cho đến tứ đại, ngũ uẩn, ấm, giới, nhập cũng lànhững danh từ giả lập tùy thuận theo thế gian mà ĐứcPhật giảng nói.Tất cả đều là do tâm chấp trước, phân biệt sanhkhởi vọng tưởng từ các danh tự, rồi tự tin rằng đó là sựthật, là chân lý. Mỗi người, mỗi nhóm, mỗi quốc độ, dòngtộc... cho rằng chỉ chân lý của mình là trên hết. Tranhluận không người thắng, kẻ thua vì không có “tông thông,thuyết thông” do lấy “pháp” làm chân lý. Mỗi người bảovệ pháp của mình, đề cao bản ngã, ngã mạn, ngã kiến.
Đó là từ ý nghiệp dẫn đến khẩu nghiệp rồi thân nghiệp.Nguồn gốc của chiến tranh mọi cấp độ từ thế luận ra.Chẳng có chân lý nào từ các danh từ, thành tựu và tồntại, thường còn. Danh từ không có nghĩa của pháp, chỉ lànghĩa vọng tưởng của văn tự.Vậy Phật-Đạo, Phật-Pháp là gì?Vì Phật-Đạo, Phật-Pháp không phải là sản phẩmdo Đức Phật tạo thành. Phật không sanh ra Phật, khôngsanh ra Pháp vì Phật còn không có, chỉ là danh tự giả lập,sao còn sanh cái nọ, tạo cái kia. Phật là Đấng Bất - ĐộngTâm. Là Pháp thân với tâm thể không hình dáng, sắcmàu, tướng mạo; không quá khứ, hiện tại, vị lai; khôngsanh, không diệt, không đến, không đi, không hành tung,dấu tích.
Phật là chúng sanh do tu hành từ vô lượng kiếp màchuyển thành bậc không còn sanh diệt, dứt mọi phiềnnão, hết mọi uế trược, trong suốt rỗng không, đại trí huệ,đại từ bi hỷ xả. Bậc như thế, giả lập danh tự là Phật,đấng giác ngộ, là địa vị tu chứng theo Phật-Pháp, dẫnđến quả vị đối với chúng sanh tin và tu theo Phật-Pháp.Ngài đã trải qua tu chứng các pháp tiệm chứng,pháp ngộ chứng, pháp liễu chứng, pháp giác chứng màthấy biết ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng và thọmạng tướng nơi chính thân tứ đại, phàm phu của mìnhkhi còn là người mang thân chúng sanh như nói trongXà - Đà - Dà Kinh (Bổn Sanh): “Này các Tỳ-Kheo: Thuởquá khứ ta từng làm nai, làm gấu, làm cheo, làm thỏ, làmQuốc vương, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng,làm kim xí điểu, v.v..”.
Không chỉ một lần. Như trong mộtkiếp làm Chuyển Luân Thánh Vương Đảnh Sanh, Ngàiđánh chiếm hết mọi nơi trong Tứ Thiên Vương rồi dẫnquân lên trời Đế-Thích-Đề-Hoàn-Nhân. Sau một thờigian được Đế Thích mời cùng làm vua các cõi Trời, Ngàibỗng nảy sinh ý nghĩ muốn đuổi Đế Thích, một mình giữngôi Trời. Ác kiến vừa khởi, tức thì sa xuống thế gian.Cảnh vật thay đổi, chẳng ai biết đến tên, danh tự ĐảnhSanh ở vào đời nào nơi thế gian. Chẳng được như truyệnTừ Thức gặp Tiên vào đời Trần (1388 – 1398) ở đất HóaChâu, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Do từ tâm cứunàng Giáng Hương mà được lên cõi Trời. Đến khi độnglòng trần tục, còn được Tiên dẫn đường xuống cửa hangđộng mà tìm đường về quê cũ.
Cũng chẳng còn ai biết TừThức là ai, có từ bao giờ ở quê cũ của ông. Một năm ở vớiTiên là ba đời ở thế gian. Từ Thức buồn bã ra đi theo cáchcủa sanh tử, không theo Pháp Phật, vì dẫu đã sống trêncõi Trời mà lòng trần tục không mờ phai, chỉ tạm quênchốc lát. Ngài Đảnh Sanh dẫu thác mà Phật-Pháp đã tuchứng không mất, chỉ là tham dục chợt hiện rồi lại biếnđi. Ngài tiếp tục tu hành tinh tấn các kiếp sau,rồi đượcđến bực Vô sanh pháp nhẫn mà được chư Phật thọ ký sẽthành Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta bà, khi loàingười ở đây có tuổi thọ 120 tuổi, đó là lời thọ ký của ĐứcNhư-Lai Bảo Tạng. Sau, là thọ ký của Đức Phật NhiênĐăng khi Ngài là một đệ tử Bà-la-môn xuất chúng, đitìm thượng pháp, cao thượng hơn những pháp đã họctrong Bà-la-môn giáo, rồi gặp Đức Phật Nhiên Đăng thọký cho Ngài sẽ thành Đức Phật Thích Ca Mâu-Ni.
Tiềnthân vô lượng kiếp về trước của Đức Thích Ca Mâu Nikhông chỉ có như vậy. Nhiều nơi, nhiều lúc, Đức Phậtgiải nói về tiền thân của Ngài cho người có tín tâm thấybiết con đường đến với Đạo của Ngài, tức cũng của mỗimột vị Phật quá khứ và tương lai, muốn lìa thân chúngsanh thành thân Phật. Đó là Đức Phật nói về các phápthật tế mà Ngài đã tu chứng, trải qua vô lượng kiếp. Cácpháp Ngài và chư Phật đã trải qua không sai khác. ChưPhật, Bồ tát hiện thế gian để nói những pháp đó, cũngcó sẵn nơi mỗi một chúng sanh, gọi là pháp như thật, vìlà có thật nơi thế gian, nơi mỗi chúng sanh. Chư Phậtphát hiện ra chư Pháp như thật tế đó nơi chúng sanh,nơi chính thân chư Phật khi còn là chúng sanh. Và gọi đólà Phật - Pháp, Đệ nhất nghĩa đế cũng là thế đế, thànhtựu viên mãn.
Mọi chúng sinh có thể tu chứng viên mãnthành tựu Phật, chẳng phải vì cái tên giả lập đó mà lầmlẫn rằng, đó là Pháp của Phật-Pháp tạo ra. Đó cũng làĐạo vậy. Cứu cánh đó không do Phật tạo ra, mà là nhữngpháp do chư Phật phát minh và tu chứng pháp như thậttế, rồi trở lại thế gian giáo hóa giác ngộ chúng sanh.Con đường tu chứng các Pháp dẫn đến Đạo do vậychẳng do chư Phật tạo ra, mà do chư Phật tu chứng vàphát hiện, nên bậc tu chứng đó gọi là Phật; Pháp tuchứng vốn có đó gọi là Phật - Pháp. Đạo tu chứng đó gọilà Phật - Đạo. Tất cả chỉ là danh từ giả lập. Đức Phật xửdụng các danh từ để hiển bày Pháp, hiển bày tu chứng,hiển bày Đạo. Cả cái danh từ “hiển bày” cũng lại là giảlập, như huyễn, như hóa.
Không thấy, không biết chư Pháp như thật tế,quanh quẩn ngày đêm, năm tháng, đời kiếp quanh ta, thìmãi mãi mê mờ, trôi lăn trong dòng sanh tử, luân hồi; tựnhiên như dòng nước suối chảy liên tục không dừng nghỉ.Nếu lại chấp trước, phân biệt chư pháp như thật đó, vọngchấp đó là thường, đoạn mà tham đắm, ghét bỏ; cũng lạilà trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, như lớp lớp sóngbiển không dừng nghỉ.Đây cũng là tà kiến, chấp có - không, đoạn - thường,ngã, ngã sở, tức pháp chướng về chánh kiến và sự chướngvề sanh tử, phiền não ưu bị.Phá tà kiến nhị biên là Pháp Trung Đạo Phật thuyết...cũng là phá phiền não vô minh, là pháp mười hai nhânduyên, Bát Chánh Đạo, Tứ Thánh Đế... với phương tiệnthiện xảo là lục Ba-la-mật, nhất thiết pháp không.
Các nhà thế luận, không thấy biết Đức Phật nóiPháp thật tế của thế gian, trời, người, của chính bản thânmỗi người. Trong đó là có xuất gia, tại gia, triết gia, luậnsư, tư tưởng học thế gian... mà tranh cãi với Phật, tức làvọng tưởng, ngôn thuyết hý luận về những pháp thật tếnơi chính bản thân, bản tánh vậy. Cũng là không ra khỏi62 tà kiến thế luận nơi thế gian, Phật giảng nói trongKinh Phạm Võng.Học Phật-Pháp, tùy căn cơ tâm tư, ý nguyện, chínguyện của mỗi người, mà tùy thuận với pháp thíchhợp, không ai giống ai, pháp thật tế nơi thế gian, mỗimỗi sai biệt.Dẫu mỗi người đều có hướng bơi riêng như vậy,nhưng đều ở chung trong biển trầm luân, cùng chí hướngđến bờ, hoặc cùng tham đắm trong biển trầm luân danhsắc, tâm lượng sai biệt không ai giống ai...
Do vậy, việc học nơi phương pháp, phương tiệntruyền Đạo - Pháp của chư Phật, chư Tổ là cách học thiếtthực Phật - Pháp vậy. Pháp Phật, Pháp Tổ không saibiệt, đều là thế đế, đệ nhất nghĩa đế nơi thế gian, xuấtthế gian. Tại sao? Chỉ có Tam bảo Phật, Pháp, Tăng màthôi. Cũng đều do tâm chân thật, thanh tịnh sanh khởi.Người tại gia, tự học, tự tu theo pháp Phật trongKinh điển, dẫu cũng biết đó là việc ví như mò trăng đáynước. Nhưng cũng nên tự biết, chẳng phải là làm một việcvô ích cho mình hoặc cũng chẳng lợi được cho ai, dẫu là đãvào lúc lực chẳng tòng tâm, cũng chẳng nên buông bỏ, dùchỉ còn chút sức lực suy tàn mà tâm tính chẳng suy tàn.Thế nhưng, đấy cũng là thời gian thuận lợi, quí báucòn lại; bỏ quên mọi việc sau lưng, toàn tâm toàn ý vénmây mờ trên đỉnh núi, chẳng phải là việc làm hư vọng.
Một mình thì khó biết chánh, tà. Cũng chẳng có thầy,chẳng hỏi được ai. Nếu một lòng tin đạo, đó là chánh kiếnthì học pháp không sai, tự mình biết chẳng nương nhờ ai,đó là nương tâm Phật mà tu Đạo Phật. Mà Phật tại tâm,tâm là Phật, chẳng từ bên ngoài, chẳng do cầu mong.Nay, theo dòng Kinh điển Phật truyền Pháp, Tổtruyền Pháp của Phật Tổ, đời này qua đời kia. Từ đó suynghĩ, bình chú theo sự thấy biết nơi Kinh điển. Suy nghĩvà bình chú xuyên suốt theo Kinh điển, theo Pháp củaPhật; vì chư Tổ, Bồ tát hiện đời là quyến thuộc của Phật,là những bậc nối Pháp của Phật. Không có Pháp nào,không có tư tưởng riêng nào của Tổ nọ, Tổ kia, chẳng làcủa Tăng nọ, Sư kia. Tại sao? Vì tất cả đều là Phật - Pháp,là pháp thật tế nơi thế gian, quanh quẩn bên chúng sanhsuốt ngày, đêm, năm, tháng, trọn đời, kiếp, đã được chưPhật phát minh tu chứng, rồi lấy đó giáo hóa thế gian.“Bình chứ” với tâm chân thật, rồi nhân duyên màđến với chư bậc có tín tâm, đồng tâm sở nguyện nơi Phật- Đạo, mong cầu lời chỉ giáo khỏi mê lầm, thiển cận.
2- Ngay nơi Phật, Tổ truyền Đạo Pháp, tức hiểuPhật là ai, Tổ là ai, Pháp, Đạo ở đâu; tức ai giảng, ainghe, pháp gì? Nghĩa gì? Người nào khác lấy tư duy thếluận “mà nói tâm là Phật, Thiền sư là Phật”, chỉ là lộngngôn, hý luận; vì thế luận chỉ là các danh tự không cónghĩa, chẳng phải là Phật-Pháp.Tại sao?Vì Pháp như thật tế, là pháp thế gian. Kinh Đại NiếtBàn nói: “Như người nghèo thiếu nợ nhiều, vì sợ chủ nợđòi mà ẩn trốn, nên gọi là trốn kín. Như-Lai thời khôngphải thế, Như-Lai không có nợ chúng sanh về pháp thếgian. Dầu đối với chúng sanh có nợ xuất thế, nhưng cũngchẳng ẩn mặt, vì Như-Lai luôn xem chúng sanh như conđẻ, mà thường diễn thuyết pháp nghĩa vô thượng”.
Tại sao Phật nói: “Dẫu đối với chúng sanh có nợ xuấtthế”. Đó là “đại tâm nguyện” của Đức Phật từ vô lượngkiếp về trước, hơn hai A-tăng-kỳ-kiếp, lúc còn là vị PhạmChí Bảo Hải, đã phát nguyện đại bị trước Đức Phật BảoTạng Như Lai, khi được Đức Phật Bảo Tạng Như Lai thọký Ngài sẽ thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế giớiTa bà khi loài người có thọ mạng 120 tuổi.Vì lòng đại bi, Đức Phật “thường diễn thuyết phápnghĩa vô thượng” để cứu độ chúng sanh. Đó là diễn nóipháp thế gian, pháp xuất thế gian. Lìa pháp thế gian tứcđược pháp xuất thế gian. Đó là đạo giải thoát của Phật.Những gì là pháp thế gian? Đó là ba độc tương tụctrong sinh tử, luân hồi: tham - sân - si. Do ba độc nàyhiện đời, sinh ra phiền não vì tham đắm tâm nơi: thamdục, sân khuể, si mê, mạn, nghi cùng vô minh từ vô thỉtạo nghiệp báo đời này và đời sau.
Không tham dục, sân, si, mạn, nghi tức xa lìa: sátsanh, trộm cướp, tà dâm; nói lời độc ác, nói lời ly gián, nóilời hiềm khích, nói lời đưa đẩy dối gian; uống rượu, tà kiến,chấp trước, phân biệt... lìa mười pháp ác, bất thiện, là phápxuất thế gian, được tâm thanh tịnh, tức tâm Phật. Cũng làdứt mọi phiền não, nguồn gốc các pháp thế gian, thì đượcthành tựu pháp xuất thế gian của chư Phật, Bồ tát.Đó là Đức Phật “thường diễn thuyết pháp nghĩa vôthượng” về Pháp như thật tế, tức Pháp thế gian, Phápxuất thế gian.Tại sao lại bảo rằng chư Phật Thế-Tôn có tạng bímật, hay kinh điển, ngữ lục Phật-Pháp của chư Phật, chưTổ “trùng trùng, điệp điệp, lừa gạt cả một đời tu học củacác thiền sư thế luận?” hoặc lại nói chư Phật, Tổ “lừa dối”vì hỏi đông, trả lời tây? Hoặc lại nói chư Phật, Tổ là chướngngại việc tu thiền của các thiền sư? v.v...
Đó là lý do của cácThiền sư thế luận Trung Hoa, như các tăng nhân Nam-Nhạc Hoài-Nhượng, Mã Tổ, Bách Trượng, Hoàng Bá HyVận, Triệu Châu, Huệ Khả, Đức Sơn Tuyên Giám... và ởĐại Việt như các Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, Huệ Nguyên(thế kỷ 13 và 17) cùng những Thiền sư thế luận khác chịuảnh hưởng của dòng Thiền tông thế luận ngoại đạo Nam-Nhạc Hoài-Nhượng, khi giảng nói về Phật Đạo của ĐứcThích Ca Mâu Ni; dù chư vị này trú xứ nơi Phật Môn vớichư tượng Phật, Bồ tát, mà có tâm cúng phụng Tiên đạo,Nhân đạo, Bà-la-môn đạo, Phạm đạo như ngữ lục giữa sa-di Đường-Tuyên-Thông với Thiền sư Hoàng-Bá Hy-Vận,hoặc lộng ngôn lý luận như ngữ lục “chém rắn” của Thiềnsư Qui Tông và “giết mèo” của Thiền sư Nam-Truyền...
Tất cả chỉ là ngôn thuyết vọng tưởng hý luận, không cótông thông, không có thuyết thông, không có pháp, khôngcó nghĩa pháp, chỉ là những danh tự giả lập nơi thân giác,như Đức Phật nói về các nhà thế luận trong Kinh LăngGià và Đại Trí Độ luận của Tổ 14 Long Thọ Bồ Tát.Thế nên, Đức Phật nói trong Kinh Niết Bàn:“Này Ca-Diếp! Nói đèn tắt đó, là nói Niết bàn củabực A-la-hán chứng, vì A-la-hán dứt tham ái phiền nãonên dụ như đèn tắt. Bực A-Na-Hàm gọi là có tham, vì cótham nên chẳng được gọi là đồng với đèn tắt. Do nghĩa ấynên ngày trước Như-Lai nói dụ như đèn tắt, chớ chẳngphải Đại Niết bàn đồng với đèn tắt.”
Dòng Thiền-Tông thế luận các đời đều phỉ bángKinh điển Phật đạo, phỉ báng Phật, Pháp, Tăng mà tônsùng nghĩa A-Tỳ-Đàm luận do các nhà thế luận ngoạiđạo giảng trong Pháp Trí luận, Tỳ Bá Sa luận của tiênnhân Bà-la-môn tánh Ca Chiên Diên; Câu Xá Luận, DuyThức học của Thế-Thân, rồi Thượng Tọa Bộ, Hữu Bộ,Thành Duy thức luận...Các thiền sư thế luận phỉ báng Kinh điển Phậtđạo, tin nơi thuyết Hồ Hóa của Vương Phù mà chẳngbiết chính sử thời tiền sử Trung Hoa, Lão Tử là Bồ tátCa-Diếp hóa thân, với bài kệ khi Ngài đến Lưu-Sa, nướcKế Tân tìm Phật. Các Thiền sư thế luận cao ngạo là cácnhà trí thức Nho học, chạy theo Hàn Dũ và các hủ nho,giả quân tử như Hồ Tôn Hiến trong truyện Kiều, haycác nho gia vì đặc quyền đặc lợi, vọng ngoại mà bài xíchPhật đạo như Trương Hán Siêu, Ngô Sĩ Liên... mà chẳngbiết trong chánh sử thời tiền sử Trung Hoa, Khổng Tửlà Bồ tát Nho-Đồng hóa thân.
Cũng chẳng biết rằng vàothế kỷ 18-19, xuất hiện các bậc đại sĩ như Lê Quí Đôn,Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ. Bên Trung Hoa thì cácNho gia đại sĩ như Tào Thực con Tào Tháo, Bạch Cư Dị...và không kể xiết những vị chẳng vì danh lợi mà phỉ bángPhật đạo, cũng chẳng vì danh lợi mà lấy danh nghĩa Phậtđạo che mắt thế gian như một thiểu số tăng nhân thiềntông thế luận và nho gia hủ lậu trong lịch sử Phật giáođể lại ngữ lục trong Cảnh-Đức Truyền Đăng-Lục và cáctác phẩm thế luận khác cho đến ngày nay…
Mục Lục:
Thay Lời Tựa
Đức Phật Và Chư Tổ Truyền Đạo Pháp
Đức Phật Truyền Đạo Pháp
Pháp Tứ Thiền
Pháp Thiền Nín Thở, Đại Kinh Sakuludayi
Pháp Nhập Tức Xuất Tức Niệm
Pháp Bốn Niệm Xứ
Pháp Bảy Giác Chi
Minh Giải Thoát
Học & Tu Nghĩa Pháp Trong Kinh Điển Phật
Bà-La-Môn, Ngoại Đạo Thọ Trì Phật Pháp
Tông Chủ Bà-La-Môn Các Phái Ngoại Đạo, Xin Luận Nghị Đức Phật
Tóm Lược Đức Phật Truyền Pháp Tiểu Thừa, Tam Tạng Kinh, Luật, A-Tỳ-Đàm
Đức Phật Thuyết Đại Thừa
Kinh Viên Giác
Đức Phật Thuyết Kinh Lăng Già
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tóm Lược Đức Phật Thuyết Ba Kinh Đại Thừa
Chư Tổ Truyền Đạo Pháp, Nối Pháp Từ Tổ Ca Diếp Đến Tổ Huệ Năng Ở Trung Hoa
Tổ Ca Diếp
Tổ Thứ Hai – Tôn Giả A Nan
Tổ Huệ Năng
Quan Sát Đạo Pháp Ra Đời Lục Tổ Huệ Năng Ở Trung Hoa
Lẽ Hưng Suy
Ngữ Lục 20 Vị Sư Sau Đời Lục Tổ
Quan Sát Đạo Pháp Tại Đại Việt
Các Thời Kỳ Hội Nhập Của Phật Giáo Đại Việt
Tiền Sử Người Việt Nam Và Miền Pháp Khí Lĩnh Nam, Giao Chỉ
Phật Giáo Du Nhập Việt Nam 200 Năm Trước Tây Lịch – Thế Kỷ 20
Du Nhập, Phát Triển Từ 200 Năm Trước Tây Lịch Đến Thế Kỷ Thứ 6 Sau Tây Lịch
Phật Pháp Việt Nam Từ Thế Kỷ Thứ 6 Đến 20 Tây Lịch
Tổng Lược Về Phật Pháp Ở Việt Nam Từ Đầu Thiên Niên Kỷ Tây Lịch Đến Thế Kỷ 20