094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

THỂ DẠNG TRUNG GIAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH - DAGPO RIMPOCHÉ THỂ DẠNG TRUNG GIAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH - DAGPO RIMPOCHÉ Tác Giả: Dagpo Rimpoche
Biên Dịch: Hoang Phong
Nhà Xuất Bản: Phương Đông 
Số Trang: 282 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm 
Khổ Sách: 13x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2011
Độ Dày: 1,3cm
TDTG SÁCH GIÁO LÝ 60.000 đ Số lượng: 20 Quyển
  • THỂ DẠNG TRUNG GIAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH - DAGPO RIMPOCHÉ

  •  1227 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TDTG
  • Giá bán: 60.000 đ

  • Tác Giả: Dagpo Rimpoche
    Biên Dịch: Hoang Phong
    Nhà Xuất Bản: Phương Đông 
    Số Trang: 282 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm 
    Khổ Sách: 13x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2011
    Độ Dày: 1,3cm


Số lượng
Lời Mở Đầu
Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý. Thế nhưng quá trình của cái chết và sự tái sinh xảy ra như thế nào? Những gì xảy ra giữa hai quá trình ấy? Phật giáo Đại thừa nói chung và nhất là Phật giáo Tan-tra, còn gọi là Kim cương thừa, đặc bìệt quan tâm đến hai quá trình vừa kể và giai đoạn kết nối giữa hai quá trình ấy. Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để tìm hiểu các diễn biến của cả ba quá trình này – quá trình của cái chết, “giai đoạn trung gian” và quá trình của sự sinh – và hướng chúng vào việc tu tập.


 
thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh 1


Quyển sách nhỏ này góp lại ba bài thuyết giảng liên quan đến chủ đề trên đây của vị Lạt-ma Tây tạng là Dagpo Rimpoché hiện cự ngụ tại Âu châu. Trong mục đích giúp người đọc dễ theo dõi các bài giảng này, một chương nhỏ được ghép thêm vào phần đầu của quyển sách trình bày sơ lược quan điểm và cách mô tả của các tông phái Phật giáo về giai đoạn xảy ra giữa cái chết và sự sinh như vừa nêu lên. Tóm lại quyển sách sẽ gồm bốn chương như sau:

Chương 1: Khái niệm về « thể dạng trung gian » trong Phật giáo, (Hoang Phong).
Chương 2: Chết – Thể dạng trung gian – Tái sinh, (Dagpo Rimpoché).
Chương 3: Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mình, (Dagpo Rimpoché).
Chương 4: Làm thế nào để giúp đỡ người hấp hối, (Dagpo Rimpoché).

Dagpo Rimpoché hiện nay là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổi Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097), một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960.
Hoang Phong, 08.02.11


 
thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh 2 min


Khái Niệm Về Thể Dạng Trung Gian Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo
Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạn hay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyên nhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cái nhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối với sự sống và cái chết của từng cá thể. Thế nhưng con người thường không chấp nhận quy luật biến đổi liên tục ấy của mọi hiện tượng và xem sự sinh là một biến cố mới mẻ đánh dấu một sự khởi đầu, cái chết là một sự chấm dứt hay xóa bỏ. Trên thực tế sự sinh không xảy ra một cách vô cớ mà cần phải có một nguyên nhân từ trước và hội đủ một số điều kiện nào đó.


 
thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh 3


Mặt khác nếu sự sinh tạo ra các nguyên nhân và điều kiện cần thiết giúp cho cái chết có thể xảy ra, thì chính cái chết nhất định cũng tạo ra các nguyên nhân khác và các điều kiện khác giúp một sự sinh mới có thể hình thành. Quá trình diễn tiến của sự sinh đưa đến cái chết thì mọi người đều biết, thế nhưng quá trình của cái chết đưa đến sự sinh lại là một câu hỏi rất lớn, một khoảng trống khó nắm bắt. Dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và các kỹ thuật thiền định, Tan-tra thừa, còn gọi là Kim cương thừa, ra sức tìm hiểu thật chi tiết các hiện tượng biến động xảy ra giữa hai biến cố trên đây, tức những gì xảy ra giữa cái chết và sự sinh của một cá thể. Hơn thế nữa Tan-tra thừa còn đưa ra các phép tu tập giúp chủ động được các thể dạng xảy ra trong các giai đoạn của quá trình đó để hướng chúng vào sự tu tập với mục đích chận đứng hay ngắt bỏ quá trình của sự sinh để đạt được sự Giải thoát thật sự. Một cách tổng quát đối với Phật giáo Đại thừa nói chung và nhất là đối với Tan-tra thừa, các hiện tượng xảy ra giữa cái chếtsự sinh được phân chia thành ba giai đoạn:

a) giai đoạn thuộc quá trình của cái chết: tức quá trình tan biến của thân xác và tâm thức thuộc kiếp sống hiện tại.

b) Giai đoạn trung gian: tiếng Phạn gọi là Antarabhava, tiếng Tây tạng gọi là Bardo: tức là giai đoạn chuyển tiếp giữa quá trình trên đây và quá trình hình thành còn gọi là sự sinh xảy ra sau đó.

c) giai đoạn thuộc quá trình của sự sinh: tức là quá trình diễn tiến của sự thụ thai và sự hình thành một cá thể thuộc vào kiếp sống sau.


 
thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh 4 min


Thể dạng trung gian còn gọi là Trung hữu hay Trung ấm là một hiện tượng cấu hợp, do đó nó cũng vô thường và sinh diệt như tất cả các hiện tượng khác. Tuy nhiên khái niệm về thể dạng Trung gian của các tông phái Phật giáo không hoàn toàn thống nhất. Sau đây là phần trình bày thật sơ lược vài nét chính về thể dạng trung gian đối với Phật giáo nguyên thủy, Đại thừa nói chung và Tan-tra thừa.


A- Khái niệm về thể dạng trung gian đối với Phật giáo nguyên thủy và Đại thừa
Phật giáo Nguyên thủy hay Theravada còn gọi là Phật giáo Nam tông không chấp nhận sự hiện hữu của thể dạng trung gian (antarabhava). Đối với Phật giáo Nguyên thủy, dòng tiếp nối liên tục của tri thức (continuum of consciousness) trực tiếp chuyển tải nghiệp của một cá thể từ cái chết sang sự sinh (thụ thai) không có sự gián đoạn nào tức không trải qua một thể dạng trung gian nào cả. Sự chuyển tiếp giữa thể dạng hiện hữu trước sang thể dạng hiện hữu tiếp theo sau xảy ra rất nhanh chỉ trong khoảnh khắc của một chớp mắt hay một tia chớp.

Tóm lại Phật giáo Nguyên thủy không quan tâm đến những gì xảy ra giữa cái chết và sự sinh. Có thể đây là một sự thiếu sót, vì khi quan sát và theo dõi diễn tiến của một cái chết bình thường, người ta thấy quá trình đó không xảy ra đột ngột như một tia chớp, và đối với sự sinh thì các điều kiện thuận lợi giúp tinh trùng, noãn cầu và dòng tiếp nối liên tục của tri thức kết hợp với nhau không xảy ra trong chớp mắt.


 
thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh 5


Khái niệm về thể dạng trung gian xuất hiện trước nhất trong học phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivadin), khoảng ba trăm năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Có thể tập A-tì Đạt-ma Câu-xá luận (Abhidharmakosa) do Thế thân (Vasubandu - thế kỷ thứ III-IV) biên soạn là tập sách đầu tiên nêu lên khái niệm về thể dạng trung gian xảy ra giữa cái chết và sự sinh. Thể dạng này tượng trưng bởi một sinh linh cấu tạo bằng khítri thức (consciouness), mang hình hài của cá thể mà nó sắp tái sinh và sống được bảy ngày. Sinh linh trong thể dạng trung gian ấy có thể nhận biết được các sinh linh cùng một thể loại với nó. Sau bảy ngày thì nguyên nhân của nghiệp bắt đầu chín, sinh linh ở thể dạng trung gian trên đây sẽ chuyển sang thể dạng tái sinh trong những điều kiện phù hợp với nghiệp của nó.

Cũng theo học phái Nhất thiết hữu bộ, các sinh linh trong hai cõi dục giới và hình tướng đều phải trải qua một thể dạng trung gian antarabhava giữa quá trình tan biến của cái chết và quá trình hình thành của sự sinh. Ngoài khái niệm về thể dạng trung gian trên đây do học phái Nhất thiết hữu bộ chủ trương, còn có thêm một học phái xưa khác là Tự ngã bộ (Pudgalavadin) cũng chủ trương bắt buộc phải có một thể dạng trung gian chuyển tải dòng tiếp nối liên tục của tri thức từ một cá thể (pudgala) này sang một cá thể khác.

Trong số các tông phái Đại thừa, Duy thức học (Yogacara – Cittamatra) đặc biệt nghiên cứu và chú trọng đến thể dạng trung gian antarabhava. Học phái Duy thức nêu lên khái niệm về một cơ sở giữ vai trò hỗ trợ hay chuyển tải tri thức (consciousness) xuyên qua các thể dạng hiện hữu khác nhau. Cơ sở này chính là a-lại-da thức (alayavijnana). chuyển tải các vết hằn (tiếng Phạn : vasana – kinh sách tiếng Việt gọi là tập khí) của nghiệp và các chủng tử (tiếng Phạn : bija) tạo ra thể dạng tương lai của một cá thể. Tóm lại trên một khía cạnh nào đó có thể hiểu a-lại-da thức là dòng tiếp nối liên tục của tri thức (continuum of consciousness) của một cá thể, vận hành xuyên qua thể dạng trung gian. Tan-tra thừa mô tả các cơ sở chuyển tải trên đây dưới hình thức các khí cực tinh tế.

Vô trước (Asanga, thế kỷ thứ V) trong tập A-tì Đạt-ma tập luận (Abhidharmasamuccaya) cho biết trong trường hợp cái chết xảy đến với một người mang nhiều nghiệp tiêu cực nửa phần cơ thể bên trên của người này mất hơi ấm trước nhất, trái lại trong trường hợp cái chết xảy đến với một người đạo hạnh thì hơi ấm khởi sự suy giảm trước hết từ nửa phần bên dưới của cơ thể. Vô trước còn cho biết thêm đối với người hung ác, sinh linh trong thể dạng trung gian mang hình tướng một con bò mộng đen tuyền hoặc tương tợ như bóng tối dầy đặc, [trái lại] đối với người đạo hạnh [sinh linh trong thể dạng trung gian] sẽ giống như một tấm vải trắng hay ánh sáng trăng rạng rỡ (trích trong tập Abhidharmasamuccaya, dựa theo bản dịch của W. Rahula). Sinh linh trong thể dạng trung gian sống bảy ngày, hoặc nhiều hơn, tuy nhiên cũng có thể chết trước thời hạn đó. Sinh linh này rất linh động vì không có chướng ngại nào ngăn cản được sự di chuyển của nó.

Sinh linh trong thể dạng trung gian chết đúng vào lúc hình thành sự thụ thai. Dục vọng, lòng mong muốn được tái sinh và sự bám víu vào một nơi chốn nào đó là những động cơ thúc đẩy các sinh linh trong giai đoạn trung gian đi tìm các điều kiện tái sinh phù hợp với nghiệp của mình. Thời điểm khi xảy ra sự sinh (thụ thai) đánh dấu sự chấm dứt của thể dạng trung gian và xác định sự thâm nhập của tri thức vào phôi vừa được hình thành. Cũng bắt đầu từ thời điểm trên đây phôi hàm chứa một tri thức mới, tượng trưng cho quả phát sinh từ nghiệp trong các kiếp trước. Thông thường thể dạng trung gian kéo dài 7 ngày, tối đa 49 ngày sau khi chết. Tuy nhiên theo sự tin tưởng của một số tông phái Phật giáo Nhật bản thời gian này có thể lên đến 77 ngày…



 

Mục Lục:
Lời Mở Đầu
Chương I: Khái Niệm Về “Thể Dạng Trung Gian” Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo
Chương II: Chết – Thể Dạng Trung Gian – Tái Sinh
  • Cái Chết
  • Thiền Định
  • Thể Dạng Trung Gian Hay Bardo
  • Sự Sinh
  • Chuẩn Bị Cho Cái Chết
  • Thiền Định
Chương III: Chuẩn Bị Như Thế Nào Cho Cái Chết Của Mình
  • Phần Hỏi – Đáp
Chương IV: Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Người Hấp Hối
  • Phải Chuẩn Bị Như Thế Nào Trong Giây Phút Hấp Hối
  • Hỏi - Đáp
 
thông tin cuối bài viết 2
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây