094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

THỌ KHANG BẢO GIÁM - ẤN QUANG ĐẠI SƯ THỌ KHANG BẢO GIÁM - ẤN QUANG ĐẠI SƯ Tăng Đính: Ấn Quang Đại Sư
Dịch: Như Hòa (Bửu Quang Đệ Tử)
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 260 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng
Khổ: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2018
Độ Dày: 1,7cm
TKBG SÁCH GIÁO LÝ 90.000 đ Số lượng: 47 Quyển
  • THỌ KHANG BẢO GIÁM - ẤN QUANG ĐẠI SƯ

  •  6636 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TKBG
  • Giá bán: 90.000 đ

  • Tăng Đính: Ấn Quang Đại Sư
    Dịch: Như Hòa (Bửu Quang Đệ Tử)
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 260 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Khổ: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2018
    Độ Dày: 1,7cm


Số lượng
Lời Mở Đầu
Con người từ sắc dục mà sanh, cho nên tập khí này đặc biệt sâu đậm. Hễ không kiêng dè cẩn thận, phần nhiều sẽ đến nỗi chết vì sắc dục! Các bậc thánh vương thời cổ vì yêu thương dân, cho nên đối với chuyện vợ chồng ân ái, chẳng tiếc công sai quan truyền lệnh, dùng linh gỗ đi khắp nẻo đường, ngõ hầu người dân khỏi phải sầu lo vì trót lầm lẫn mà mất đi tánh mạnh. Lòng từ ái ấy đúng là khôn xiết! Cho đến đời sau, không chỉ chánh lệnh của nước nhà chẳng còn nhắc đến, ngay cả cha mẹ cũng chẳng bảo ban con cái, đến nỗi đại đa số thiếu niên do lầm lạc mà mất đi tánh mạng, đáng buồn quá sức! Bất Huệ sống trên cõi đời mấy chục năm, thấy nghe khá nhiều, khôn ngăn bi thương! Do vậy, quyên mộ in cuốn sách này, để mong những người cùng hàng đều được sống lâu, mạnh khỏe. Mong sao những người có được cuốn sách này, ai nấy đều đọc kỹ, xoay vần lưu thông, đừng để phí tâm tư, tiền tài, mà trọn chẳng được mảy may lợi ích thật sự nào, thì may mắn lắm thay!


 
thọ khang bảo giám


Đề Tựa Sách Thọ Khang Bảo Giám
Chẳng có ai không muốn trường thọ, mạnh khỏe, yên ổn, con cháu đông đảo, công nghiệp lẫy lừng, vận may đưa tới; cũng không có ai muốn bị đoản mạng, chết yểu, bệnh tật, con cháu tuyệt diệt, gia đạo suy đồi, hung thần ngự đến. Đấy là niềm mong ước thường tình của con người trong khắp cõi đời, dẫu là đứa trẻ mới cao ba thước (thước Tàu), không ai là chẳng (mong muốn) như vậy. Dầu là kẻ chí ngu, cũng hoàn toàn chẳng vui mừng vì bị tai họa, chán phước, ghét lành; nhưng kẻ hiếu sắc tham dâm thì những điều tâm họ mong mỏi và những chuyện thân họ làm, đích thực là trái nghịch nhau. Rốt cuộc đến nỗi chuyện chẳng mong muốn lại bị, chuyện mong muốn không có cách nào đạt được, chẳng đáng buồn ư?

Khoan hãy nói đến kẻ buông tuồng nơi hoa, nơi liễu, chỉ mong mỏi chuyện ấy; ngay trong vòng vợ chồng, nếu cứ tham đắm, ắt sẽ bị táng thân, mất mạng! Cũng có kẻ chẳng quá mức tham đắm, nhưng do không biết kiêng kỵ (những chuyện kiêng kỵ được ghi đầy đủ ở phần sau cuốn sách, cho nên ở đây, tôi không ghi rõ) cứ mạo muội theo đuổi, đến nỗi bị tử vong, thật quá đáng thương! Vì thế, tiền hiền soạn sách Bất Khả Lục, thuật rõ cặn kẽ mối hại sắc dục, (sưu tập) những câu sách ngôn khuyên răn kiêng dâm, bớt dục, những câu chuyện chứng tỏ “phước thiện, họa dâm”, phương pháp trì giới, như ngày tháng, những lúc, những nơi chốn, những người, những việc nên kiêng kỵ, chẳng ngại phiền phức, đều được trình bày cặn kẽ, ngõ hầu người đọc biết nên kiêng dè những gì. Tâm giác thế cứu dân ấy, có thể nói là khẩn thiết, châu đáo, thiết tha hết sức! Ấn Quang lại tăng đính sách ấy, đặt tên là Thọ Khang Bảo Giám, và quyên mộ để in ra, hòng lưu truyền rộng rãi, là vì có nỗi đau lòng chẳng thể chịu được!


 
thọ khang bảo giám 1


Một đệ tử (của Quang) là La Tế Đồng, người Tứ Xuyên, bốn mươi sáu tuổi, có thuyền buôn ở Thượng Hải, tánh tình khá trung hậu, tin sâu Phật pháp, cùng với nhóm ông Quan Quýnh Chi v.v… đồng sáng lập Tịnh Nghiệp Xã. Trong những năm Dân Quốc 12, 13 (1923 – 1924), thường muốn đến núi (Phổ Đà) quy y, do bận việc, nên chưa được thỏa nguyện. Năm Dân Quốc 14 (1925), ông ta mắc bệnh cổ trướng mấy tháng, tình thế cực nguy hiểm, chữa thuốc Tàu, thuốc Tây đều vô hiệu. Đến ngày Mười Bốn tháng Tám, thanh toán tiền thuốc, vì số tiền quá lớn, liền bực mình nói: “Từ đây dù có chết, ta cũng không uống thuốc nữa”. Bà vợ bèn đối trước Phật, cầu đảo khẩn thiết, nguyện suốt đời ăn chay, niệm Phật, cầu cho chồng được lành bệnh. Ngay trưa hôm ấy, bệnh liền chuyển biến, đi tiêu xả ào ạt nước ứ ra, không thuốc gì mà hết bệnh.

 
thọ khang bảo giám 2


Cuối tháng Tám, Quang đến đất Thân (Thượng Hải), ngụ tại chùa Thái Bình. Ngày mồng Hai tháng Chín, đến Tịnh Nghiệp Xã họp mặt cùng ông Quan Quýnh Chi, ông Tế Đồng cũng có mặt. Tuy thân thể chưa hoàn toàn khỏe hẳn, nhưng khí sắc thuần tịnh, tươi tắn không ai bằng. Gặp Quang, ông ta vui mừng thưa: “Sư phụ đến rồi! Con xin quy y tại đất Thân, chẳng cần phải lên núi nữa”! Ông ta  chọn ngày mồng Tám, cùng vợ đến chùa Thái Bình, cùng thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Lại thỉnh các cư sĩ Trình Tuyết Lâu, Quan Quýnh Chi, Đinh Quế Tiêu, Âu Dương Thạch Chi, Từ Trĩ Liên, Nhậm Tâm Bạch v.v… bồi tiếp Quang dùng cơm. Ngày mồng Mười, lại mời Quang đến nhà dùng cơm, và nói: “Sư phụ chính là cha mẹ của bọn đệ tử, bọn đệ tử chính là con cái của sư phụ”. Quang nói: “Cha mẹ chỉ lo khi con bệnh, nay bệnh ông tuy khá, nhưng chưa bình phục, hãy nên thận trọng”.

Tiếc là chưa nói rõ “chuyện phải thận trọng” chính là chuyện phòng sự (ân ái). Đến hôm cuối tháng, tại Công Đức Lâm mở hội Cảm Hóa Nhà Tù, ông ta cũng dự hội. Buổi hội giải tán xong, có mười mấy người giữ Quang lại dùng cơm. Ông ta vừa mới đến, bèn cùng người trong coi sổ sách trao đổi mấy câu rồi đi, sắc mặt giống hệt như người chết, Quang biết là do ông ta phạm phải phòng sự mà ra. Rất hối tiếc lúc đó chỉ nói “cha mẹ chỉ lo khi con bệnh”, chưa từng nói rõ duyên do, đến nỗi ông ta lại bị nguy ngập. Muốn tu chỉnh sách này để khuyên răn, nhưng do bận bịu chưa làm được. Ngày mồng Sáu tháng Chín về núi, bèn gởi ngay một lá thư, trình bày hết sức tường tận lẽ lợi, hại, nhưng đã không còn thuốc gì cứu được nữa, mấy ngày sau (ông ta đã) mất.


 
thọ khang bảo giám 3


Lúc mất, ông Quan Quýnh Chi mời các vị cư sĩ đều đến niệm Phật, ông La có được vãng sanh Tây Phương hay không, chưa thể biết, nhưng không đến nỗi đọa lạc. Bị bệnh nặng mấy tháng, do Tam Bảo gia bị, nên không dùng thuốc mà được lành bệnh, trong vòng mười mấy ngày, khí sắc tươi tỉnh vượt xa người bình thường. Do không biết thận trọng, lầm lẫn phạm phải phòng sự mà chết. Không chỉ tự tàn hại cuộc đời, còn cô phụ từ ân của Tam Bảo quá đỗi! Quang nghe tin cáo phó, tâm đau xót, nghĩ cõi đời chẳng biết kiêng kỵ, cứ mạo muội làm chuyện đó, đến nỗi mất mạng nhiều vô số! Nếu chẳng lập cách ngăn ngừa, giữ gìn trước, đúng là đã đánh mất đạo từ bi cứu khổ của đức Như Lai. Tính đem Bất Khả Lục tăng đính, ấn loát lưu truyền rộng rãi, ngõ hầu cả thế gian đều biết kiêng kỵ, chẳng đến nỗi lầm lẫn, đánh mất tánh mạng…

 
thọ khang bảo giám 4
 


Mục Lục:
Lời Mở Đầu
Đề Tựa Sách Thọ Khang Bảo Giám
Lời Tựa Tái Bản Sách Bất Khả Lục
Lời Tựa (Khuyên) Giữ Vẹn Luân Lý Cho Sách Bất Khả Lục
Lời Tựa Phổ Khuyến Thọ Trì Lưu Thông Sách Dục Hải Hồi Cuồng
Phụ Lục: Đức Cao Đẹp Đáng Ngưỡng Mộ
Thọ Khang Bảo Giám (Tăng Đính Sách Bất Khả Lục) (Chánh Văn)
Huấn Sức Sĩ Tử Giới Dâm Văn (Bài Văn Khuyên Bảo Sĩ Tử Kiêng Dâm)
Giới Dâm Thánh Huấn
Giới Dâm Văn
Giới Dâm Cách Ngôn (Những Câu Cách Ngôn Răn Dạy Kiêng Dâm)
Mười Hai Điều Tai Hại Của Tà Dâm
Tứ Giác Quán
Cửu Tưởng Quán
Mười Điều Khuyên Răn
Giới Chi Tại Sắc Phú (Bài Phú Khuyên Răn Kiêng Giữ Sắc Dục)
Phước Thiện Án (Những Câu Chuyện Kể Về Được Phước Do Làm Lành)
Họa Dâm Án (Những Chuyện Mắc Họa Vì Dâm)
Hối Lỗi Án (Những Câu Chuyện Hối Lỗi)
Đồng Thiện Dưỡng Sanh
Phát Thệ Trì Giới
Lời Thệ Nguyện
Bảo Thân Lập Mạng Giới Kỳ Cập Thiên Địa Nhân Kỵ
Bảo Thân Quảng Tự Yếu Nghĩa
Tích Tự Do Kết Hôn Tà Thuyết Văn
Triệu Thiệu Y Ở Cổ Tân Đề Tựa
Bất Khả Lục Kỷ Nghiệm
Tích Tự Cận Chứng


 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây