DỊCH CHÚ VÀ ĐỐI CHIẾU CÁC BẢN KHÁC NHAU VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN - HT THÍCH HẠNH BÌNHDịch: HT Thích Hạnh Bình Nhà Xuất Bản: Phương Đông Số Trang: 270 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 14x20cm Năm Xuất Bản: 2016 Độ Dày: 1,5cmLN02SÁCH VỀ LUẬN65.000đSố lượng: 100 Quyển
DỊCH CHÚ VÀ ĐỐI CHIẾU CÁC BẢN KHÁC NHAU VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN - HT THÍCH HẠNH BÌNH
Lời Nói Đầu Nói đến tư tưởng Phật giáo Ấn Độ là nói đến 3 thời kỳ mang tư tưởng khác nhau của Phật giáo Ấn Độ, được phát triển theo trật tự từ Nguyên thủy đến Bộ phái, từ Bộ phái đến Đại thừa. Điều đó nói lên hai vấn đề quan trọng: 1. Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ không phải chỉ có Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Đại thừa mà bao gồm 3 thời kỳ tư tưởng khác nhau; 2. Quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo bắt nguồn từ Nguyên thủy đến Bộ phái, rồi từ Bộ phái đến Đại thừa. Do vậy, việc tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Ấn Độ cần chú ý đến quá trình phát triển của nó, trong đó Phật giáo Bộ phái mang tính gạch nối, kế thừa cái trước làm nền tảng cho cái sau xuất hiện.
Việc tìm hiểu quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Những tác phẩm như: “Dị Bộ Tông Luân Luận” của Thế Hữu trong Hán tạng; “Dị Bộ Tông Tinh Thích” của Bạt-tì-da (Bhavya) hay “Dị Bộ Thuyết Tập” của Điều Phục Thiên (Vinītadeva) trong Tạng ngữ; “Kathāvatthu” trong Pāli tạng, là những tác phẩm cơ bản giúp chúng ta tìm hiểu quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Bản “Dịch Chú Và Đối Chiếu Các Bản Khác Nhau Về Dị Bộ Tông Luân Luận” mà độc giả đang cầm trên tay là bản tập hợp các dịch bản khác nhau trong nguồn tư liệu Hán tạng và Tây tạng, với nội dung cùng trình bày về quá trình phân chia và tư tưởng khác nhau của các bộ phái Phật giáo ở Ấn Độ, đã được dịch sang tiếng Việt. Trong đó, đặc biệt bản dịch của Huyền Trang tôi thêm phần chú thích, để người đọc dễ hiểu hơn.
Hai bản: “Dị Bộ Tông Tinh Thích” của Bạt-tì-da (Bhavya) và “Dị Bộ Thuyết Tập” của Điều Phục Thiên (Vinītadeva), do Giáo sư Nguyên Hồng chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Riêng bản dịch bằng tiếng Tây Tạng với tên “gShun- Lugs-kyi Bye-BragbKod-pahi hKhor-Lo" (Di Tông Nghĩa Tập Luân Luận) của Thế Hữu (Vasumitra), vẫn chưa tìm được người chuyển ngữ. Lần tái bản này có chỉ chỉnh sửa một vài chỗ. Mặc dù đã cố gắng phiên dịch và chú thích cho thật tốt, tuy nhiên khả năng giới hạn, do vậy có lẽ khó tránh khỏi sự sơ xuất, rất mong được nhận sự góp ý từ độc giả, để lần tái bản kế tiếp được tốt hơn. Thích Hạnh Bình Tuệ Chủng, ngày 26 tháng 3 năm 2016
Tổng Luận Sự xuất hiện Phật giáo giữa cuộc đời, giống như đại thọ xuất hiện giữa rừng cây, thân cây cao hay thấp, cành lá xum xuê hay khô cằn đều tùy thuộc vào thổ nhưỡng, môi trường chung quanh. Quá trình phát triển Phật giáo cũng không sao tránh khỏi sự tương tác từ xã hội. Sự hình thành 3 thời kỳ Phật giáo khác nhau, từ Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Bộ phái, từ Bộ phái đến Phật giáo Đại thừa đã nói sự tương tác giữa Phật giáo với tư tưởng, vănhóa, phong tục tập quán... từ xã hội. Sự hình thành tam tạng kinh điển cũng mang ý nghĩa đó, không phải do một lần biên tập hoàn thành mà phải trải qua nhiều lần, nhiều nơi, nhiều bộ phái khác nhau biên tập, hình thức biên tập cũng khác nhau, từ khẩu truyền cho đến chữ viết là một quá trình dài hơn hai trăm năm, do đó khi biên tập, các bộ phái tự thêm vào hoặc bỏ đi là điều khó tránh khỏi, nếu đem ba bộ Đại tạng (Hán, Pāli, Tây Tạng) so sánh đối chiếu, dễ dàng thấy rõ điểm này.
Thế thì làm thế nào chúng ta có thể hiểu được quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ một cách có hệ thống, hay nói cách khác làm thế nào chúng ta hiểu được kinh luật luận nào thuộc bộ phái nào, nếu chúng ta không nghiên cứu những tác phẩm chuyên đề giới thiệu về lĩnh vực này. Đây chính là lý do tôi dịch và chú thích 3 dịch phẩm Hán văn: 1. “Bộ Chấp Dị Luận” do Chân Đế dịch; 2. “Thập Bát Bộ Luận” thất dịch; 3. “Dị Bộ Tông Luân Luận” do Huyền Trang dịch.
Ba dịch phẩm vốn được dịch từ nguyên tác Phạn văn là “Samayabheda-uparacana-cakra” của Thế Hữu (Vasumitra)', là tác phẩm có nội dung khái quát quá trình phân chia bộ phái của Phật giáo ở Ấn Độ. Cách biên tập “Dịch chú và Đối chiếu về Dị Bộ TôngLuân Luận” mô phỏng theo cách phân chia tác phẩm “Tạng Hán Hòa Tam Dịch Đối Hiệu Dị Bộ Tông Luân Luận” của Tự Bổn Uyển Nhã (Teramoto Enga) và Bình Tùng Hữu Từ, có nghĩa là căn cứ ý nghĩa từng đoạn, đặt cho nó một tiêu đề phù hợp ý nghĩa của đoạn đó, đồng thời thêm vào số thứ tự 1, 2, 3... để người đọc dễ hiểu nội dung ý nghĩa từng đoạn. Theo tôi tác phẩm “Samayabheda-uparacana-cakra” được Thế Hữu viết vào cuối đời, rất tiếc nguyên bản Phạn văn không còn.
Tác phẩm này trong nguồn tư liệu tiếng Hoa có đến 3 bản dịch, bản thứ nhất là bản dịch của Chân Đế (Paramārtha) vào thời nhà Trần, với tên là “Bộ Chấp Dị Luận”; bản thứ hai với tựa đề là “Thập Bát Bộ Luận”, cũng ghi là Chân Đế dịch, nhưng giới nghiên cứu cho rằng, đây là bản dịch của La Thập”; bản thứ 3 là bản dịch của Huyền Trang, được dịch vào thời nhà Đường, với tựa đề là “Dị Bộ Tông Luân Luận”. Ngoài 3 bản dịch bằng chữ Hán, trong Tạng văn còn có một bản dịch khác có tên “sShun- Lugs-kyi Bye-Brag bKod-pahi hKhor-Lo", không rõ người dịch. Bản này vẫn chưa có người dịch sang Việt ngữ. Qua thực tế công tác so sánh đối chiếu 3 bản Hán dịch, có thể nói nội dung 3 dịch bản phần lớn giống nhau, nhưng những điểm dị biệt giữa những tác phẩm này cũng không phải là ít, có một số đoạn thêm vào hoặc bỏ đi, có những câu dịch rất tối nghĩa. Ở đây xin nêu vài trường hợp điển hình như sau:
Thêm vào ‘Lời tựa’ của La Thập (“Thập Bát Bộ Luận”) từ câu: “Bấy giờ, ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng... Như Lai như ánh mặt trời giữa trưa”, dài gần 4 trang sách. Toàn Độ nội dung của đoạn này là đoạn thêm vào, vốn không có trong bản dịch của Chân Đế cũng như Huyền Trang. Thật ra, đoạn này trích từ “Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh” quyển hạ, do Tăng-già-đề-bà dịch vào thời nhà Lương. Cần chú ý ở phần kệ tụng trong trích đoạn này có câu: “... Pháp sư La Thập biên tập…..”. Ở đây chữ ‘tập (-) trong câu này phải chăng La Thập là người biên tập lại luận này, nếu La Thập là người biên tập thì ai là dịch giả luận này? Có nơi ghi là ‘không rõ người dịch’, nhưng có nơi lại ghi Chân Đế dịch.
Thế thì tại sao Chân Đế lại dịch đến 2 lần? Nếu xét về văn phong thì hai bản dịch này khác nhau, cả về mặt ý nghĩa cũng chênh lệch quá lớn, cho nên tôi cho rằng, “Thập Bát Bộ Luận” không phải Chân Đế dịch cũng không phải thất dịch mà La Thập chính là dịch giả luận này. Thêm một ví dụ nữa, bản dịch Huyền Trang và La Thập chỉ nêu 7 quan điểm của phái Tuyết Sơn bộ, riêng bản dịch của Chân Đế thì lại nêu đến 8 quan điểm. Trong đó, quan điểm thêm vào là: ‘Tất cả chúng sanh có 2 điều mất: 1. Mất ý; 2. Mất việc. Sanh tử có hai loại nhân tối thượng: 1. Phiền não; 2. Nghiệp. Cũng có hai loại pháp giải thoát tối thượng nhân là: Tỳ-bổn-xá-na, Xa-ma-tha (thiền định), nếu không nương vào tăng thượng duyên cho việc tàm quí thì chánh pháp không thuộc người (pudgala) này.
Căn bản phiền não có hai loại thường bám theo tất cả chúng sanh, nghĩa là vô minh hữu ái. Có bảy loại thanh tịnh, trí Phật đối với giới... không tương ưng. Các cảnh căn cứ vào rõ duyên mà hiểu được tất cả pháp, nếu lấy diệt thâu nhiếp, phàm phu có 6 loại. Sắc vô sắc giới, không thành tựu chánh định. Bồ-tát thường ở trong đó sống vĩnh viễn, nếu đã đạt được tận trí, vô sanh trí gọi là Phật. Như Lai thuyết kinh có ba ý nghĩa: 1. Hiển bày lỗi lầm về việc sanh tử; 2. Hiển bày công đức giải thoát; 3. Không có gì để hiển bày. Tất cả chúng sanh có 2 điều mất: 1. Mất ý; 2. Mất việc...
Mục Lục: Lời Nói Đầu Tổng Luận Dị Bộ Tông Luân Luận