094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

LUẬN TRUNG QUÁN - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN LUẬN TRUNG QUÁN - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN Giảng Giải: Pháp Sư Ấn Thuận
Dịch: Tỳ Kheo Thích Tâm Trí
NXB: Hồng Đức
Khổ: 16x24cm - Độ Dày: 4cm
Số Trang: 652 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng
Năm XB: 2016
LTQ2 SÁCH VỀ LUẬN 210.000 đ Số lượng: 999999 Quyển
  • LUẬN TRUNG QUÁN - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN

  •  2059 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: LTQ2
  • Giá bán: 210.000 đ

  • Giảng Giải: Pháp Sư Ấn Thuận
    Dịch: Tỳ Kheo Thích Tâm Trí
    NXB: Hồng Đức
    Khổ: 16x24cm - Độ Dày: 4cm
    Số Trang: 652 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Năm XB: 2016


Số lượng
Lời Giới Thiệu
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử. Chính do ý tưởng có vẻ đối lập đó mà người sau đứng về một phía phát huy thành học thuyết và lập ra Hữu tông hay Không tông. Tuy cùng nguồn khác nhau dòng mỗi lúc một xa thành ra người ta chỉ thấy cái riêng mà không còn biết cái chung nữa. May thay Đại Sư Ấn Thuận qua nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu được yếu nghĩa sâu xa mật thiết giữa không và Hữu và trình bày trong những bài thuyết giảng của mình. Trung Quán Kim Luận là bài giảng trình bày về sở đắc của Ngài về Tánh không học của Luận Trung Quán.


 
luận trung quán



Trong Ấn Độ Phật giáo sử, pháp sư Thánh Nghiêm viết: “mục đích giáo hóa của đức Thích tôn là nhằm tạo thuận duyên giúp tất cả mọi người để ai cũng có thể đạt đến giải thoát như Ngài. Sự giáo hóa của đức Phật không nhằm làm gia tăng lý luận đối với thế giới, nhân sinh, cũng chẳng phải để giúp giới khoa học và triết học có thêm hứng thú … Đức Phật không yêu cầu chúng ta nhắm mắt sùng bái Ngài, coi Ngài như một thứ ma túy tín ngưỡng để ủy thác đức tin. Đức Phật là nhà tôn giáo thực tế, là nhà tư tưởng giàu tinh thần phê phán. Ngài tôn trọng luận lý một cách thực tế và phản đối những “không đàm huyền lý”. Phàm điều gì không hữu ích cho việc tu chứng giải thoát, thì Ngài không chú tâm. Đối tượng được đức Phật khảo sát không là sửa đổi lại vũ trụ, mà bằng nỗ lực lớn nhất, đức Phật thuyết minh những hoạt động mà con người nên tạo thành.

Theo Đức Phật nếu khảo sát thế giới mà bỏ qua sự sống cơ bản của con người thì đó không phải là “bản hoài của Ngài”. Khi nói về Long Thọ, pháp sư Thánh Nghiêm viết: “đứng về phương diện lịch sử của Phật giáo Ấn Độ, Long Thọ (Nagarjuna) được tôn là đệ nhị Thích Ca. Chữ Nagarjuna có thể dịch sang Hán ngữ là Long Mảnh hoặc Long Thắng. Theo Long Thọ Bồ tát truyện ở phần cuối, chép: “mẹ ông sinh ra ông dưới gốc cây (thọ). Ông nhờ rồng mà thành đạo, nên có tên hiệu là Long Thọ…


 
luận trung quán 1


Bồ tát Long Thọ là vị luận sư vĩ đại vào bậc nhất của Phật  giáo Đại thừa. Có truyền thuyết nói ông thọ thế từ một trăm hai đến một trăm ba mươi tuổi. Luận điển do ông trước tác thì nhiều vô kể. Theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh của Nhật Bản, thì những trước tác của Long Thọ gồm có hai mươi tám (28) bộ, còn Tây Tạng Đại Tạng Kinh thì nói, Long Thọ trước tác có đến 125 bộ. Nhân vì Long Thọ là vị luận sư có danh tiếng quá lớn, nên không thể tránh khỏi người đời sau trước tác nhưng lại gán tên ông. Những bộ luận chủ yếu đủ để tin là của Long Thọ, xin liệt kê số liệu sau:
 
  1. Trung Luận Tụng (Madhyamaka – karika). Những thích luận có liên quan đến Trung Luận Tụng gồm có:
 
  1. Vô Úy Chú – có thuyết nói Vô Úy Chú là do Long Thọ tự tuyển. Tây Tạng mới có bản dịch này.
 
  1. Thanh Mục Chú – bản này được La Thập dịch ra Hán văn từ Trung Luận. Bản Phạn văn và Tây Tạng hiện không còn.
 
  1. Phật Hộ Chú – bản dịch của Tây Tạng văn có tên là Căn Bản Trung Sớ.
 
  1. Thanh Biện Chú – bản Hán dịch và bản dịch của Tây Tạng có tên là Bát Nhã Đăng Luận Thích.
 
  1. Nguyệt Xứng Chú – bản Phạn văn và bản Tây Tạng dịch có tên là Minh Cú Luận (Drasannapada).
 
  1. An Huệ Chú – bản Hán dịch có tên là Đại Thừa Trung Quán Luận, có chín (09) quyển.
 
  1. Thập Nhị Môn Luận – một quyển. Được La Thập dịch sang Hán văn. Bản Phạn văn và Tây Tạng văn hiện chưa tìm thấy.
 
  1. Thất Thập Không Tánh Luận. Đã dịch ra Tây Tạng văn. (Ba tác phẩm vừa nêu là nhằm đả phá Tiểu thừa hoằng dương Đại thừa).
 
  1. Hồi Tránh Luận. Một quyển, bản luận này được Tỳ Mục Trí Tiên cộng tác với Cù Đàm Lưu Chi dịch ra Hán văn. Bản Phạn văn và Tây Tạng văn hiện vẫn còn.
 
  1. Lục Thập Tụng Như Lý Luận, một quyển. Do Thi Hộ dịch ra Hán văn. Tây Tạng cũng có dịch bản này.
 
  1. Quảng Phá Kinh, Quảng Phá Luận. Hai bản kinh luận này đã được dịch ra Tây Tạng văn (ba bản IV, V, VI chủ yếu là đả phá phái Chánh lý của ngoại đạo).
 
  1. Đại Trí Độ Luận, một trăm quyển, do La Thập dịch ra Hán văn. Luận này có liên hệ với “Đại Bát Nhã Kinh” đệ nhị hội tức thích luận của Đại phẩm bát nhã. (với hai vạn năm nghìn tụng). Luận này chưa truyền đến Tây Tạng.
 
  1. Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, mười bảy quyển. Bản Hán dịch là của La Thập, luận này có liên hệ đến Kinh Hoa Nghiêm qua thích luận của “Thập Địa Kinh”, và chỉ mới dịch ra Hán văn hai bộ phận là Sơ địa và Nhị địa. Bản Phạn văn đã bị mất và chưa thấy truyền đến Tây Tạng. (hai luận trên chủ yếu là để thích luận Kinh Đại Thừa).
 
  1. Đại Thừa Nhị Thập Tụng. Bản hán dịch là của Thi Hộ. Tây Tạng cũng có dịch bản này (đây là một đoản luận có tính độc lập).
 
  1. Nhân Duyên Tâm Luận Tụng. Nhân Duyên Tâm Luận Thích – một quyển, bản Hán dịch đã bị mất. Tây Tạng cũng có dịch bản này. (Tiểu luận này được phát hiện tại Đôn Hoàng).
 
  1. Bồ Đề Tư Lương Luận Tụng, sáu quyển. Do Tự Tại làm lời thích, và được Đạt Ma Cấp Đa dịch ra Hán văn.
 
  1. Bảo Hành Vương Chính Luận – một quyển, bản dịch của Chơn Đế. Tây Tạng cũng có dịch bản này. Đây chính là bộ Bảo Man Luận của bản Phạn văn.
 
  1. Long Thọ Bồ Tát Khuyến Giới Vương Tụng – một quyển; bản dịch của Nghĩa Tịnh. Hán dịch còn có hai bản khác, không rõ ai dịch. Tây Tạng cũng có dịch bản này. Riêng bản Phạn văn hiện nay không còn. (ba luận, tụng XI, XII, XIII là nhằm thảo luận vấn đề tu trì, và cách ứng xử của Phật giáo với các thể chế chính trị).
 
luận trung quán 2



Trong số các luận vừa nêu, chủ yếu nhất là Trung Luận, Đại Trí Độ Luận và Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận. Trung Luận xiển dương và phát huy thêm nghĩa Tánh không duyên khởi; nêu rõ căn bản của vấn đề sinh tử, giải thoát, làm “cửa” chung cho tam thừa; Đại Trí Độ Luận đào sâu vào lập trường Trung đạo, nhằm hiển thị “Bất cộng Bát Nhã” (lập trường của Bát Nhã không cùng có với lập trường của các luận). Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, dùng cái thấy thâm viễn để phát đại hạnh Bồ Tát …

“Một cách tổng quát, hầu như tất cả tư tưởng Phật giáo đều được Long Thọ kiến giải tường tận. Ông lấy Đại thừa làm trung tâm rồi từ đó mà định địa vị cao thấp không đồng nhất, ông tùy vào “tứ phương bát diện” mà phát huy Đại thừa giáo nghĩa. Điều này cho thấy tư tưởng của Long Thọ là vô cùng phong phú, đại khái nhận xét như vậy là chính xác. Cũng chính vì điều này mà về Long Thọ được các Phật tử đời sau chia thành nhiều lập trường, thế nên Long Thọ được coi là vị khai tổ của tám tông hoặc chín tông phái.

 
  • Lập trường của Long Thọ.
Căn cứ vào những nghiên cứu của các học giả cận đại, thì tư tưởng của Long Thọ nhắm vào nhiều phương diện. Nhưng lập trường chủ yếu của ông là ở Trung Luận. Long Thọ viết bộ Trung Luận vào thời tráng niên. Do đó, sức sáng tác của Ông vô cùng sung mãn. Trung Luận có 500 bài tụng, chia làm hai mươi bảy phẩm. Tư tưởng chủ yếu của Trung Luận là ở “Bát bất kệ”, hoặc có thể thêm nữa là “Tam đế kệ”. Muốn lý giải rốt ráo Bất bất kệ thì căn cứ vào phẩm Quán Nhân Duyên; phẩm này được coi là phần mở đầu được Long Thọ sử dụng, đến phẩm Tà Kiến là phẩm rốt cuối của luận. Tựu trung ấy là sự trước tác theo một nguyên lý. Nguyên lý này quán thông toàn bộ luận thư”.


 
luận trung quán 3



Trên đây là trích toàn văn được pháp sư Thánh Nghiêm viết trong bộ Ấn Độ Phật giáo sử, do chúng tôi dịch và ấn hành vào năm 2007, khi Ông viết về Long Thọ. Vì nhận thấy có viết gì thêm cũng không ngoài những gì được các nhà sử học Phật giáo đã nghiên cứu, đã biên tập thành sách. Cho nên tốt nhất là trích dẫn những gì quý Ngài đã biên soạn. Hơn nữa trong phần Huyền Luận, ngài Ấn Thuận cũng đã trình bày khúc chiết về nhiều sự kiện liên quan đến Trung Luận tương đối đầy đủ.

Bộ luận điển này trước nay cũng được nhiều học giả trong giới Phật giáo Việt Nam dịch thuật, cũng từ Hán văn sang Việt văn. Nhưng đa phần chỉ dịch một cách giản yếu và tóm tắt, nên những áo nghĩa bí hiểm thông thường khó mà kiến giải. Nhận thấy Pháp sư Ấn Thuận giảng luận tương đối chi li, sáng rõ, dù không có nguyên bản Phạn văn để đối chiếu. Hơn nữa Phạn văn không thuộc chuyên môn của chúng tôi. Tuy vậy, chúng tôi gia tâm dịch với khả năng tối đa có thể, chỉ mong góp phần cống hiến ít nhiều vào kho tàng tri thức Phật học Việt Nam.

Trong khi dịch bộ luận thư này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là hai bộ từ điển: Một là bộ Phật Quang Đại Từ Điển, do Hòa thượng Quảng Độ dịch từ Hán văn sang Việt văn. Một nữa là Bộ Từ Điển Phật Học Hán Việt, do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam biên soạn và ấn hành. Ngoài ra có những từ, những ý thấy cần nhấn thêm cho rõ nghĩa thì được để trong ngoặc đơn (). Hoặc nếu cần thì ghi chú ở cuối trang với phần: ghi chú của người dịch. Có thể nói Luận Trung Quán là “xương sống” của giáo nghĩa Đại thừa, nên bản thân luôn sợ “chưa đi vững mà đã chạy”! Kính mong chư vị thức giả niệm tình chỉ giáo cho những thiếu sót.
Thích Tâm Trí cẩn chí (Chùa Minh Sơn – Xuân Bính Thân 2016)


 
luận trung quán 4



Về Tác Giả
Đại Sư Ấn Thuận (1906-2005) là một danh tăng Trung Quốc hiện đại. Sư đã có những đóng góp rất lớn trong việc hoằng truyền giáo pháp của đức Phật. Những trước tác và bài giảng trong một đời của Sư rất nhiều, phần lớn được xếp vào Diệu Vân Tập 24 quyển, Hoa Vũ Tập 5 quyển. Nghĩa Không của Trung Luận là một trong số đó. Nguyên tác vốn có tên Trung Quán Kim Luận, bản dịch được gọi là Luận Trung Quán, là một bài giảng của Sư được gom tập tành sách. Nhưng muốn cho người đọc chỉ cần qua tên gọi mà tổng quát được nội dung, nên người dịch mới lấy lại từ nghĩa Không của Luận, đúng theo đề tài mà Sư đã thuyết giảng để đặt cho tác phẩm này.

Đây là một tác phẩm chuyên về nghiên cứu, khảo xét, luận biện, nặng về nhận thức luận. Trong đó, Sư đã dùng diệu nghĩa Duyên khởi tánh không của Trung Quán để đả phá thiên chấp, dung thông Đại - Tiểu, Không - Hữu, Nam - Bắc…. hầu giúp cho người học Phật có một nhận thức nhất quán về giáo lý của Đức Phật. Với kiến thức quảng bác, tư biện sắc bén, dẫn chứng ràng đầy đủ, Sư đã chỉ cho chúng ta thấy được nguồn gốc của Duyên khởi tánh không và quan hệ mật thiết của thuyết này với A-hàm. Cạnh đó, Đại Sư cũng đã nêu ra những kiến giải mới, dị biệt với những nhận thức xưa nay của các nhà Đại thừa, xin người học Phật tư duy kĩ. Kính mong các bậc cao minh xem đọc và chỉ dạy cho.


 


MỤC LỤC:
Lời Người Dịch
Huyền Luận
Người Sơ Tâm Học Phật, Xin Chớ Đả Phá Quan Hệ Thánh Phàm
Giải Thích Chính
Phẩm I: Quán Nhân Duyên
Phẩm II: Quán Khứ Lai (Đi – Lại)
Phẩm III: Quán Lục Tình
Phẩm IV: Quán Ngũ Ẩm
Phẩm V: Quán Lục Chủng
Phẩm VI: Quán Nhiễm Và Người Nhiễm
Phẩm VII: Quán Ba Tướng
Phẩm VIII: Quán Tác, Tác Giả
Phẩm IX: Quán Bản Trụ
Phẩm X: Quán Nhiên Khả Nhiên
Phẩm XI: Quán Bản Tế
Phẩm XII: Quán Khổ
Phẩm XIII: Quán Hành
Phẩm XIV: Quán Hiệp
Phẩm XV: Quán Hữu – Vô
Phẩm XVI:  Quán Trói, Mở (Triền Giải)
Phẩm XVII: Quán Nghiệp
Phẩm XVIII: Quán Pháp
Phẩm XIX: Quán Thời
Phẩm XX: Quán Nhân – Quả
Phẩm XXI: Quán Thành Hoại
Phẩm XXII: Quán Như Lai
Phẩm XXIII: Quá Điên Đảo
Phẩm XXIV: Quán Tứ Đế
Phẩm XXV: Quán Niết Bàn
Phẩm XXVI: Quán Mười Hai Nhân Duyên
Phẩm XXVII: Quán Tà Kiến



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây