HUYỀN THUẬT VÀ CÁC ĐẠO SĨ TÂY TẠNG - ALEXANDRA DAVID NEELTác Giả: Alexandra David Neel Phóng Tác: Nguyên Phong NXB: Phương Đông Số Trang: 349 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ: 13x20,5cm Năm XB: 2009 Độ Dày: 1,7cmHTTTVĂN HỌC - TRIẾT HỌC70.000đSố lượng: 1000000 Quyển
HUYỀN THUẬT VÀ CÁC ĐẠO SĨ TÂY TẠNG - ALEXANDRA DAVID NEEL
Tác Giả: Alexandra David Neel Phóng Tác: Nguyên Phong NXB: Phương Đông Số Trang: 349 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ: 13x20,5cm Năm XB: 2009 Độ Dày: 1,7cm
GIỚI THIỆU SÁCH Gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây.
Ngày nay, có lẽ Tây Tạng không còn là một nơi chốn huyền bí, lạ lùng nữa. Người ta có thể du lịch đến thủ đô Lhasa một cách tương đối dễ dàng, nhưng Tây Tạng ngày nay không còn như Tây Tạng cách đây nửa thế kỷ.Trước khi qua Tây Tạng, tác giả cuốn sách này, bà David Neel đã là một học giả nổi tiếng về Phật học. Bà nhận thấy truyền thống Phật giáo dù theo Tiểu thừa hay Đại thừa vẫn có những điểm tương đồng, nhưng truyền thống Phật giáo tại Tây Tạng lại dường như khác hẳn nên bà quyết định qua xứ này nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Tây Tạng khi đó đang ở trong tình trạng giao thời với nhiều biến động chính trị. Mặc dù quân đội Anh vừa xâm lăng, bắt buộc xứ này phải thông thương với ngoại quốc, nhưng người Tây Tạng vẫn giữ thái độ thù nghịch với tất cả những gì đến từ bên ngoài. Tuy chính sách bế quan tỏa cảng đã bị loại bỏ nhưng nó vẫn được thi hành có phần chặt chẽ hơn.
Trong cuốn Đường mây qua xứ tuyết, bạn đọc đã theo dõi một tu sĩ Phật giáo, Lạt Ma Govinda, đi khắp Tây Tạng sưu tầm kinh điển, tranh ảnh và học đạo, thì trong cuốn Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, xin mời bạn đọc theo dõi cuộc hành trình của bà Alexandra David Neel, một phụ nữ Pháp, đi khắp xứ này với mục đích tìm hiểu và ghi nhận những sự kiện lạ lùng, huyền bí mà chưa một người ngoại quốc nào được chứng kiến. Không giống như Lạt Ma Govinda chỉ chú trọng vào những tài liệu, kinh điển Phật giáo, bà David Neel đã quan sát tất cả các phép thuật huyền bí, phương pháp tu luyện lạ lùng của nhiều tôn giáo khác nhau.
Nữ tác giả Alexandra David Neel đã nỗ lực lý giải những hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới con mắt quan sát nhạy bén và kiến thức thu nhặt được trong hành trình của mình. Xuyên suốt tập sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập – thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường.
Với lối trần thuật đậm chất phóng sự du ký, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng không chỉ mở ra cho các độc giả phương Tây đầu thế kỉ 20 cái nhìn rõ nét hơn về Tây Tạng mà còn giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để khảo cứu về năng lực con người. Mặc cho đã trải qua 100 năm kể từ lần đầu xuất bản, cuốn sách vẫn đem đến người đọc sự bất ngờ về Tây Tạng, bởi cho đến tận ngày nay, khi thế giới trở nên rộng mở hơn bao giờ hết thì những câu chuyện huyền bí ấy vẫn cứ mờ ảo như dãy núi Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ.
VỀ TÁC GIẢ Alexandra David Neel là phụ nữ da trắng đầu tiên đã du hành khắp Tây Tạng và đến được thủ đô Lhasa. Bà đã dành ra 14 năm để nghiên cứu về Phật học tại đây, lúc thì trong những tu viện hẻo lánh, khi thì nhập thất trong một hang động trên đỉnh Tuyết Sơn. Trong những tác phẩm viết về Tây Tạng, sách của bà chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và được coi như những tài liệu có giá trị vượt thời gian. Phần lớn độc giả đều biết đến cuốn Voyage d’une Parisien à Lhassa (Cuộc hành trình của một phụ nữ Paris qua Tây Tạng), một cuốn sách đã làm say mê hàng triệu độc giả khắp nơi trên thế giới.
Bà được trao giải “Gold Medal of the Geographical Society of France” và được bầu làm Chevalier of the Legion of Honour. Ít lâu sau, bà lần lượt cho ra mắt những cuốn sách viết riêng về những đề tài khác nhau như Initiations lamaiques (Những cuộc điểm đạo xứ Tây Tạng), Magie d’amour et magie noire (Pháp luật về tình ái và tà thuật), Scenes du Thibet inconnu (Phong tục kỳ lạ xứ Tây Tạng), Le lama aux cinq sagesses (Vị Lạt ma có năm phép thần thông) và sau cùng là cuốn Mystiques et magiciens du Thibet (Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng), nội dung đề cập đến các hiện tượng huyền bí, đi sâu vào thế giới bí mật của các đạo sĩ xứ này. Bà qua đời tại Pháp năm 1969.
TRÍCH ĐOẠN: Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳlạ như vậy. Nhiều người cho rằng chỉ tại nơi đây người ta mới trải nghiệmđược những sự kiện mầu nhiệm, những hiện tượng siêu nhiên huyền bí vượtxa sức tưởng tượng của con người. Nhưng “phép lạ” chỉ là “phép lạ” khingười ta chưa hiểu biết, chưa thể chứng minh hoặc giải thích. Một khi đãnghiên cứu thấu đáo, đã đạt tới tầm mức hiểu biết chính xác, và biết cáchphát triển các khả năng phong phú sẵn có của con người, thì các hiện tượngvẫn được xem như là “phép lạ” cũng chỉ là một hiện tượng thông thườngvẫn hằng hiện diện trong vũ trụ mà thôi. Nguyên Phong
CHƯƠNG 1 Các Tu Sĩ Huyền Môn Năm 1914, Tây Tạng có sự biến. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13phải lánh nạn qua Ấn Độ. Đây là một dịp may hiếm có để phỏng vấn và tiếpxúc với nhà lãnh đạo xứ này, tôi đã nghĩ như thế. Biết đâu trong cuộc tiếpxúc, tôi sẽ tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc về Phật học của tôi.Điều tôi không ngờ là tuy phải sống lưu vong nhưng Đức Đạt Lai Lạt Mavẫn không chịu tiếp xúc với người ngoại quốc. Khi còn ở trong nước, cungđiện của ngài được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt, chỉ những bậc Lạt Matrưởng lão mới được ngài tiếp kiến. Hiện nay, tuy tạm trú tại Bhutan nhưngngài cũng không chịu tiếp ai. Cho đến thời điểm đó, tôi vẫn là người phụ nữngoại quốc duy nhất được ngài tiếp kiến. Lý do tại sao ngài chịu tiếp tôi vẫnlà một điều bí ẩn mà tôi không sao tìm được câu trả lời.
Buổi sáng hôm đó, tôi rời Darjeeling đến Kalimpong, nơi ngài tạmtrú. Đó là một dinh thự rất lớn mà quốc vương xứ Bhutan dùng làm nơinghỉ mát, và ông đã nhường lại để Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng. Hai hàngcờ quạt long trọng được gắn suốt lộ trình dài từ cổng trại đến dinh thự, hàngtrăm cây cờ ghi câu thần chú “Om Mani Padme Hum” bay phần phật tronggió. Hai bên vệ đường là đoàn ngự lâm quân oai vệ đứng canh phòng làmgia tăng thêm vẻ uy nghiêm cho chốn này. Người ta nói rằng Đức Đạt LaiLạt Ma đã ra lệnh giản hóa đến mức tối đa những đồ vật trưng bày, nhữngnghi lễ cần thiết trong lúc ngài tị nạn. Nếu như vậy thì tại triều đình TâyTạng, những nghi lễ này hẳn phải long trọng và oai nghiêm đến mức độnào?
Tôi những tưởng cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài một khoảng thời gian,đủ để tôi có thể đặt nhiều câu hỏi giống như những cuộc phỏng vấn thôngthường, nhưng tôi đã lầm. Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ tiếp tôi trong một thờigian rất ngắn. Ngài im lặng nghe tôi trình bày vài câu rồi nói ngay:
- Nếu bà muốn biết về Tây Tạng thì bà nên học ngôn ngữ xứ này.Đó là một câu nói đơn giản, bình thường nhưng về sau tôi mới biếthiệu nghiệm của nó. Dường như ngài đã tiên đoán được cuộc hành trình củatôi vào xứ ngài và ngài đã gián tiếp chỉ đường cho tôi. Tuy nhiên, lúc đó tôikhông chú trọng gì nhiều đến lời khuyên này. Tôi chỉ muốn có dịp quan sát,nghiên cứu để viết một thiên phóng sự về phong tục và văn hóa Tây Tạngmà thôi.
- Được lắm, nếu vậy tôi sẽ cho Dawasandup đi theo bà để thôngdịch. Ông ấy sẽ đưa bà đến Gangtok... Chúc bà may mắn.
Ngài khẽ phất tay, một tiếng trống vang lên và buổi phỏng vấn chấmdứt trước khi tôi có thể nói thêm một câu gì khác.Trước khi rời Kalimpong, tôi có dịp chứng kiến một nghi thức banphúc lành của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Không giống như việc ban phúc lànhcủa những vị giáo hoàng tại La Mã, thường giơ tay ban phúc chung chohàng vạn người, Đức Đạt Lai Lạt Ma lại ban phúc riêng cho từng người vàáp dụng một nghi thức nhất định. Đối với những tăng sĩ tu hành đã lâu, cácvị Lạt Ma trưởng lão thì ngài đặt hẳn hai bàn tay lên đầu người đó. Đối vớinhững quan lại, tướng sĩ tùy tùng, sĩ quan chỉ huy quân đội thì ngài chỉ đặtmột tay lên đầu người kia mà thôi, và tùy theo chức vị cao thấp mà ngài đặtcả bàn tay, vài ngón tay hoặc có khi chỉ một ngón tay. Sau cùng, đối với dânchúng, ngài cầm một lá cờ nhỏ đặt nhẹ lên đầu hoặc lên vai từng người một.
Dù gì thì đối với người Tây Tạng, nghi thức ban phúc lành này là hết sứcquan trọng vì họ tin rằng sức mạnh huyền bí của Đạt Lai Lạt Ma sẽ truyềnvào người họ và tạo ra sự an lành thuần khiết, cho họ nhiều lợi lạc. Hàngngàn người đã sắp hàng từ sớm để chờ đến lượt được ban phúc lành. Khôngnhững thế, có rất nhiều người Ấn, người Hồi, người Sikkim, Bengal cư ngụquanh vùng cũng sắp hàng chung với người Tây Tạng để nhận lễ ban phúcnày.
Trong khi quan sát cuộc lễ, tôi bỗng thấy một tu sĩ tóc rối bù, quầnáo rách rưới, trên vai đeo một cái túi lớn, thản nhiên nhìn cảnh tượng trênmột cách khinh khỉnh. Tôi ngạc nhiên bèn hỏi Dawasandup thì ông này chobiết đó là một tu sĩ thuộc nhóm Naljorpa, một môn phái chuyên về huyềnthuật. Thấy tôi có vẻ chú ý đến người nọ, Dawasandup vội chạy đến hỏi hanrồi quay về cho biết:
- Ông ta người xứ Bhutan tu theo tôn chỉ phái Naljorpa. Tu sĩ pháinày thường rày đây mai đó, không bao giờ cư ngụ ở nơi chốn nào nhất định.Có khi họ tá túc ở một ngôi chùa, khi lại lánh mình trong các động đá hẻolánh. Hiện nay vị này đang tạm trú tại một ngôi chùa nhỏ gần đây.Thái độ kỳ lạ của tu sĩ nọ khiến tôi thắc mắc mãi nên chiều hôm đótôi bèn rủ Dawasandup đến ngôi chùa kia. Vừa vào đến chánh điện, chúngtôi đã thấy vị tu sĩ nọ đang dùng cơm ở một góc. Chúng tôi đến chào hỏimột cách lễ phép nhưng vị tu sĩ ấy không trả lời, có lẽ vì miệng còn đầycơm hoặc có thể vì một lý do nào khác. Trong lúc tôi đang lúng túng chưabiết phải mở đầu như thế nào thì vị tu sĩ kia chăm chú nhìn tôi một cách kỳlạ rồi lẩm bẩm vài câu làm Dawasandup phải nhăn mặt khó chịu.
- Ông ta nói gì vậy? - Có lẽ bà không nên để ý đến những câu nói bất lịch sự như thếlàm gì... - Nhưng ông ta đã nói gì? - Thưa bà, tôi không biết có nên thông dịch hay không? - Tại sao lại không? Ông cứ dịch đi chứ.
Dawasandup tỏ ra ngần ngại một lúc rồi thông dịch:
- Ông ta nói rằng “Cái con mẹ ngu đần này đến đây làm gì?”.
Tôi không ngạc nhiên vì câu nói bất lịch sự đó. Từ lâu tôi vẫn nghekể rằng nhiều vị thầy Á Đông đôi khi sử dụng những lời lẽ xấc xược, kỳ lạđối với những người đến cầu đạo để thăm dò phản ứng của họ. Tôi nhờDawasandup thông dịch:
- Ông hãy hỏi dùm tôi tại sao sáng nay trong lễ ban phúc lành trangnghiêm như thế mà tu sĩ này có vẻ như khinh bỉ, coi thường.
Vừa nghe Dawasandup nói xong, tu sĩ bật cười:
- Toàn một đám ăn hại cứ tưởng như mình quan trọng lắm! Chẳngqua chỉ là một lũ giòi bọ bám vào cục phân thì quý hóa cái nỗi gì...
Hiển nhiên buổi nói chuyện đã đi vào một ngã rẽ bất ngờ, nhưng tôiđã chuẩn bị trước với những tu sĩ thuộc loại bất thường như vậy. Tôi bènhỏi ngay:
- Nói như vậy thì liệu ngài có sạch sẽ hơn cái đống phân kiakhông?
Tu sĩ phá lên cười ngạo mạn:
- Kẻ nào càng né tránh nó bao nhiêu càng lún sâu vào nó bấynhiêu. Phần ta thì cứ lăn lộn trong đám phân đó như một con lợn, ta ăn phânrồi tiêu hóa nó thành cát vàng, thành nước thánh. Lấy cứt chó biến thànhnhững ngôi sao trên trời, đó mới là công phu hành đạo...
Dĩ nhiên cách ăn nói quái gở lạ lùng như vậy chỉ có thể thốt ra bởinhững người đặc biệt, nhưng tôi hỏi lại:
- Những người dân quê hiền lành đến xin ban phúc lành thì có gìquá đáng đâu mà ngài lại có vẻ coi khinh họ thế? Họ chỉ là những ngườichất phác mong tìm được nguồn để nương tựa vào.
Vị tu sĩ cắt ngang câu nói của tôi:
- Bà thì biết gì mà nói! Một người muốn ban phúc cho ai thì phảicó quyền năng đó trước đã. Nếu ông Đạt Lai Lạt Ma đã sở hữu nhữngquyền năng thực sự thì tại sao ông ta lại cần lực lượng để chống cự lại kẻđối nghịch với mình? Tại sao ông ta không sử dụng cái quyền phép đó đểtạo nên những màng lưới vô hình ngăn cản kẻ đối nghịch xâm phạm vàolãnh thổ của ông ta? Ta đây tuy chỉ là kẻ mới học đạo tầm thường nhưng đãcó thể...
Tu sĩ không nói tiếp như cố ý để tôi tự đi đến kết luận về quyềnnăng của ông ta. Dĩ nhiên Dawasandup rất khó chịu khi nghe câu nói xấcxược đó vì ông rất kính trọng Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng ông cũng khôngdám lên tiếng phản đối vì sợ vị tu sĩ kỳ quái này. Thấy câu chuyện có vẻcăng thẳng và không đi đến đâu, tôi bèn đứng dậy ngỏ ý kiếu từ và theo thóiquen thông thường, tôi đưa cho Dawasandup một ít tiền lẻ để cúng dườngvị tăng sĩ kia. Vị tu sĩ tỏ ra khó chịu, ông ta từ chối không thèm nhận số tiềncúng dường của tôi. Thấy vậy, Dawasandup bèn đặt đại số tiền lên mặt bàngần đó. Vị tu sĩ nhếch miệng cười, chỉ phất nhẹ tay áo thì Dawasandup đãbị hất tung lên đập mạnh thân người vào bức tường gần đó.
Ông ta ôm ngựcnhăn nhó trong khi vị tu sĩ kia thản nhiên đứng dậy bỏ đi. Tôi ngạc nhiên: - Ông bị sao vậy? - Thưa bà, tôi vừa bị đánh trúng ngực, bà không thấy sao? - Cái gì? Ai đánh ông? - Còn ai nữa! Vị tu sĩ kia chứ ai! - Nhưng ông ta ngồi cách ông cả mấy thước kia mà, tôi đâu thấyông ta đụng vào người ông đâu? - Bà không biết đâu, có nói bà cũng chẳng thể hiểu được. Tôikhông biết thế nào nữa... - Có lẽ do ông ngồi lâu nên khi đứng lên thì bị xây xẩm mặt màyđấy thôi.
Tuy nhiên, Dawasandup cứ nhăn nhó và lắc đầu quầy quậy. Ông tavạch áo ra và tôi thấy rõ trên ngực ông có vết tím bầm như bị vật gì đó đậptrúng. Tôi hết sức ngạc nhiên về chuyện này. Rõ ràng Dawasandup đứngcách xa vị tu sĩ nọ cả mấy thước và tôi thì ngồi chính giữa, thế mà tại saoông ta bị đánh tím cả ngực như thế kia? Phải chăng có một quyền năng nàođó có thể đả thương người như vậy? Hay biết đâu Dawasandup bị trúng gióbất thường?
Hôm sau, tôi và Dawasandup lên đường đi Gangtok. Đó là một conđường đèo nhỏ hẹp dẫn quanh rặng Tuyết Sơn. Ở trên độ cao lúc nào khíhậu cũng ẩm ướt, mây trắng vờn quanh miệng vực khiến người ta có cảmtưởng như đang đi trên mây. Một bầu không khí lạ lùng dường như bao phủmiền này khiến người đi qua cứ cảm thấy rờn rợn. Tây Tạng là nơi mànhững tín ngưỡng cổ như Bon Pa, Pawos, Yabas với những pháp sư, phùthủy chuyên thực hành huyền thuật hoạt động mạnh mẽ. Dù Phật giáo đượcxem là tôn giáo chính nhưng tại những vùng hẻo lánh, huyền thuật vẫnđược thực hành một cách công khai.
Trước khi đến Gangtok, chúng tôi gặpmột trận mưa đá rất lớn, những hạt mưa đá to bằng nắm tay ào ào trútxuống khiến chúng tôi phải tìm nơi ẩn tránh, chờ cơn mưa dứt mới tiếp tục.Người Tây Tạng tin rằng những hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, sấmchớp đều có liên quan đến quỷ thần. Mưa đá được xem như là vũ khí lợi hạimà các pháp sư sử dụng để ngăn cản khách hành hương đến gần hang độngcủa họ. Ít lâu sau, Dawasandup kể với tôi rằng ông đã đến hỏi ý một phápsư về trận mưa đá này. Phải chăng đó là triệu chứng bất thường, một điềmgở vì ông ta đã đưa một người ngoại quốc vào đây?
Vị pháp sư cho biết cácthần linh sẽ không gây khó dễ cho tôi nếu tôi chỉ đi ngang qua, nhưng nếutôi có ý định sống luôn ở đó thì lại là chuyện khác.Sikkim là một quốc gia nhỏ bé nằm sát dưới chân rặng Tuyết Sơn.Dân cư trong vùng hết sức nghèo nàn, đa số sống bằng nghề du mục và càycấy. Mặc dù quốc gia này có khá nhiều chùa chiền, tu viện nhưng tôi đã thấtvọng ít nhiều khi thăm viếng những nơi này. Phần lớn các tăng sĩ tại đâyđều thất học, không biết đọc viết và không tỏ ra sốt sắng gì trong việc tuthân hay cầu giải thoát. Vì thất học, các tăng sĩ này chỉ học thuộc lòng mộtsố kinh điển từ chương và chú trọng nhiều đến các nghi thức cúng lễ, machay, lấy lá số chiêm tinh, chữa bệnh bằng bùa phép, cầu đảo, lên đồng,đuổi tà ma yêu quái để giúp cho việc buôn bán thêm thịnh vượng v.v...
Dĩnhiên những điều này hoàn toàn trái với giáo lý của Đức Phật nhưng ngườita vẫn thực hành như là một tục lệ hơn là một nghi lễ tôn giáo. Trong cácnghi thức cúng lễ thì ma chay được xem là quan trọng nhất. Mỗi khi cóngười chết, người thân thường mời các vị tăng đến nhà cầu nguyện, rồi sauđó phải thết đãi các vị này. Do nghèo đói, thiếu ăn nên đa số các tăng sĩ chỉmong có dịp được đi độ đám. Trong dịp thăm viếng tu viện, tôi nghe thấycác tăng sĩ vui vẻ kháo nhau rằng “Hôm nay trong làng có người chết đấy”.
Người khác reo lên “Hay quá, như vậy hôm nay lại được ăn thịt rồi”. Theođúng giới luật, các tăng sĩ phải kiêng sát sinh, cữ thịt cá nhưng nhiều ngườiđã không tuân giữ được như vậy, dĩ nhiên họ thường nêu ra nhiều lý do biệnminh cho chuyện này.Tại các làng mạc hẻo lánh, các Lạt Ma thường phải cạnh tranh vớicác thầy phù thủy, pháp sư huyền thuật về mọi phương diện. Vì Phật giáo làquốc giáo nên về nguyên tắc, các Lạt Ma có nhiều uy thế và quyền hành,thế nhưng các pháp sư lại được dân chúng tin tưởng nhiều hơn trong lĩnhvực trừ tà, chữa bệnh. Khi thực hiện nghi lễ cầu nguyện cho người chết, cácLạt Ma luôn luôn chiếm ưu thế vì họ biết cách hướng dẫn linh hồn ngườichết qua cõi âm. Người Tây Tạng tin rằng khi chết, linh hồn sẽ rời thể xácqua một lỗ nhỏ trên đỉnh đầu. Nhưng không phải ai cũng chết một cách dễdàng.
Có nhiều người vì nghiệp nặng, cứ trằn trọc mãi mà không sao chếtđược, hoặc tuy thể xác đã chết nhưng hồn không thể chui ra khỏi thể xácnên người đó cứ ở trong tình trạng không sống mà cũng không chết. Muốnđược siêu thoát, họ phải mời các Lạt Ma đến làm nghi thức hướng dẫn đặcbiệt.
Hôm đó tôi đi dạo chơi phía sau một ngôi chùa cổ. Đang đi, tôi bỗngnghe thấy có tiếng kêu kỳ lạ ở đâu vọng lại. Tò mò, tôi rảo bước về hướngđó thì thấy hai vị Lạt Ma đang xếp bằng, đắm mình trong một trạng tháinhư thiền định. Một người phát ra tiếng kêu “Hik”, người kia im lặng vàigiây rồi cũng phát ra tiếng kêu tương tự. Cứ thế họ thực hành cách phát âmnày trong một lúc khá lâu. Họ tỏ ra hết sức cố gắng để phát âm cho đúng.
Một người đưa tay lên cổ, nhấn mạnh vào yết hầu như để phát âm chođúng, khuôn mặt ông ta nhăn nhó có vẻ như đau đớn, rồi thổ ra một đốngmáu. Vị Lạt Ma kia lắc đầu nói câu gì đó mà tôi không nghe rõ, vị này bènđứng dậy đi ra sau chùa. Đến khi đó tôi mới nhìn thấy một cọng rơm dàicắm trên đỉnh đầu vị tăng nọ.Tại sao họ lại phát ra những âm thanh kỳ lạ như vậy? Họ đang tậpluyện phương pháp gì? Tại sao trên đầu họ lại cắm một cọng rơm dài? Khinghe tôi thuật lại chuyện này, Dawasandup thản nhiên cho biết đó làphương pháp hướng dẫn người chết. Âm thanh mà hai Lạt Ma đang tập phátâm có tác dụng khai mở cái lỗ nhỏ trên đỉnh đầu để linh hồn theo đó màthoát ra ngoài.
Sử dụng âm thanh là một bí thuật quan trọng được giảng dạyrất kỹ trong các tu viện Tây Tạng. Chỉ những Lạt Ma sau nhiều năm khổluyện mới có thể phát âm thật chính xác. Về nguyên tắc, họ phải phát âm từ“hik” và sau đó là từ “phaat” thì mới đúng. Dĩ nhiên khi thực hành, họkhông được phát âm từ “phaat” vì nếu làm như thế thì chính hồn của họ sẽlìa khỏi xác ngay. Do đó, họ chỉ tập phát âm riêng từng từ mà thôi. Khi phátâm từ “kik”, một lỗ nhỏ trên đỉnh đầu sẽ được khai mở nên họ đã cắm vàođó một cọng rơm dài, tùy theo cường độ phát âm mà lỗ nhỏ này sẽ mở to rahay khép lại. Tùy theo sự rung động của cọng rơm kia mà họ biết mình đãgần đạt đến mục đích hay chưa.
Điều này thoáng nghe có vẻ vô lý nhưngnếu nghiệm kỹ nó cũng có lý phần nào. Nếu một âm thanh phát ra đúngcách, nó có thể làm vỡ một cái ly thủy tinh hay tạo những rung động trênmặt cát, thì biết đâu nó cũng có thể khai mở được một lỗ trên sọ người?Dawasandup không chỉ là một người thông ngôn thuần túy mà cònlà một môn sinh huyền thuật. Ông đã giúp đỡ nhiều học giả Tây phươngnghiên cứu các tài liệu huyền bí và đã đích thân dịch bộ Tử Thư (BardoThodol) ra ngoại ngữ. Ông cho tôi biết ông chuyên nghiên cứu những cõigiới vô hình, thế giới bên kia cửa tử, giao thiệp với các vị nữ thần Dakinitrong thiên giới, nhưng dĩ nhiên người ta không thể sinh nhai bằng việcnghiên cứu này nên ông đã xin vào trường quốc gia hành chính tạiDarjeeling và trở thành một công chức.
Dawasandup kể rằng khi còn trẻ, ông theo học với một vị Lạt Magià ẩn cư trong động đá. Một hôm, có một môn đệ từ xa về thăm thầy và đểtỏ lòng biết ơn, người kia đã trao cho thầy một gói bạc lớn để chi dùng. Mộtmôn đệ khác nổi lòng tham, lợi dụng lúc không có ai ở gần thầy đã đâm vịLạt Ma này một nhát xuyên tim để cướp gói bạc. Vị Lạt Ma già đau đớnnhưng cố gắng tập trung nghị lực để nhập thiền ngay vì khi nhập thiềnngười ta có thể quên được cảm giác đau đớn của thể xác. Khi những đệ tửkhác trở về động, họ thấy vị Lạt Ma già đang nằm thiếp đi trên một vũngmáu lớn, lưỡi dao còn cắm sâu vào ngực. Họ vội vã tìm cách cứu chữanhưng vô hiệu vì lưỡi dao cắm quá sâu. Một lúc sau, vị Lạt Ma xuất thiền,các đệ tử xúm lại hỏi, ông mới kể lại sự tình. Mọi người nổi giận muốn đuổitheo kẻ phản thầy kia nhưng vị Lạt Ma già đã ngăn lại.
Ông nói “Giờ đâyhắn chưa thể đi xa được, nếu bị bắt lại thì chắc chắn sẽ có nhiều hậu quảkhông tốt. Phản thầy và sát nhân là tội rất nặng, nếu bị bắt y khó lòng thoátchết. Phần ta bị như thế này âu cũng là nghiệp quả gây ra từ trước và ta camchịu. Tuy nhiên, ta cấm các con không được đuổi theo kẻ sát nhân kia. Tahy vọng theo thời gian nó sẽ biết hối lỗi, cải tà quy chánh và trở thành mộtngười tốt”. Nói xong, vị Lạt Ma nhắm mắt từ trần.
Dawasandup kết luận “Thầy tôi là một người cao thượng, người biếttha thứ cho kẻ thù nhưng tôi biết mình không theo được như thế. Sau khithầy tôi qua đời, học trò mỗi người tản mát một nơi, kẻ làm ruộng, người đibuôn, còn tôi thì làm công chức”.Dawasandup là một “con mọt sách”. Ông đọc rất nhiều và đọc bấtcứ cái gì có thể đọc được. Ông đọc một cách say mê, quên tất cả mọi sựxung quanh. Khi vớ được một quyển sách nào thì việc gì cũng bỏ qua mộtbên, nếu thế giới có sập ông cũng không cần biết.
Do đó, tuy làm công chứclâu năm nhưng ngạch trật của ông vẫn còn rất thấp. Dĩ nhiên ông không hàilòng chút nào nên thường mượn rượu để quên, nhưng càng uống ông càngbất mãn, càng bất mãn ông càng tức giận, và càng giận ông lại càng uốngnhiều. Sau khi quen biết tôi một thời gian, Dawasandup được bổ nhiệm làmgiáo sư dạy sinh ngữ cho một trường trung học tại Gangtok, nhưng ôngdành nhiều thì giờ trong thư viện hơn là lớp học. Các học trò “rắn đầu biếnghọc” được dịp thường lêu lổng phá phách làng xóm hoặc đi thả diều tronggiờ học.
Dĩ nhiên cũng có khi Dawasandup “nổi cơn” rời khỏi thế giới sáchvở của thư viện, trở về với lớp học và lúc đó ông trở thành hung thần củađám học trò. Ông thường bắt học trò xếp hàng dọc để khảo bài. Đứa nàokhông trả lời được bị xếp qua một bên để những đứa trả lời đúng cầm roiquất lia lịa, quất cho đến khi bật máu mới thôi. Nếu quất nhẹ thìDawasandup đứng phía sau với một cây gậy khổng lồ sẵn sàng nhè đứa cầmroi mà đập. Trong buổi viếng thăm ông, tôi đã vô tình chứng kiến phươngpháp giáo dục này. Tôi bèn can thiệp với chính quyền địa phương để đưaông về làm một công việc ít “tai hại” hơn như việc soạn từ điển.
Chỉ mộtthời gian ngắn ông đã hoàn tất cuốn từ điển Anh - Tạng đầu tiên của thếgiới. Ông được mời làm giáo sư Tạng ngữ cho đại học Calcutta, nhưng tôinghe kể rằng ông vẫn đối xử với các sinh viên tại đây giống như các họcsinh trung học, nhưng đó là chuyện về sau…
MỤC LỤC Tiểu Sử Tác Giả Vào Tập Chương 1: Các Tu Sĩ Huyền Môn Chương 2: Đường Vào Tây Tạng Chương 3: Huyền Thuật Và Ma Thuật Chương 4: Các Vị Tổ Mật Tông Chương 5: Các Bộ Môn Huyền Thuật Khác Chương 6: Lý Thuyết Và Thực Hành Đoạn Kết