NGỌC SÁNG TRONG HOA SEN (TÁI BẢN 2019) - JOHN BLOFELDTác Giả: John Blofeld Dịch: Nguyên Phong NXB: Hồng Đức Số Trang: 366 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập Khổ: 14,5x20,5cm Năm XB: 2019 Độ Dày: 2,8cmNSHS2VĂN HỌC - TRIẾT HỌC120.000đSố lượng: 1000000 Quyển
NGỌC SÁNG TRONG HOA SEN (TÁI BẢN 2019) - JOHN BLOFELD
Ngọc sáng trong hoa sen (tựa tiếng Anh: The Wheel of Life) là cuốn sách nói về cuộc du hành của John Blofeld tại châu Á. Xuất bản năm 1959, quyển sách được sự đón nhận nhiệt thành của độc giả với số bán kỷ lục trên một triệu bản ngay trong năm đầu tiên ra mắt. Cho đến nay, dù thời gian trôi qua, nhiều sự kiện đã thay đổi nhưng Ngọc sáng trong hoa sen vẫn là một trong những cuốn sách giá trị về phương Đông và thường được dùng làm tài liệu tham khảo trong các trường đại học.
Trong nửa thế kỷ qua, số người phương Tây thăm viếng phương Đông không phải là ít nhưng hiếm có ai lĩnh hội được tinh hoa của phương Đông như John Blofeld. Tất nhiên Lafcadio Hearn đã làm điều này, nhưng ông chỉ ghi nhận vài chi tiết huyền bí về châu Á. Alan Watts đi xa hơn trong việc tìm hiểu những giá trị tâm linh, nhưng ông cũng chỉ chú trọng về kỹ thuật và phương pháp chứ không đào sâu vào những phương diện khác. John Blofeld khác hẳn hai tác giả trên, ông không ghé thăm như một khách lạ mà sống hẳn ở đây gần trọn cuộc đời. Không những ông học hỏi và trải nghiệm nhiều, mà ở Ngọc sáng trong hoa sen ông còn chia sẻ với chúng ta những vui buồn của kiếp người trong giai đoạn giao thời giữa Đông và Tây lúc đó.
Khi Trung Hoa Cộng sản thắng thế tại Hoa lục, ông phải rời Trung Hoa nhưng lòng vẫn luôn luôn hướng về mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Khi cuộc Cách mạng Văn hóa bùng nổ, ông là người phương Tây đầu tiên đã viết kháng thư phản đối và gọi hình ảnh Hồng vệ binh đốt sách vở, phá đền miếu là những “hành động phá hoại tồi tệ trong lịch sử nhân loại”. Đau đớn trước thảm trạng hủy diệt văn hóa, ông âm thầm sưu tầm, phiên dịch các tác phẩm lớn của Trung Hoa ra Anh ngữ, không phải chỉ cho độc giả phương Tây mà còn cho cả thế hệ sau của người Trung Hoa lưu vong. Ông là một trong số ít người Tây phương thiết tha làm công việc bảo tồn truyền thống văn hóa Trung Hoa. Chính điều này đã bảo đảm cho giá trị văn hóa được truyền tải trong quyển sách Ngọc sáng trong hoa sen cũng như những quyển sách khác của ông.
Tác giả cuốn sách: John Blofeld là một học giả người Anh, đã sống nhiều năm tại Trung Hoa, Tây Tạng, Ấn Độ và Thái Lan. Ông là một trong những người tiên phong trong việc giới thiệu truyền thống văn hóa, tôn giáo phương Đông cho người phương Tây.
Ngoài việc phiên dịch các tác phẩm lớn của Trung Hoa như Kinh Dịch, Kinh Thi, Sử Ký, Nam Hoa Kinh và Đạo Đức Kinh ra tiếng Anh, ông còn soạn thảo nhiều bộ sách giá trị về Phật giáo như “Bodhisattva of Compassion”, “The Road to Immortality”, “The Zen teaching of Huang Po”, “The Zen teaching of Hui Hai”, “Tantric Mysticism of Tibet”. Ông là chủ bút tờ Trung Đạo (The Middle Way), cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Thế giới. Ông qua đời năm 1987.
Dịch giả cuốn sách: Ông tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Nguyên Phong rời Việt Nam du học ở Mỹ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle, Mỹ. Ông còn giảng dạy tại một số đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ về lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông. Trong số đó, có thể kể đến các ấn phẩm: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…
Trích Dẫn “Chân lý chỉ có một nhưng con đường đưa đến chân lý biến hóa không biết bao nhiêu mà kể! Cũng vì thế mà nhân loại có nhiều tôn giáo hay sự tin tưởng khác nhau. Phải chăng cái mà ta gọi là “trung tâm” hay chân lý tuyệt đối đó thường được các tôn giáo gọi bằng những danh từ khác nhau như “Thượng đế” hay “Thần linh”? Hiển nhiên ngôn từ không quan trọng và không đáng để ý nhiều vì nó thường gây nên sự phân biệt, chia rẽ. Mục đích của con đường đạo là giải thoát, là làm sao bước vào được cái trung tâm hay hòa nhập vào cái chân lý tuyết đối kia. Khi đã đạt đến một trình độ nào đó thì tất cả mọi danh xưng đều trở thành vô nghĩa. Khi đã bước vào được trung tâm tĩnh lặng, đã ý thức được chân lý tuyệt đối thì người ta sẽ thấy tất cả những gì đang xoay chuyển bên ngoài đều chỉ là sự náo động vô ích mà thôi…” (Lời Hòa thượng Ninh Hải)
CUỐN SÁCH GỒM 9 CHƯƠNG: Lời Giới Thiệu Chương 1: Mộng Và Thực Chương 2: Tứ Hải Giai Huynh Đệ Chương 3: Hổ Cốt Tửu Và Thanh Trúc Địch Chương 4: Nhẹ Bước Tiêu Dao Chương 5: Bắc Kinh Chương 6: Ngũ Đài Sơn Chương 7: Biển Khổ Chương 8: Buổi Giao Thời Chương 9: Vầng Dương Tỏa Rạng