TRỞ VỀ TỪ CÕI SÁNG - TS NGUYÊN PHONGTác Giả: Betty Eadie Dịch: Nguyên Phong NXB: Đồng Nai Số Trang: 285 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ: 13x20,5cm Năm XB: 2013 Độ Dày: 1,2cmTVCSVĂN HỌC - TRIẾT HỌC60.000đSố lượng: 1000000 Quyển
Trở về từ cõi sáng viết về đời sống sau khi chết. Nếu khi còn sống chúng ta biết và hiểu về sự chết thì chết không có gì là đáng sợ nữa. Những chuyện có thật trong Trở về từ cõi sáng do nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật sẽ hé mở cánh cửa huyền bí tiết lộ vài điều bí mật về bên kia cửa tử.
Cho dù đẹp đẽ hay xấu xa, giàu có hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại thì chúng ta cũng không sao tránh khỏi sự chết. Thần chết luôn luôn theo đuổi chúng ta như bóng với hình. Nếu khi còn sống chúng ta biết và hiểu về sự chết thì chết không có gì là đáng sợ nữa. Những chuyện có thật trong Trở Về Từ Cõi Sáng do nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật, sẽ hé mở cánh cửa huyền bí tiết lộ cho bạn đọc vài điều bí mật về bên kia cửa tử.
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch, nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt.
Tập sách “Trở Về Từ Cõi Sáng” do Nguyên Phong dịch, gồm nhiều tác giả kể lại trải nghiệm chính mình đã chết rồi sống lại. Họ thấy gì ở bên kia cửa tử? Làm thế nào để khi chết không đau khổ? Những cách để giúp người mới qua đời. Khi rời thể xác linh hồn nhẹ nhàng như bay.
Embraced by the Light (Trở Về Từ Cõi Sáng) của bà Betty Eadie nổi tiếng Nguyên Phong giới thiệu: Xuất bản đầu năm 1992, nó đã trở nên một “Best Seller” với số bản kỷ lục và dẫn đầu những cuốn sách bán chạy nhất Hoa Kỳ. Bắt đầu từ tháng 2/1994, nó trở nên cuốn sách bán chạy nhất thế giới với 18 ấn bản bằng các thứ tiếng khác nhau. Trong ấn bản đầu tại Âu Châu, nhiều đọc giả đã phải mua giá chợ đen vì nhà xuất bản in không kịp. Tại Nhật Bản những người không muốn chờ đợi, đã xếp hàng để mua trước cửa nhà in.
Cuốn sách cũng không chú trọng đến hiện tượng “người chết sống lại” vì đã có nhiều cuốn sách viết về đề tài này rồi và cũng không muốn đi vào chi tiết những cảnh giới tác giả đề cập ở cõi bên kia. Trong phần lược dịch này, chỉ đề cập đến nội dung của cuốn sách, hay thông điệp cần thiết cho nhân loại, mà tác giả đã nhấn mạnh rằng đó chính là lý do để trở lại cõi trần.
TRÍCH ĐOẠN:
1 - BÊN KIA CỬA TỬ Bạn thân mến, Tử thần vừa cướp mất của bạn một người mà bạn yêu quý nhất đời. Đối với bạn hiện nay đời sống bỗngtrở nên trống rỗng vô vị, và có lẽ không còn lý do gì để sống nữa. Cuộc đời từ nay chỉ còn là những chuỗingày dài đằng đẵng, đầy tẻ nhạt chán chường. Hạnh phúc đã mất sẽ không bao giờ trở lại, những cử chỉâu yếm, những câu nói yêu đương dường như đã chìm lặn trong màn sương ngăn cách hai thế giới. Cólẽ bạn đang nghĩ về bạn, về sự mất mát không thể vãn hồi vừa xảy ra, nhưng có thể bạn còn đang nghĩkhông biết người bạn thương yêu đang lâm vào tình trạng nào? Tuy bạn biết người đó đã đi xa rồi, đimấtrồi nhưng bạn không biết là đi đâu, số phận người đó như thế nào? Bạn cầu mong người đó sẽ gặpđược những sự bình an, tốt đẹp nhưng rồi bạn lại thấy vẫn còn một cái gì không ổn vì không ai có thểgiải thích cho bạn một cách thỏa đáng về ý nghĩa của đời sống cũng như cái chết. Giáp mặt trước sựkiện này, bạn đâm ra hoảng hốt, và đời sống đối với bạn bỗng trở nên một gánh nặng không thể gánhvác một mình được nữa.
Này bạn, tâm trạng của bạn là một tâm trạng tự nhiên và thành thật. Tôi ước mong có thể chia sẻ với bạnvề sự mất mát lớn lao này bằng sự giúp đỡ chân thành của tôi. Dĩ nhiên bạn nghĩ rằng: Làm sao tôi cóthể an ủi bạn được! Làm sao một người như tôi có thể hiểu được nỗi đau khổ vô vàn của bạn kia chứ!Nhưng bạn hỡi, sự buồn rầu đau khổ của bạn đã xây dựng trên một hiểu lầm. Thưa vâng, một hiểu lầmtai hại và tôi mong khi hiểu rõ được điều này thì có lẽ bạn sẽ bớt đau khổ hơn. Tôi muốn trình bày chobạn một quan điểm khác với quan niệm thông thường như sau.
Này bạn, sự đau khổ của bạn chỉ là một ảo giác rất lớn do sự thiếu hiểu biết về những định luật thiênnhiên, hay nói một cách khác, là đời sống bên kia cửa tử. Nếu bạn có một sự hiểu biết đúng đắn về sựkiện nầy thì có lẽ bạn sẽ không còn đau khổ nữa. Người phương Đông, nhất là người Tây Tạng, đãnghiên cứu về nó qua nhiều thế kỷ và ngày nay khoa học cũng bắt đầu chứng minh được rằng "có mộtđời sống sau khi chết". Cửa tử không là một sự bí mật nữa vì cái thế giới bên kia, cái thế giới đầy bí mậtđó đã không còn bí mật nữa. Cái thế giới đó thật sự hiện hữu, là một thế tương tự như thế giới hiện naycủa chúng ta và dĩ nhiên cũng chịu sự chi phối của những định luật trong vũ trụ, tương tự như nhữngđịnh luật mà chúng ta đã biết. Tôi sẽ giải thích rõ rệt một vài nguyên tắc căn bản mà dĩ nhiên bạn có thểkhảo sát thêm, nếu bạn muốn. Trước hết, tôi mong bạn hãy ngưng than khóc vì sự đau thương của bạnchỉ làm hại cho người mà bạn thương mến chứ không giúp được gì cho người đó đâu! Một khi bạn hiểurõ điều mà tôi sắp trình bày thì có lẽ bạn cũng sẽ đống ý như vậy.
Có thể bạn cho rằng điều tôi sắp trình bày chỉ là những lời an ủi hay những dự đoán mơ hồ mà thôi.Nhưng tôi muốn hỏi bạn, sự đau khổ và suy nghĩ của bạn hiện nay đã được xây dựng trên nền tảng nào?Phải chăng bạn tin tưởng như vậy vì một vài người trong giáo hội của chúng ta đã dạy như thế, hoặc căncứ trên một vài quyển sách, hoặc là sự tin tưởng của đa số người trong thời đại này rằng chết là hết, làthiên thu cách biệt, là vĩnh viễn chia tay? Nếu bạn suy nghĩ thật kỹ mà không bị các thành kiến chi phối,thì bạn sẽ thấy rằng quan niệm đó cũng chỉ là một dự đoán mơ hồ mà thôi.
Nếu đọc kỹ Thánh Kinh, bạn sẽ thấy một sự thật rằng, theo thời gian, đã có nhiều cách giải thích KinhThánh khác nhau. Cái quan niệm rằng chết là hết, là chấm dứt vĩnh viễn đã căn cứ trên sự hiểu biết nào?Được xây dựng từ thời đại nào? Quan niệm Thiên Đàng và Địa Ngục có từ lúc nào? Phải chăng đó cũngchỉ là những quan niệm như trăm ngàn quan niệm khác? Phải chăng vì đã được nhiều người tin tưởngnên người ta đành chấp nhận mà không đòi hỏi một sự giải thích nào? Nhưng sống và chết là một vấnđề trọng đại, liên quan mật thiết đến đời sống hiện nay. Vì lẽ đó, chúng ta không thể chấp nhận nó mộtcách dễ dãi được. Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi một sự nghiên cứu hết sức đích đáng và phân tích thậtcẩn thận. Tôi không đòi hỏi bạn tin tưởng một cách mù quáng đâu. Tôi chỉ muốn trình bày những gì màchính tôi biết là có thật, dựa theo kinh nghiệm của tôi và của những bậc thầy phương Đông mà tôi đã cócơ hội gặp gỡ và học hỏi. Tôi mời bạn cùng quan sát nó.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về sự cấu tạo con người. Khoa học đã cho chúng ta biết khá rõ về thểchất con người cũng như các hoạt động sinh lý, tâm lý nhưng vẫn còn một yếu tố khác mà khoa họcchưa thể chứng minh, đó là cái mà người ta gọi là linh hồn. Đây là một danh từ không chính xác lắmnhưng tôi không muốn đi vào những định nghĩa. Đã từ lâu, các tôn giáo lớn đều đã đề cập một cách mơhồ rằng con người có một cái gì trường tồn gọi là linh hồn và cái này vẫn hiện hữu sau khi thể xác chếtđi. Tôi thấy không cần thiết phải dẫn chứng bằng kinh sách hay lý thuyết về sự hiện hữu của linh hồn,cũng như không cần phải dài dòng về các hiện tượng như đầu thai, thần đồng, người chết sống lại kể vềthế giới bên kia, vì đã có nhiều sách vở đề cập đến nó rồi. Tôi chỉ mong bạn vững tin rằng linh hồn vốncó thật và đó là một chân lý đúng đắn. Con người là một linh hồn và có thể xác. Thể xác không phải làcon người. Nó chỉ là y phục của con người mà thôi. Điều mà chúng ta gọi là sự chết chỉ là sự cởi đi mộtchiếc áo cũ, đó không phải là một sự chấm dứt. Khi bạn thay đổi y phục, bạn đâu hề thấy mình, bạn chỉbỏ đi cái áo mà bạn đang mặc đó thôi. Cái áo có thể được cất vào tủ, mang đi giặt ủi hoặc vứt bỏ, nhưngngười mặt nó chắc chắn vẫn còn. Do đó phải chăng khi thương yêu người ấy chứ đâu phải thương yêu chiếc áo của người ấy?
Trước khi bạn có thể hiểu được tình trạng của người mà bạn thương yêu, bạn cần phải hiểu rõ tình trạngcủa chính bạn đã. Bạn là một linh hồn bất tử, bất tử vì tinh hoa của bạn vốn có tính chất thiêng liêng, bởivì bạn là một phần của một đại thể cao cả hơn nhiều. Bạn đã từng sống trong nhiều thế kỷ. Trước khimặc bộ quần áo này, bộ quần áo mà hiện nay bạn gọi là xác thân, thì bạn đã từng mặc những bộ quầnáo khác, và bạn sẽ còn mặc nhiều bộ quần áo khác nữa trong tương lai, khi bộ quần áo hiện tại đã tanthành tro bụi. Kinh thánh đã nói: "Thượng Đế sinh ra con người từ hình ảnh bất diệt của ngài". Đây khôngphải là một giả thuyết hay một sự tin tưởng nào mà có bằng chứng hẳn hoi. Điều bạn cho là một đời thậtra chỉ là một ngày nhỏ trong một kiếp sống kéo dài vĩnh viễn thiên thu và điều này cũng xảy ra cho ngườibạn yêu. Tóm lại, người bạn yêu thương không hề chết, không hề mất đi, mà chỉ cởi bỏ bộ áo của họ màthôi.
Bạn đừng tưởng người chết chỉ như một luồng hơi, không có hình dáng chi cả hoặc thua kém lúc cònsống về một điểm nào đó. Cách đây nhiều thế kỷ, Thánh Paul đã nói: "Có một cái thể vật chất và có mộtcái thể tinh thần". Nhiều người đã hiểu lầm mà cho rằng những thể đó nối tiếp nhau chứ không hiểu rằngchúng ta đều có cả hai thể đó trong cùng một lúc. Thưa vâng, cái thể vật chất đó chính là cái xác thân màbạn đang thấy, và cái thể tinh thần kia chính là cái mà bạn không thấy và thường được gọi bằng danh từ"linh hồn". Khi bạn bỏ xác thì bạn giữ lại cái thể tinh thần kia.
Nếu bạn đồng ý, hay tạm thời đồng ý về quan niệm này thì chúng ta có thể đi xa hơn. Nếu bạn biết rằngchẳng phải khi chết bạn mới cởi bỏ "bộ áo" đó mà ngay khi ngủ bạn cũng tạm thời cởi bỏ nó và đi vẩn vơtrong một cõi giới khác trong cái thể tinh thần của bạn. Dĩ nhiên khi tỉnh dậy thì bạn lại mặc vào bộ áo thểxác đó trong khi người chết thì không còn mặc lại bộ áo đó được nữa. Vì sự cấu tạo và rung độngnguyên tử của hai cõi vốn khác nhau nên cõi nào chỉ có thể nhìn được cõi đó mà thôi. Đôi khi tỉnh vậy,bạn mơ hồ như mình có thấy một cái gì đó, dĩ nhiên nó đã bị thay đổi rất nhiều bởi sự sắp xếp lại qua kýức và bạn gọi điều này là chiêm bao.
Hiện nay có nhiều quan niệm về đời sống sau khi chết. Một số dựa trên những tin tưởng có từ thời TrungCổ, như sự trừng phạt đời đời kiếp kiếp trong cảnh địa ngục chẳng hạn. Dĩ nhiên ngày nay không mấy aicòn tin như vậy nữa, nhưng trước đây vài thế kỷ, nó là cả một sự đe dọa khủng khiếp. Những điều nầyđã được một số giáo sĩ lúc đó lợi dụng triệt để. Vì quyền lợi riêng, họ đã biến cải những giáo lý đầy nhântừ bác ái của đức Jesus thành một thứ "pháp luật" khắt khe tàn ác để đe dọa những người hiền lành dốtnát. Theo đà tiến bộ của thế giới, người ta hiểu rằng cái quan niệm đó không những vô lý, xúc phạm đếndanh dự của giáo hội, đến giáo lý cao đẹp của đấng Cứu Thế, mà còn buồn cười nữa. Nếu bạn hiểu rằngmột số tu sĩ chỉ vì nóng lóng muốn củng cố quyền lợi cũng như quyền lực đã cố tình giảng giải một cáchsai lạc khiến các chân lý giản dị cao đẹp trở nên phức tạp, khó hiểu. Họ đã dựa vào những tín điều philý, vô căn cứ mà nói rằng thế giới này được cai trị bởi một đấng thần linh không muốn ai làm trái ý mình.
Họ đã du nhập những điều nầy từ nền tảng của đạo Do Thái thượng cổ, trong khi đáng lẽ ra họ phải biếtrõ về sự dạy bảo đầy minh triết của đức Chúa là "Thượng Đế là một đức Cha giàu lòng thương mến".Người nào hiểu được sự thực căn bản là "Thượng Đế vốn nhân từ và bác ái, vũ trụ của ngài được điềukhiển bởi những định luật thiên nhiên, công bình và bất biến" thì ắt phải hiểu rằng thế giới bên kia cửa tửcũng phải tuân theo những định luật như vậy chứ không thể khác được.Đáng tiếc là một điều hiển nhiên và rõ ràng như vậy mà đến nay vẫn dường như mơ hồ. Vẫn có nhữngngười tiếp tục nói với chúng ta về một thiên quốc rất xa, về những ngày phán xét rất ghê gớm, về nhữngsự trừng phạt đời đời kiếp kiếp, còn chuyện xảy ra hiện nay thì ít khi đề cập đến.
Một số tu sĩ tránh nékhông đề cập gì đến kinh nghiệm thật sự của họ, đến sự tin tưởng của họ, mà chỉ nói đi nói lại điều màhọ nghe người khác nói, những tin tưởng mơ hồ, vô lý xuất phát từ thời Trung Cổ. Dĩ nhiên tôi tin rằngchúng ta không thể thỏa mãn với những quan niệm lỗi thời đó được.Tôi tin rằng thời kỳ tin tưởng một cách mù quáng đó đã qua rồi. Chúng ta đang sống ở thời kỳ khoa họcvà không chấp nhận những ý tưởng vu vơ, hoàn toàn trái với lý thuyết khoa học cũng như trái ngược vớinhững lời dạy bảo đầy bác ái, nhân từ và sáng suốt của đấng Cứu Thế. Chúng ta là những linh hồn đangsống trong cõi vật chất và chỉ biết đến những sự kiện liên quan đến cõi vật chất này mà thôi.
Tất cả mọisự hiểu biết của chúng ta đều dựa trên những giác quan của thể xác. Nhưng các giác quan này thì bấttoàn. Thí dụ như chúng ta có thể thấy được những vật thuộc thể lỏng hay thể rắn nhưng lại không thểthấy được thể hơi mặc dù chúng ta biết rằng thể hơi hiện hữu. Hiển nhiên nếu có những thể khác thanhnhẹ hơn thể hơi thì làm sao chúng ta có thể thấy được? Tóm lại, vì giác quan của chúng ta bất toàn màchúng ta không thấy được một số dữ kiện, tuy nhiên chúng ta không thể kết luận vì không thấy được màchúng không hiện hữu. Người phương Đông đã ý thức được điều này từ lâu qua các công phu tu luyệnđặc biệt mà nhiều người cho là phi thường.
Thật ra nguyên lý của nó rất giản dị. Người nào biết rèn luyện tinh thần, biết cách phát triển những khảnăng tinh thần, phát triển các "giác quan" của tinh thần thìhọ sẽ có các quyền năng về tinh thần. Nếu bạn biết rằng thể tinh thần cũng giống như thể vật chất (thểxác), đều có những giác quan riêng biệt thì bạn sẽ hiểu điều tôi nói. Nếu thể xác có thị giác thì thể tinhthần cũng có một thị giác tương tự, nhưng đây là một thứ thị giác đặc biệt, có thể nhìn thấy những cái mànhãn quan của thể xác không nhìn thấy được. Người Tây Tạng gọi quyền năng nầy là Thần nhãn haycon mắt thứ ba (Third eyes). Sách vở huyền môn Tây Tạng nói rõ rằng, thể tinh thần có những giác quantương ứng với những giác quan của thể xác nhưng bao trùm một giới hạn bao la, rộng rãi hơn nhiều.
Các danh sư Tây Tạng gọi đó là các năng khiếu mà con người có thể sử dụng được nếu họ biết cáchchủ trị tinh thần, khai triển các giác quan này. Dĩ nhiên những người đã khai mở những quyền năng đócó thể ý thức được nhiều điều mà người ta không thể biết được.Chính nhờ khai mở được các giác quan đặc biệt nầy mà các danh sư Tây Tạng đã nghiên cứu về đờisống ở cõi giới bên kia, cõi giới mà chúng ta thường gọi là "cõi chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác địnhrằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống nầy qua giaiđoạn sống khác. Xác phục vụ tinh thần và là một phương tiện liên lạc (communicate) với cõi trần. Nếukhông có xác thân thì phần tinh thần không thể liên lạc với cõi trần được và dĩ nhiên không thể ảnhhưởng hoặc thọ lãnh ảnh hưởng của nó. Cõi trần là một trường học hết sức quan trọng để linh hồn họchỏi, kinh nghiệm, và những điều học hỏi đều được lưu trữ trong ký ức tâm linh, một thứ ký ức vô giớihạn.
Chỉ riêng ở cõi trần người ta mới có thể thực sự học hỏi và áp dụng hay thực hành những điều đãhọc. Ở những cõi giới khác, vì sự cấu tạo của nguyên tử quá thanh, quá nhẹ nên việc học hỏi chỉ có tínhcách lý thuyết chứ không thể thực hành được.Điều chúng ta cần biết là những người mà ta cho rằng đã chết thực ra không hề chết, không hề xa lìachúng ta. Vì một lý do mơ hồ mà người ta tin rằng chết là chấm dứt, là chia ly, sau đó linh hồn hoặc đượclên thiên đàng hoặc xuống địa ngục rồi ở đó vĩnh viễn. Tác động của Thượng Đế chắc chắn vô cùnghuyền diệu, nhiều khi chúng ta không thể hiểu được nhưng không bao giờ trái ngược với các định luậtthiên nhiên. Khi một người cởi bộ áo choàng ra thì họ vẫn đứng ở chỗ cũ chứ nào có thể biến mất được.Hình dáng của họ thay đổi phần nào nhưng chắc chắn họ không thể phút chốc biến ra người khác được.Vì thể xác đã bỏ lại nên bạn không còn thấy người đó nữa mà chỉ thấy cái thể xác bất động nằm đó thôi.
Nhưng điều này không có nghĩa là người bạn yêu thương đã đi xa rồi.Khoa học đã chứng minh rằng mắt của chúng ta chỉ đáp ứng được với một số rung động tối thiểu trongvũ trụ. Nếu sử dụng các dụng cụ tinh vi hơn, người ta có thể nhìn thấy như tia hồng ngoại, tia tửngoại.v.v..Nếu bạn tin rằng các giác quan của thể xác đã giúp bạn cảm nhận được những vật chất cấutạo bằng nguyên tử của cõi hồng trần thì các giác quan của thể tinh thần cũng sẽ giúp bạn cảm xúc đượccác nguyên tử cấu tạo bởi cõi đó. Nhờ xúc giác, chúng ta có thể sờ mó các vật chất của cõi trần thì mộtthứ xúc giác đặc biệt của thể tinh thần cũng giúp chúng ta sờ mó được các vật chất cấu tạo bởi nguyêntử cõi nầy. Bạn đừng nghĩ rằng cõi tinh thần đó nằm ở đâu xa xôi, thực ra nó và cõi trần này ở cùng mộtchỗ, chiếm cùng một vị trí trong không gian và thời gian, nhưng vì cấu tạo bởi các nguyên tử khác nhaunên người ta không cảm thấy nhận được nó đó thôi.
Quy tắc của điều mà khoa học gọi là "chiều khônggian" (dimension) hiển nhiên đã vén lên một phần của sự bí mật này. Dĩ nhiên ngoài cõi tinh thần cònnhiều cõi giới khác nữa nhưng điều đó không quan hệ đến chúng ta hiện nay.Tóm lại, người mà bạn tưởng đã đi xa rồi thật ra vẫn ở bên cạnh bạn và có thể đứng sát kề vai với bạnnữa kia. Dĩ nhiên bạn còn mặc một tấm áo choàng dầy, còn người kia thì đã cởi bỏ chiếc áo đó rồi, do đóbạn không còn nhìn thấy người ấy nữa nhưng người ấy vẫn nhìn thấy bạn vì sự rung động của cácnguyên tử của cõi kia thanh nhẹ hơn nên có thể nhìn thấy được nhiều hơn.Trong khi ngủ, khi bạn tạm thời cởi bỏ bộ áo vật chất này ra thì bạn và người đó có thể tiếp xúc với nhaudễ dàng. Vì đa số mọi người thiếu sự chuẩn bị và công phu hàm dưỡng tinh thần nên vẫn luôn luôn cómột khoảng cách giữa tri thức của thể xác và thể tinh thần, do đó họ không thể nhớ lại được việc làm củathể tinh thần trong giấc ngủ. Hiển nhiên nếu chúng ta có thể nhớ trọn vẹn thì sự chết đâu còn nữa.
Mộtsố đạo sư phương Đông đã tập luyện được công phu gìn giữ cái trí nhớ liên tục nầy mà giao tiếp với cõitinh thần trong giấc ngủ hoặc khi hành thiền. Dĩ nhiên đôi lúc cũng có người nhớ lại vài chi tiết trong lúcngủ nhưng họ thường kết luận đó là chuyện chiêm bao vô giá trị. Một người biết đoán điềm giải mộng cóthể nói cho họ biết nhiều điều lý thú mà họ không ngờ.Đối với những người có thân quyến vừa lìa đời, nếu họ ngủ được một giấc thoải mái thì khi tỉnh dậy họđều có cảm giác an tĩnh, phúc lạc như vừa được gần người thương yêu. Điều này không lạ vì hiển nhiênhọ đã tiếp xúc được với người thân trong giấc ngủ. Nếu bạn biết rằng cõi trần của chúng ta là cõi thấp,và cõi bên kia cửa tử vốn cao hơn thì hiển nhiên cõi cao bao trùm cõi thấp theo định luật thiên nhiên. Ởcõi tinh thần người ta có thể nhớ lại rất rõ ràng các chuyện đã xảy ra trong cõi trần.
Cũng như thế, khingủ người ta có thể hồi tưởng được nhiều chuyện đã quên từ lâu rồi, vì không còn bị cản trở bởi cácchướng ngại thuộc thể xác. Khi thức giấc, con người khoác lấy bộ áo vật chất, ký ức bị chi phối bởi cácảnh hưởng thể xác, nó che khuất các linh năng cao hơn nên ít ai nhớ được điều gì rõ ràng. Các danh sưTây Tạng chỉ dẫn rằng, nếu muốn chuyển đạt tin tức cho người quá cố, bạn có thể giữ trong tư tưởngđiều bạn muốn nói thì chuyện đó sẽ xảy ra. Tuy nhiên bạn nên biết rằng ở cõi tinh thần, người ta có thểđọc được tư tưởng của người sống. Nếu người quá cố vẫn còn luẩn quẩn gần đó thì họ có thể đọc đượctư tưởng của bạn dễ dàng. Ở cõi tinh thần, người ta không rảnh rỗi ngồi không đâu mà có những việckhác để thi hành, do đó nếu có thể, bạn không nên làm rộn đến họ.
Thánh Kinh đã ghi rõ: "Linh hồn con người nằm trong tay Thượng Đế và nơi đây không có sự đau khổ nàocó thể chạm đến họ được". Nếu đã tin tưởng như thế thì tại sao người ta không lo sợ? Phải chăng chúngta thắc mắc vì quan niệm thiên đàng và địa ngục vẫn chi phối sự tin tưởng của chúng ta? Nếu bạn hiểubiết định luật thiên nhiên như vật lý thì làm sao một người bất thình lình nhảy vọt một cái lên đến tận trờihoặc rơi tuốt xuống đại ngục được! Thật ra một Thượng Đế bác ái và nhân từ không thể tạo ra một địangục với những ý nghĩ ghê tởm của nó được. Dù hiểu theo quan niệm nào thì cũng không thể có một địangục, trừ ra chính nó là cái địa ngục mà con người đã tạo ra cho con người ở cõi trần thế nầy.
Tôi mong bạn hiểu rằng sự chết không đem lại một thay đổi gì cho con người thật sự cả. Không thể nàomột người vừa chết đã trở nên một vị thánh, hay một đấng thiên thần. Người chết cũng không thể trởthành một bậc vĩ nhân hiểu biết tất cả mọi sự được, mà chỉ là một người giống như trước khi chết mộtngày hay một vài giờ mà thôi. Hiển nhiên người đó cũng có tình cảm, kiến thức, sự hiểu biết, chỉ khác ởchỗ họ đã cởi bỏ bộ áo mặc trên người ra, cởi bỏ cái gánh nặng trên vai (bệnh tật, mệt nhọc của xácthân) và có cảm giác thảnh thơi tự tại. Khi còn sống, ai ai cũng phải làm việc để giải quyết những nhucầu vật chất như thực phẩm, nơi chốn cư ngụ, quần áo che thân.v.v. Tại cõi tinh thần, những thứ này trởnên vô dụng.
Thể tinh thần không cần thực phẩm hay nơi chốn cư ngụ, do đó người ta dường như thoátđược cái áp lực lớn lao về sự sinh sống. Đây là cả một sự cởi bỏ gánh nặng rất lớn nên người ta thườngthấy nhẹ nhàng thoải mái.Theo các danh sư Tây Tạng, trong cõi tinh thần, không gian không còn là một trở ngại nữa. Người ta tựdo di chuyển đó đây theo ý muốn. Nếu thích phong cảnh trời biển, họ tha hồ ngao du những chỗ nào đẹpđẽ nhất. Nếu thích mỹ thuật, họ có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sỹ tài bamà không phải chờ đợi xếp hàng hay mua vé vào cửa. Nếu thích âm nhạc, họ có thể di chuyển từ hí việnnày đến hí viện khác để thường thức các khúc nhạc tuyệt diệu. Bất cứ thích điều gì, họ có thể thưởngthức điều đó hết sức dễ dàng, miễn là những cái đó thuộc về phạm vi tinh thần hay xuất phát từ các tìnhcảm cao thượng. Tại sao? Vì những thứ này không cần phải sử dụng đến một thể xác vật chất.
Dĩ nhiênnếu điều họ thích là một thú vui dựa trên các cảm xúc của thể xác thì vấn đề hoàn toàn khác hẳn vì họ sẽkhông thể thỏa mãn được. Một người nghiện rượu sẽ không uống được rượu vì làm gì còn xác thân.Cũng như thế, một kẻ thèm ăn sẽ khổ sở, luôn luôn có cảm giác đói khát vì còn thể xác đâu nữa để ăn!Một kẻ tham lam, bỏn xẻn tiền bạc sẽ khổ sở vì không còn gì để chất chứa. Kẻ ham nhục dục sẽ điêncuồng vì thèm khát mà không được thỏa mãn. Người ghen tuông sẽ bị tình cảm dày vò, nhất là khi họkhông còn xen vào công việc của người mà họ ghen tức được nữa.
Tóm lại, sự khổ sở chỉ bắt nguồn từ những đam mê xây dựng trên căn bản xác thịt, trên thể vật chất. Nếubiết kiềm chế những cảm giác này thì họ bớt đau khổ hơn vì nguyên nhân của đau khổ bắt nguồn từ hammuốn. Khi hết ham muốn thì đau khổ cũng chấm dứt ngay. Bạn nên biết rằng đây không phải là một "sựtrừng phạt" mà thật ra chỉ là kết quả tự nhiên của một nguyên nhân do chính tác nhận đã hành động. Đóchính là cái "quả" bắt nguồn từ cái "nhân" là sự ham muốn. Một khi mãnh lực của cái "nhân" không cònthì "quả" chấm dứt ngay. Nó là định luật "tác động và phản xạ" của vật lý chứ không có gì lạ.Hiển nhiên có những người không nhiều tật xấu. Khi còn sinh tiền họ sống bình thường, không xa hoaphù phiếm gì nhưng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng xã hội cùng những tập tục của nó. Dĩ nhiên họ khôngđau khổ điên cuồng như những người đam mê về xác thịt nhưng vì thiếu một đời sống tinh thần mà họcảm thấy cô quạnh vì thời gian sao kéo dài quá.
Khi xưa họ thích tụ tập bạn bè nói chuyện trên trời dướibiển thì nay những điều này không có ý nghĩa gì nữa. Tại cõi tinh thần, ai nấy đều có thể đọc được tưtưởng của nhau, những điều khoác lác, phóng đại để mua vui không còn hấp dẫn được ai nữa. Tại đâykhông có khoe khoang địa vị, y phục, danh giá hay sự quan trọng cá nhân vì những cái hời hợt đó khôngcó ý nghĩa gì ở cõi này.Tôi đã sử dụng danh từ "cõi này", "cõi nọ" làm như nó ở xa lắm! Thật ra nó vẫn ở gần, rất gần với cõitrần của chúng ta chứ không hề đi đâu xa. Nếu có khác thì chỉ khác ở một chiều không gian mà thôi.
Cõi giới bên kia cửa tử được cấu tạo bởi các nguyên tử hết sức nhanh và nhẹ nên hợp với những ngườisống về tâm linh. Những người này sẽ cảm thấy thoải mái hơn ở cõi trần vì ở cõi bên đây có các rungđộng thanh cao, thuận lợi cho việc trao dồi kiến thức, phát triển khả năng tinh thần. Nếu các nhà trí thức,nghệ sỹ, những người có tâm hồn hướng thượng đều cảm thấy thoải mái, ung dung tự tại, thì người giàulòng bác ái không mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà chú tâm đến hạnh phúc của người khác, còn sungsướng hơn nữa, vì họ có thể làm việc một cách đắc lực. Tuy cõi này không có ai nghèo khổ, lạnh lẽonhưng vẫn có những tâm hồn buồn rầu, đầy hoang mang sợ hãi, cần được giúp đỡ an ủi. Do đó cácdanh sư Tây Tạng thường chú tâm nghiên cứu cõi vô hình để hướng dẫn và giúp đỡ cho những kẻ này.
Vì đa số mọi người không biết gì về thế giới bên kia cửa tử nên họ đều thiếu chuẩn bị. Chính vì thiếuchuẩn bị mà nhiều người chịu đau khổ, mê muội, cứ lang thang sợ hãi trong một cảnh giới kỳ lạ, mơ mơmàng màng, hư hư thực thực, không siêu thoát được. Thượng Đế thường hành động một cách bí mật,không mấy ai có thể hiểu. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao phần lớn con người khi già yếu, các cơ quan thểxác dần dần thoái hoá, các ham muốn như ăn uống, thèm khát cảm xúc xác thịt cũng theo đó mà giảmbớt đi. Khi bệnh tật đau ốm, người ta chỉ mong sao chóng khỏe thôi chứ ai đâu còn ham muốn gì khác.Phải chăng đó là một cách gián tiếp giúp con người kiềm chế bớt các thú vui xác thịt, các ham muốn vậtchất để tránh khỏi phải đau khổ khi từ giã cõi đời, khi ham muốn mà không thể thỏa mãn được nữa?
Hiển nhiên nếu biết vậy, người ta cần phải chuẩn bị, phải tập làm chủ các giác quan, kiềm chế các hammuốn vật chất, phát triển đời sống tinh thần ngay từ lúc này, để tránh không bị khổ sở khi bước vào thếgiới bên kia. Thật đáng tiếc khi đa số người ta cứ mải mê lo lắng cho đời sống phù du, giả tạo, ngắn ngủiở cõi nầy mà không biết gì đến những đời sống khác. Họ có thể bỏ ra cả tuần hoạch định chương trìnhcho một chuyến du lịch trong khi không hề chú ý gì đến một nơi mà trước sau ai cũng phải đến.Có lẽ bạn tự hỏi người chết trẻ khi lòng ham muốn vật chất còn mãnh liệt thì sẽ ra sao? Dĩ nhiên họ gặpnhiều khó khăn hơn người chết già hay chết bệnh. Họ dễ bị lôi kéo, thu hút vào những cảnh giới thấpthỏi, ngột ngạt, bị chìm đắm trong các rung động xấu xa, sống trong tình trạng hoang mang đau khổ, đầythèm khát cho đến khi biết kiềm chế lòng ham muốn thì mới siêu thoát được.
Vì đã mấy ai biết trước giờchết, tử thần có bao giờ báo trước nên con người cần chuẩn bị một đời sống thanh khiết, hướng thượngngay từ bây giờ. Điều chính yếu là nên giảm bớt các ham muốn vật chất để tránh khỏi lâm vào tình trạngnhư đói không được ăn, khát không được uống, thèm muốn không được thỏa mãn, toàn thân nóng rựcnhư than hồng vì ham muốn hành hạ.
Này bạn, điều này không phải là sự trừng phạt vì không hề có chủ thể hay đối tượng, không hề có quỷsứ hành hạ. Diêm vương xét xử mà chỉ là kết quả của định luật thiên nhiên. Một cái "nhân" sẽ tạo một cái"quả" lòng ham muốn không được thỏa mãn sẽ tạo đau khổ. Dù được thỏa mãn, nó sẽ tạo nên nhữngham muốn khác nữa cho đến khi không thể thỏa mãn. Sự đau khổ luôn luôn gia tăng theo đà ham muốn,càng ham muốn nhiều thì khổ đau càng lớn. Hiển nhiên tình trạng này không kéo dài mà sẽ chấm dứtngay khi sự ham muốn không còn nữa. Nếu người chết có đủ nghị lực, không ngoan để chế ngự nhữngcảm giác khát khao về cõi trần thì họ sẽ không bị ràng buộc hay bị hành hạ bởi lòng ham muốn. Tiếcthay, vì không được giải thích một cách rõ ràng như vậy nên phần đông nhân loại cứ nhởn nhơ vui chơi,tìm khoái lạc qua các cảm xúc của thể xác mà không ý thức rằng thể xác vốn vô thường, nay còn mai mất, trước có sau không, những vui thú ngắn ngủi phù du của một kiếp người trong chốc lát đã dọnđường cho sự đau khổ triền miên ở cõi bên kia. Thời gian ở cõi trần bị giới hạn bởi các điều kiện vật chấtvì thể xác được cấu tạo bởi các nguyên tử trọng trược, không thể kéo dài quá lâu. Trong khi thời gian ởcõi bên kia hoàn toàn tùy thuộc vào sự rung động của các nguyên tử cấu tạo nên tinh thần. Nếu lòngham muốn còn mãnh liệt, sự rung động còn thô thiển nặng trọc, thì thể tinh thần không thể siêu thoát lêncõi trên mà lưu lại nơi đây rất lâu…
MỤC LỤC:
Phần I Bên Kia Cửa Tử Phần II Trở Về Từ Cõi Sáng Một Vài Trường Hợp Đặc Biệt Khác Áp Lực Vật Chất Đối Với Những Người Vừa Từ Trần Phần III Tử Thư Tây Tạng Phần Kết