094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA - TS DAISETZ T. SUZUKI ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA - TS DAISETZ T. SUZUKI Tác Giả: TS Daisetz T. Suzuki
Dịch: HT Thích Nguyên Hiệp
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 374 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2022
Độ Dày: 1,7cm
GL05 SÁCH GIÁO LÝ 130.000 đ Số lượng: 100 Quyển
  • ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA - TS DAISETZ T. SUZUKI

  •  1646 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: GL05
  • Giá bán: 130.000 đ

  • Tác Giả: TS Daisetz T. Suzuki
    Dịch: HT Thích Nguyên Hiệp
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 374 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2022
    Độ Dày: 1,7cm


Số lượng
Lời Người Dịch
Đại Cương Phật Giáo Đại Thừa (Outlines of Mahāyāna Buddhism) được Thiền sư D.T. Suzuki viết vào đầu thế kỷ XX. Vào thời điểm đó, cuốn sách được xem là tác phẩm đầu tiên trình bày một cách có hệ thống về giáo thuyết và triết học của Phật giáo Đại thừa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, được viết dành cho các độc giả phương Tây, với mong muốn đem đến cho họ một cách hiểu đúng về Phật giáo Đại thừa. Vào đầu thế kỷ XX, Phật giáo được biết đến ở phương Tây chủ yếu là Phật giáo Theravāda, nhờ vào những tác phẩm của các học giả như T.W. Rhys Davids, Hermann Oldenberg, Henry Olcott, Paul Carus... Phật giáo Đại thừa nói chung không được hiểu đầy đủ hay bị hiểu sai do những nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc tiếp cận các nguồn tài liệu.

 
đại cương phật giáo đại thừa 1 min


Các học giả như Samuel Beal, Joseph Edkin, W. Wassiljew, v.v. khi nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản đã cố gắng trình bày những tư tưởng cơ bản của Phật giáo Đại thừa, nhưng phương pháp của họ không có hệ thống chặt chẽ. Hơn nữa, họ không có kiến thức toàn diện về chủ đề này, vì thông tin của họ được thu thập qua các nguồn không xác thực, hoặc qua một số kinh sách Đại thừa mà họ chọn ngẫu nhiên từ Tam tạng Hán ngữ. Cũng có một số học giả, chẳng hạn như H. Kern, Eugène Burnouf, Vallée Poussin, Sylvain Levi, Max Müller..., đã cố gắng mô tả những đặc điểm của Phật giáo Đại thừa thông qua các văn bản Sanskrit ở Nepal. Dù rằng đây là một nỗ lực đáng ghi nhận, nhưng như chúng ta biết, những tài liệu tiếng Sanskrit này của Phật giáo chỉ là một phần nhỏ trong số lượng lớn văn học Đại thừa được lưu giữ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng; và rõ ràng là chúng ta không thể có được một kiến thức đầy đủ về Phật giáo Đại thừa khi chỉ dựa vào các tài liệu Sanskrit mà bỏ qua Tam tạng Hán ngữ và Tạng ngữ.

Do đó, Thiền sư D.T. Suzuki đã có sự góp công quan trọng trong việc giới thiệu Phật giáo Đại thừa đến với thế giới phương Tây khi cuốn sách của ông, bằng việc trình bày có hệ thống với các trích dẫn từ các nguồn tham khảo khác nhau, đặc biệt là từ Hán tạng, đã bổ sung phần thông tin thiếu hụt mà các học giả phương Tây bấy giờ, vì những lý do khác nhau, đã không tiếp cận được. Tuy nhiên, Đại cương Phật giáo Đại thừa không hẳn là một tác phẩm thiên về học thuật, vì như tác giả của cuốn sách đã nói ở nơi lời nói đầu, mục đích của ông là cung cấp một thuyết minh phổ thông về Phật giáo Đại thừa vốn rất thường bị hiểu sai, và trong thực tế đã bị hiểu sai, bởi các học giả phương Tây.

Cuốn sách được chia thành ba phần: 1. Giới thiệu, 2. Đại thừa tư biện, và 3. Đại thừa thực tiễn. Ở phần giới thiệu, tác giả đề cập đến sự khác biệt giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, ý nghĩa lịch sử của Đại thừa, đặc điểm lịch sử của Đại thừa, ở đó các triết gia Phật giáo Ấn Độ giáo như Mã Minh (Aśvaghosha), Long Thọ (Nāgārjuna), Vô Trước (Asanga), An Huệ (Sthivamati), Thánh Thiên (Āryadeva), v.v. được đề cập đến. Phần Đại thừa tư biện bao gồm các chương về Thực tiễn và tư biện, Phân loại tri thức, Chân như, Như Lai tạng, A-lại-da thức, học thuyết Vô ngã và Nghiệp. Phần Đại thừa thực tiễn bao gồm các chương nói về Pháp thân, học thuyết Tam thân, Bồ-tát, Thập địa Bồ-tát, và Niết-bàn.

 
đại cương phật giáo đại thừa 2 min


Như đã nói, tác phẩm Đại Cương Phật Giáo Đại Thừa này được viết chính yếu nhằm đến độc giả phương Tây, và chính vì lý do này nên tác giả đã sử dụng một loại ngôn ngữ và phong cách được xem phù hợp với độc giả của mình. Nhiều thuật ngữ Phật giáo đã được tác giả diễn giải theo một cách thức mới. Và khắp trong tác phẩm, chúng ta thấy ông trích dẫn khá thường xuyên những lời từ Thánh kinh và những tư tưởng triết học phương Tây khác nhau để minh họa hay so sánh với tư tưởng Phật giáo. Việc trích dẫn so sánh hay minh họa này, trong một số trượng hợp, nếu đưa ra khỏi ngữ cảnh phương Tây, có thể không còn phù hợp. Việc giải thích giáo thuyết Phật giáo của tác giả trong cuốn sách này, ở một số nơi cho thấy chịu sự ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội. Ví dụ ở chương nói về nghiệp, khi bàn về nghiệp và công bằng xã hội, cách giải thích của tác giả cho thấy sự ảnh hưởng của khuynh hướng xã hội thế giới vào đầu thế kỷ XX, thời kỳ tác giả là một chứng nhân.

Việc diễn giải bổn nguyện Pháp thân (Dharmakāya) thành ý chí Pháp thân, cho rằng Pháp thân có ý chí tự do tuyệt đối, hay thậm chí biến Pháp thân thành “Thượng đế” của Phật giáo mang màu sắc phiếm thần triệt để, cũng cho thấy sự tùy thuận trong việc giải thích Phật pháp mà có lẽ được nghĩ phù hợp với một ngữ cảnh xã hội cụ thể. Và ngoài ra, Thiền sư D.T. Suzuki mặc dù được xem là một người có tư tưởng phóng khoáng và vô tư, nhưng trong tác phẩm này, đây đó chúng ta cũng bắt gặp những quan kiến mang tính bộ phái, và điều này có thể tạo nên sự không hài lòng cho một số độc giả. Tuy nhiên, Thiền sư D.T. Suzuki không phải luôn thiên vị tông phái mà ông thuộc về, vì như chúng ta thấy trong tác phẩm này, ông đã không ngần ngại phê bình những nhà Đại thừa đã nhấn mạnh quá mức sự khác biệt tông phái và những tranh luận “vặt vãnh” giữa họ; hay ông cũng thẳng thắn cho rằng sự phân chia Bồ-tát đạo thành mười giai đoạn (thập địa) là quá giả tạo và không cần thiết.
Thích Nguyên Hiệp

 
đại cương phật giáo đại thừa 3



Trích "Phật Giáo Đại Thừa Và Phật Giáo Tiểu Thừa":
Thuật ngữ “Đại thừa” (Mahāyāna) và “Tiểu thừa” (Hīnayāma) nghe có vẻ xa lạ với hầu hết độc giả của chúng tôi, có lẽ ngay cả đối với những người đã dành ít nhiều thời gian nghiên cứu về Phật giáo. Đến thời điểm này, họ vẫn tin rằng chỉ có một hình thức Phật giáo, và không hề tồn tại những danh xưng như Đại thừa và Tiểu thừa. Nhưng sự thật cũng giống như ở trong các hệ thống tôn giáo khác, có nhiều tông phái ở trong Phật giáo. Chúng ta được cho biết rằng, trong vòng vài trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, đã có hơn 20 tông phái khác nhau được thiết lập, tất cả đều tuyên bố là theo giáo lý chính thống của Đức Đạo sư. Tuy nhiên, những tông phái này dường như đã lần lượt mất đi tầm ảnh hưởng khi ở đó xuất hiện một tông phái mới mà cơ chế chung của nó hoàn toàn khác với các tông phái trước đó, nhưng quan trọng hơn nhiều là ý nghĩa của nó như một phong trào tôn giáo.

Tông phái mới, hay đúng hơn là hệ thống mới này đã trở nên nổi bật vào thời điểm đó khi nó đứng tách biệt với tất cả các tông phái khác. Về cơ bản, tông phái này dạy tất cả những gì được xem là thuộc Phật giáo, nhưng nó rất toàn diện về nguyên tắc, phương pháp và phạm vi của nó. Và bởi lý do này, Phật giáo bấy giờ được chia thành hai hệ thống lớn, Đại thừa và Tiểu thừa; hệ thống sau bao gồm tất cả các tông phái nhỏ được thiết lập trước Phật giáo Đại thừa. Đại khái, sự khác biệt giữa Đại thừa và Tiểu thừa là thế này: Đại thừa thì tự do và tiến bộ hơn, nhưng ở nhiều phương diện nó quá siêu hình và đầy những tư tưởng tư biện mà chúng đạt đến một tầm mức đáng kinh ngạc. Ngược lại, Tiểu thừa có phần hơi bảo thủ và ở nhiều điểm có thể được xem là một hệ thống đạo đức duy lý.

 
đại cương phật giáo đại thừa 4 min


Đại thừa về nghĩa đen có nghĩa là “cỗ xe lớn” và Tiểu thừa có nghĩa là “cỗ xe nhở”, tức là về phương diện cứu độ. Sự phân biệt này chỉ được những người theo Đại thừa công nhận, bởi vì chính họ đã gán danh hiệu không được hoan nghênh là Tiểu thừa cho những người anh em khác phái của họ, nghĩ rằng họ tiến bộ hơn và có năng lực giáo hóa tốt hơn những người Tiểu thừa. Tất nhiên, những người theo Tiểu thừa không thừa nhận giáo thuyết Đại thừa là Chánh pháp của Đức Phật, và khẳng định rằng không thể có bất kỳ Phật giáo nào khác ngoài Phật giáo của họ. Đối với họ, hệ thống Đại thừa dĩ nhiên là một loại dị giáo. Về mặt địa lý, Phật giáo Đại thừa phổ biến ở Nepal, Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, v.v., trong khi Phật giáo Tiểu thừa hưng thịnh ở Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam-pu-chia, v.v. Do đó, Đại thừa và Tiểu thừa còn được gọi là Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông) và Phật giáo Nam truyền (Nam tông).

Nhân đây tôi xin nhận xét rằng sự phân chia này không hoàn toàn chính xác, vì chúng ta thấy có một số tông phái ở Trung Quốc và Nhật Bản không có sự tương đồng với Phật giáo Bắc truyền, tức là Phật giáo thịnh hành ở Bắc Ấn. Ví dụ, chúng ta không thấy ở Nepal hay Tây Tạng có bất kỳ tông phái nào giống với các tông phái Tịnh độ (Sukhāvati) của Nhật Bản hay Trung Quốc. Tất nhiên, những tư tưởng cốt yếu chung của triết học Tịnh độ được tìm thấy trong văn học kinh điển cũng như trong những tác phẩm của các tác giả như Mã Minh (4śvaghosa), Vô Trước (Asanga) và Long Thọ (Nāgārjuna). Nhưng những tư tưởng đó đã không được phát triển và trở thành một tông phái mới như ở phương Đông. Do đó, thay vì chia Phật giáo thành hai khu vực địa lý, có thể thích hợp hơn nếu chia thành ba: Nam, Bắc và Đông…

 
đại cương phật giáo đại thừa 5 min


Mục Lục:
Lời Người Dịch
Giới Thiệu
Chương 1: Tổng Quan Về Tư Tưởng Phật Giáo
Chương 2: Tổng Quan Về Lịch Sử Phật Giáo Đại Thừa
Chương 3: Thực Tiễn Và Tư Biện
Chương 4: Phân Loại Tri Thức
Chương 5: Chân Như
Chương 6: Như Lai Tạng Và A-Lại-Da Thức
Chương 7: Học Thuyết Vô Ngã
Chương 8: Nghiệp
Chương 9: Pháp Thân
Chương 10: Học Thuyết Tam Thân
Chương 11: Bồ Tát
Chương 12: Mười Giai Đoạn Của Bồ Tát Đạo
Chương 13: Niết - Bàn
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây