094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CON NÊN NGƯỜI - TS THÁI LỄ HÚC LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CON NÊN NGƯỜI - TS THÁI LỄ HÚC Tác Giả: TS. Thái Lễ Húc
Dịch: Tống Như Cường
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 65 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2021
Độ Dày: 0,4cm
DCNN SÁCH GIÁO LÝ 15.000 đ Số lượng: 9 Quyển
  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CON NÊN NGƯỜI - TS THÁI LỄ HÚC

  •  1885 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: DCNN
  • Giá bán: 15.000 đ

  • Tác Giả: TS. Thái Lễ Húc
    Dịch: Tống Như Cường
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 65 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2021
    Độ Dày: 0,4cm


Số lượng
Trích “Làm Thế Nào Để Dạy Con Nên Người”:
1. Điều Quan Trọng Nhất Không Gì Bằng Dạy Bảo Con Cái: Con người cần có sự chọn lựa nặng, nhẹ, nhanh, chậm, việc gì làm trước, việc gì làm sau. Chúng ta thường nói: “Điều quan trọng nhất không gì bằng dạy bảo con cái”, việc lớn thứ nhất của đời người là phải dạy bảo con cái cho tốt. Nếu như không dạy bảo con cái được tốt thì cuộc đời này của các vị có được hạnh phúc không? Một người có phước báu hay không, cuộc sống của họ có được tự tại, thoải mái không khi đến tuổi trung niên và tuổi già đều được quyết định bởi việc con cái họ có hiểu chuyện hay không, có hiếu thảo không. Nếu như chúng ta nuôi đứa con không hiểu chuyện thì nửa cuộc đời về sau của chúng ta sẽ ra sao? Rất là khổ sở! Bởi vì chúng ta không biết được đứa con hôm nay sẽ lại diễn màn kịch gì để cho chúng ta phải thu dọn tàn cuộc. Muốn nuôi dưỡng tốt con cái thì phải đặt sự giáo dục lên hàng đầu, đặt ở vị trí quan trọng. Vậy thì các vị đã chọn lựa đúng sự nặng, nhẹ, nhanh, chậm rồi.


 
làm thế nào để dạy con nên người


2. Chỉ Chú Trọng Điểm Số Sẽ Xảy Ra Nhiều Tệ Đoan: Khi tôi giảng ở Malaysia, tôi có hỏi phụ huynh của bọn nhỏ rằng: “Điều gì được gọi là giáo dục?” Có một vị phụ huynh rất thật thà, ông nói: “Được 100 điểm!” (Ở Trung Quốc thang điểm cao nhất là 100, ở Việt Nam là thang điểm 10). Ông ấy rất đáng được khích lệ, bởi vì không có một chút giả dối nào, ông đã nói ra điều mà trong lòng mình nghĩ. Khi dạy học sinh, tôi cũng rất chú trọng đến việc giao lưu trao đổi với phụ huynh. Mỗi lần tọa đàm với các vị phụ huynh, tôi đều hỏi các vị phụ huynh rằng: “Thưa các bậc phụ huynh! Các vị cảm thấy giáo dục cả một cuộc đời bọn trẻ thì điều quan trọng nhất là dạy bảo chúng thái độ làm người, làm việc hay là dạy bảo để chúng nâng từ 90 điểm lên thành 100 điểm? Điều đầu tiên quan trọng hay điều thứ hai quan trọng?”

Cho đến thời điểm này, chưa có một vị phụ huynh nào nói rằng điều thứ hai là quan trọng nhất. Các vị thấy phụ huynh chúng ta có phải là rất sáng suốt không? Nghe thì rất là sáng suốt! Tôi lại hỏi: “Vậy thì đại đa số các bậc phụ huynh thực hiện theo điều thứ nhất hay điều thứ hai?” Đa số phụ huynh làm điều thứ hai: “Lần này con thi được mấy điểm? Mang lại đây cho cha xem nào!” Trong đầu của các bậc phụ huynh chỉ toàn là điểm số.


 
làm thế nào để dạy con nên người 2 min


Chúng ta phải nghĩ lại! Chúng ta khuyên bảo con cái rằng: “Làm người thì lời nói phải đi đôi với việc làm!” Vậy tại sao rõ ràng chúng ta biết được rằng thái độ làm người, làm việc là rất quan trọng, nhưng thực tế chúng ta lại coi trọng điểm số? Thực ra thì không thể trách các bậc phụ huynh được, bởi vì họ vẫn chưa thể nghiệm được thái độ làm người, làm việc có ảnh hưởng lớn như thế nào đối với cuộc sống về lâu về dài của bọn trẻ sau này, nhưng 100 điểm thì lập tức có thể nhìn thấy được. Hơn nữa họ lại có thể lấy ra mà khoe: “Con trai tôi có ba môn, bốn môn học đều được 100 điểm”. Chúng ta phải bình tâm để suy xét: Hôm nay chúng ta đẩy con cái đi theo con đường điểm số, vậy xin hỏi: Bọn trẻ sẽ đi theo cuộc đời như thế nào và chúng ta có nhìn thấy không? Chúng ta đã đẩy con cái theo hướng nào? Theo hướng danh lợi.

 

Tôi cũng là sản phẩm của chủ nghĩa theo bệnh thành tích. Các vị có thấy không? Còn nhớ hồi tôi học cấp hai, khi thi được 98 điểm, tôi đã khóc đến nửa ngày. Tại sao ư? Bởi vì hồi đó tôi muốn vào lớp chọn, vậy mà thiếu mất hai điểm. Nếu như tôi không được vào lớp chọn thì phải làm sao đây? Cuộc sống của tôi không phải là đã bị hủy hoại sao! Có nghiêm trọng đến vậy không? Tại sao tôi lại cảm thấy nghiêm trọng như vậy? Tôi mới học cấp hai, vậy mà trong lòng đã so hơn tính thiệt. Thật là quá nghiêm trọng! Một đứa trẻ mà trong lòng cứ suy hơn tính thiệt thì cuộc sống có được hạnh phúc không? Thường thường sẽ bị phiền muộn vây quanh. Chủ nghĩa bệnh thành tích là cứ muốn điểm số của mình cao hơn, muốn trèo đạp lên trên người khác. Đáng lẽ ra tôi phải có tấm lòng như của Phạm Trọng Yêm: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, nhưng kết quả bởi chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa bệnh thành tích cho nên tôi chỉ muốn đánh bại người khác.

 
làm thế nào để dạy con nên người 4 min


Tôi nhớ hồi học cấp ba, khi được trả bài kiểm tra là tôi phải ngó xem người khác được bao nhiêu điểm. Nếu như điểm của người khác cao hơn điểm của tôi thì trong lòng tôi cảm thấy rất khó chịu. Thật là nhỏ nhen! Nhân cách như vậy có hạnh phúc được không? Chúng ta hãy suy nghĩ cho sâu xa. Còn nhớ sau khi tôi tốt nghiệp đại học, có một hôm tôi gặp một người bạn học thời cấp 2 ở cửa hàng. Trong ấn tượng của tôi, anh ấy lần nào thi cũng đứng đầu lớp chọn. Sau khi anh ấy tốt nghiệp đại học, bởi vì thường xuyên vùi đầu trong đống sách vở cho nên năng lực giao tiếp với người khác của anh ấy rất kém. Khi nói đến kinh nghiệm ra xã hội làm việc thì anh ấy lại run như cầy sấy. Anh ấy nói: “Con người sao mà lại đáng sợ như vậy?” Anh ấy rất sợ phải chung sống với người khác. Năng lực sống chung với người khác của anh ấy rất thấp, và do vậy, cũng không hình thành tấm lòng bao dung đối với người khác. Cuộc sống như vậy đương nhiên là không thể có được hạnh phúc…



Mục Lục:
  1. Điều Quan Trọng Nhất Không Gì Bằng Dạy Bảo Con Cái
  2. Chỉ Chú Trọng Điểm Số Sẽ Xảy Ra Nhiều Tệ Đoan
  3. Chạy Theo Thành Tích Học Tập Có Khẳng Định Là Có Ích Không?
  4. Xã Hội Cần Nhân Tài Như Thế Nào?
  5. Chữa Bệnh Khi Đã Có Bệnh Có Thể Giải Quyết Được Mấu Chốt Vấn Đề Không?
  6. Giáo Dục Luân Lý Đạo Đức Không Chỉ Dựa Vào Tiền Bạc Là Được
  7. Trẻ Em Ngay Từ Nhỏ Đã Phải Được Ươm Mầm Đạo Đức
  8. Thói Quen Phung Phí Làm Cho Trẻ Nhỏ Không Biết Đến Hiếu Đạo, Không Có Trách Nhiệm
  9. Tấm Gương Giáo Dục Con Cái Của Tiêu Hà
  10. Con Người Có Bốn Thói Xấu Là Kiêu, Xa, Dâm, Dật
  11. Giáo Dã Giả, Trưởng Thiện Nhi Cứu Kỳ Thất
  12. Sửa Chữa Lỗi Lầm Của Trẻ Nhỏ Như Cứu Hỏa
  13. Lỗi Lầm Là Kết Quả, Vậy Nguyên Nhân Do Đâu?
  14. Dạy Con Điều Thiện Trước Tiên Phải Dạy Con Biết Hiếu Thảo
  15. Một Đứa Trẻ Không Hiếu Thảo Sẽ Có Hậu Quả Gì?
  16. Dạy Con Cái Làm Việc Nhà Là Việc Rất Quan Trọng
  17. Phối Kết Hợp Giữa Vợ Chồng Trong Việc Giáo Dục Con Cái
  18. Giáo Dục Con Làm Việc Thiện Đó Là “Dục”
  19. Đệ Tử Quy Là Thước Đo Sự Lương Thiện Chính Xác Nhất
  20. Trách Nhiệm Của Người Mẹ Đối Với Việc Giáo Dục Con Cái
  21. Gia Đình Có Hai Trụ Cột Chủ Yếu Rất Quan Trọng Là Kinh Tế Và Nuôi Dạy Con Cái
  22. “Cha Mẹ Đại Diện” Trông Nom Con Cái
  23. Càng Ngạo Mạn Càng Khó Thành Tựu Trong Học Tập
  24. Học Tập Quý Nhất Là Phải Nỗ Lực Thực Hành
  25. Ngày Sinh Nhật Của Con Là Ngày Chịu Nạn Của Mẹ
 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây