094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

LỄ PHẬT VÀ Y HỌC - PHÁP SƯ ĐẠO CHỨNG LỄ PHẬT VÀ Y HỌC - PHÁP SƯ ĐẠO CHỨNG Biên Soạn: Pháp Sư Đạo Chứng
Dịch: Như Hòa (Bửu Quang Tự)
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 75 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2014
Năm Tái Bản: 2022
Độ Dày: 0,5cm
LPYH SÁCH GIÁO LÝ 30.000 đ Số lượng: 48 Quyển
  • LỄ PHẬT VÀ Y HỌC - PHÁP SƯ ĐẠO CHỨNG

  •  2691 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: LPYH
  • Giá bán: 30.000 đ

  • Biên Soạn: Pháp Sư Đạo Chứng
    Dịch: Như Hòa (Bửu Quang Tự)
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 75 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2014
    Năm Tái Bản: 2022
    Độ Dày: 0,5cm


Số lượng
Lời Nói Đầu
Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ lễ Phật chỉ là một hành động bày tỏ lòng cung kính cũng như để sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn của chính mình mà thôi, chứ chẳng hề biết lễ Phật còn là một phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu. Trong một lần được tiếp chuyện cô Cát Tường, cô có nhắc đến tác phẩm Lễ Phật Dữ Y Học (Lễ Phật và Y Học) của pháp sư Đạo Chứng do Tịnh Tông Học Hội ấn hành và tha thiết yêu cầu chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trước khi đọc tập sách này, chúng tôi thường lễ Phật theo thói quen, lễ một cách máy móc, lễ cho đủ số. Lễ xong ai nấy thường thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại, chứ chưa bao giờ được hưởng pháp vị vi diệu trong khi lễ Phật cả.


 
lễ phật và y học 1 min


Thử thực hành theo cách lễ Phật do Pháp Sư từ bị chỉ dạy, dù chưa nắm hoàn toàn được yếu quyết lễ Phật, chúng tôi đã nhận thấy việc lễ Phật trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Cứ mỗi lần quỳ xuống, củi thân rạp lạy, lại quán tưởng Đức Phật đoan nghiêm vi diệu, nghiễm nhiên đứng trên hai bàn tay sen của mình, lòng chúng tôi lại thấy lâng lâng khôn tả. Trước đây, mỗi lần lạy Phật sám hối, lễ xong 108 lễ là mệt nhoài; nay lễ đủ 108 lễ chỉ thấy hơi mệt, tâm tình cũng thoải mái, ý cũng chuyên chú hơn. Chúng tôi tin chắc rằng nếu tập luyện lâu ngày theo đúng cách Pháp Sư dạy, chắc chắn việc lê Phật sẽ trở thành một niềm pháp hỷ sung mãn vô biên đúng như các đệ tử của Pháp Sư đã trần thuật.

 
lễ phật và y học 2 min


Do tập sách khá dày, đã thế 2/3 cuốn sách lại luận giải nhiều về cơ sở sinh lý/vật lý của phương pháp này, nếu dịch đủ cả, bản dịch sẽ trở nên quá dài, trở thành một cuốn sách giáo khoa về sinh vật học, khiến điểm cốt yếu của tập sách này là cách lễ Phật đúng quy cách bị mờ nhạt đi. V thế, chúng tôi chỉ chọn dịch phần khái luận, phương pháp lễ Phật và một hai luận điểm Pháp Sư dùng để chứng minh tính cách khoa học và hợp lý của phương pháp lễ Phật này. Tưởng cũng nên nói thêm, trước khi xuất gia, Pháp Sư Đạo Chứng từng là một vị nữ bác sĩ, khuê danh là Quách Huệ Trân. Sau khi bị ác chứng ung thư, nhờ chi tâm tin tưởng vào Tam Bảo và lễ sám, bác sĩ Quách đã vượt qua được những di chứng ngặt nghèo của căn bệnh.

Với lòng tin nhiệt thành vào Tam Bảo, nhất là pháp môn Tịnh Độ, bà đã xuất gia và trở thành một vị pháp sư hữu danh của Phật giáo Trung Hoa. Khi nghiên cứu cách lạy Phật này, Ngài đã chú tâm diễn giải và hoàn thiện nó trên cơ sở y học và vật lý học. Vì thế, có thể nói không sợ phóng đại rằng cách lạy Phật này rất hợp lý và rất khoa học. Ngưỡng mong những vị đồng tu có duyên đọc đến tác phẩm này sẽ tìm được niềm vui pháp hỷ sung mãn trong việc lễ Phật, cũng như càng lễ sám, tu niệm, càng thấy thân tâm khang kiện hơn.

 
lễ phật và y học 3



Trích “Lễ Phật Là Một Hành Động Rèn Luyện Tự Giác, Là Sự Hưởng Thụ Tối Cao”:
Có người cứ nghe nói đến việc “lễ Phật” bèn bài xích là hành động mê tín, chứ thật ra đối với ý nghĩa của chữ Phật và đạo lý “lễ bái” hoàn toàn chẳng hiểu gì nên mới ngộ nhận như thế. Lễ Phật nào phải là sùng bái, van vái thần minh bên ngoài một cách mù quáng, mà chính là một hành vi hợp lý, đúng đắn, có tiềm năng thâm nhập, khai phát tự tánh nội tại. Lễ bái chẳng những giúp cho thân, tâm khang kiện, mà còn có thể giúp ta huấn luyện năng lực giác chiếu cao cấp. Nếu bàn đến tác dụng “khiến tâm vui vẻ, sảng khoái, an định” thì lễ bái cũng là cách hưởng thụ pháp lạc cao quý. Nếu đã có thể tin tưởng vào lời giải thích căn bản trên thì không ai lại chẳng tán thành, đề cao hoạt động thân, tâm, tinh thần ưu tú này.

Có nhiều phương thức biểu đạt sự lễ kính sai khác. Do mỗi quốc gia có một nền văn hóa sai khác nên phương thức biểu đạt lễ kính cũng phải sai khác. Chẳng hạn như: Nước thì chắp tay, nước thì khom mình, có nước cúi đầu để biểu đạt ý lễ kính. Tại Tây Tạng, thường dùng phương thức “đại lễ bái” để lễ Phật. Thậm chí ngay nơi lúc trời Đông tuyết đọng, họ vẫn kiền thành rạp lạy toàn thân, nằm mọp xuống đất, hai tay hướng thẳng về trước, ép sát xuống đất. Tại Ấn Độ, có chín phương thức biểu đạt sự lễ kính, gọi là “Thiên Trúc cửu nghỉ”:

1. Mở lời thưa hỏi.
2. Cúi đầu biểu thị sự cung kính.
3. Giơ tay lên cao vái chào.
4. Chắp tay đặt ngang ngực.
5. Co gối (Ấn Độ coi phía phải tượng trưng cho chánh đạo, vì thế trong kinh thường thấy nói “trật áo vai hữu, gối phải chấm đất, gối trái dựng thẳng lên” để biểu thị sự lễ kính).
6. Quỳ thẳng (hai gối cùng đặt sát đất, mũi bàn chân chạm đất).
7. Bàn tay và gối cùng chạm đất.
8. Ngũ luân cùng gập lại (ngũ luân còn gọi là ngũ thể) tức là đầu, hai gối, hai tay thảy đều cong lại
9. Ngũ thể đầu địa (năm vóc gieo xuống đất) là cách lễ kính cao nhất, còn gọi là “đảnh lễ”, “đầu diện lễ”, “tiếp túc lễ”; hàm ý: dùng phần cao nhất trong thân ta là đầu mặt chạm đất để kính lễ, ôm lấy chân người nhận lễ. Cách này còn gọi là “ngũ luân đầu địa” vì đầu, hai tay, hai gối đều chạm đất. Chín cách lễ bái trên liệt kê theo thứ tự từ khinh đến trọng (chép theo sách Đại Đường Tây Vực Ký).


 
lễ phật và y học 4 min


Có Nhiều Cách Lễ Ngũ Thế Đầu Địa Khác Nhau, Nhưng Mỗi Cách Đều Có Ý Nghĩa Sâu Xa
Trong các đạo tràng, chùa miếu của ta, phần nhiều dùng cách “ngũ thể đầu địa” để lễ Phật. Tuy cùng gọi là “ngũ thể đầu địa”, nhưng có nhiều cách thực hiện khác nhau:

1) Trước phải sau trái: Tại Ấn Độ, dùng phía phải tượng trưng cho Chánh Đạo nên quỳ gối phải trước, theo thứ tự: tay phải rồi tay trái chạm đất, biểu ý: tôn trọng chánh pháp, nguyện cho chúng sanh đắc Giác Chánh Đạo. Cách lạy: Đứng ngay thẳng, chắp tay ngang trán (cánh tay hơi chạm theo mép áo). Trước hết là gối phải rồi đến gối trái, hai khủy tay lần lượt theo thứ tự chạm đất, rồi xòe hai tay ra, lòng bàn tay ngửa lên. Quán tưởng như đang chạm vào chân đối phương, dùng trán dập xuống đất một lạy (theo Phật Quang Đại Từ Điển, điều 6.582).

2) Phải trái cùng lúc: Hai tay đối xứng đồng thời chạm đất, hai gối cũng đồng thời chạm đất. Cách lạy này dùng tả, hữu tượng trưng cho Chỉ - Quán, Định - Huệ, Quyền - Thật, Từ - Bi nên dùng trái phải cùng lúc, biểu thị các ý nghĩa: “Định Huệ Đẳng Trì” (cùng bình đẳng gìn giữ Định lẫn Huệ), “Từ Bi Song Vận” (cùng vận dụng Tử và Bi), “Chỉ Quán Song Vận”... Do hai cách lạy này, cách nào cũng có đạo lý, ý nghĩa sâu xa, chúng ta đều phải bình đẳng học tập, thâm nhập thể hội.


 
lễ phật và y học 5



Tinh Thần, Thái Độ Đúng Đắn Trong Việc Học Tập Cách Lễ Phật
Do những điều vừa nói trên, ta biết lễ Phật có nhiều cách khác nhau, trong mỗi đạo tràng lại quen dùng những cách thức lễ Phật khác nhau. Mỗi cách thức đều có điểm đặc sắc, ý nghĩa và ưu điểm khác nhau. Đến mỗi nơi, chúng ta phải đặc biệt lưu tâm. Đến trong đạo tràng nào để tham gia đoàn thể cộng tu, chúng ta đều phải tôn trọng sự chỉ dạy của người lãnh đạo, và cũng phải tôn trọng phương tiện và cách sắp đặt trật tự đoàn thể của họ, cần phải làm đúng theo nghi thức được sử dụng bởi đạo tràng ấy. Bởi lẽ, tôn trọng người khác cũng là biểu hiện sự lễ kính chư Phật, là thực tiễn để hòa thuận với chúng sanh.


 

Chúng ta phải bắt chước như hang núi trống rỗng hòng hấp thâu những điều sở trường của người khác thì mới có thể tự mình cải tiến không ngừng, sửa mình ngay thẳng. Như vậy mới là tu hành, mới là lễ Phật, mới là tinh thần học Phật khiêm kính, mới là thái độ đúng đắn. Những phương pháp lễ Phật chúng tôi giới thiệu ở đây chỉ là nhằm kính trình mọi người tham khảo mà thôi…
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây