LIỄU PHÀM TỨ HUẤN - TUỆ CHÂU & DƯ LONGDịch: Tuệ Châu - Bùi Dư Long Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 65 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 14x20cm Năm Xuất Bản: 2019 Độ Dày: 0,5cmLPTHSÁCH GIÁO LÝ20.000đSố lượng: 20 Quyển
Thay Lời Tựa Số mệnh, con người ta ai cũng có. Tại sao lại có số?Phật gia lấy việc tạo nghiệp và luật nhân quả báo ứng, nhânnào quả ấy, như trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì đượcđậu, không lẽ trồng dưa lại hái đậu, và làm lành gặp lành,làm ác gặp ác, để giải thích. Từ những tiền kiếp xa xôi, tagieo nhân thiện thì nay được phúc, được hưởng quả lành,sống lâu giàu bền, thông minh sáng suốt, công danh sựnghiệp hiển hách. Trái lại, nếu đã trồng nhân ác thì bị quảbảo, nghèo hèn khổ sở, ốm đau tật nguyền, đần độn ngu si,sống chẳng đủ ăn. Nhà Phật có câu nói: “Dục tri tiền thếnhân, kim sinh thụ giả thị”; chỉ cần xem việc thụ hưởnghiện nay là biết được cái nhân của đời trước...Người xưa có nói: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiềnđịnh”, đã có thì ngay những việc ăn uống xảy ra hàng ngàycũng đều được định sẵn cả rồi.
Vẻ chi ăn uống sự thường, Cũng còn tiền định khá thương lọ là (Cung Oán Ngâm Khúc)
Người tin vào số mệnh thường cho là việc gì đến nósẽ đến để tự an ủi mình khi gặp phải cảnh ngộ ngang tráikhông may, họ nghĩ rằng số mệnh số phận đã như vậy thìđành chịu vậy. Nhưng số mệnh đâu có phải nhất định nhưthế mãi đối với ta. Đã có biết bao người tiền bạc như nướcmà một sớm, một chiều hóa ra trắng tay, ngược lại nhiềungười nghèo bỗng nhiên lại trở thành triệu phú, bởi lẽ giàucó mà lại làm nhiều điều ác, thất đức, còn nghèo khó lạibiết xả thân hành thiện, cứu giúp người, nên số được biếnđổi, vì làm lành gặp lành, làm ác gặp ác. Do đó ta thấyrằng mệnh số là ở nơi tay ta, và ta tự sửa, thay đổiđược. Tố Như tiên sinh đã từng phát biểu: Xưa nay nhânđịnh thắng thiên cũng nhiều.Đây cũng là trường hợp của tác giả cuốn Liễu PhàmTứ Huấn. Dịch Giả: Tuệ Châu, Bùi Dư Long
Tác giả họ Hoàng, tên Khôn Nghi, người huyệnNgô Giang, tỉnh Giang Tô, đỗ tiến sĩ vào năm Vạn Lịch thứ14, đời nhà Minh. Nguyên lai số không có con, khoa bảngđề danh không được cao, và chỉ sống tới năm 53 tuổi; vìbiết định mệnh đã an bài như thế nên cứ điềm nhiên anphận thủ thường không cầu cạnh gì. Nhưng sau khi gặpđược thiền sư Vân Cốc chỉ cho cách biến đổi số mệnh, nêncầu sinh được con năm 74 tuổi. Tác giả đem cái kinhnghiệm quý báu của đời mình soạn thành bốn bài gia huấnđể lưu truyền đời sau, gọi là Liễu Phàm Tứ Huấn. Sở dĩ lấytên hiệu là Liễu Phàm vì tác giả muốn dứt khoát bỏ hẳn cáilớp vỏ phàm phu ở đời để tu thân thành một người mới, vớivận mệnh mới.
Bốn bài gia huấn trong Liễu Phàm Tứ Huấnlà những lời của người cha chỉ dạy cho con cháu trong nhàvề vấn đề tu thân, đường lối cư xử với người đời sao cho cóđạo đức, có nhân nghĩa, có lòng tương thân tương trợ, quýmến lẫn nhau. Sách này lẽ ra chỉ lưu truyền riêng trong giađình của tác giả, nhưng vì những lời chỉ dạy rất thiết thực,rất hữu ích nên khi được truyền ra ngoài xã hội, sách đượcphổ biến sâu rộng. Cư sĩ Chu Quần Tranh, người Ôn Châuphát tâm ấn tống hàng trăm ngàn cuốn. Ấn Quang đại sư,người được tôn vinh là vị tổ cận đại của Tịnh Độ tông ởTrung Quốc đã hoan hỷ đề tựa, và chỉ dạy cho người muốntu học theo cuốn sách đó cần phải có hai chữ Thành vàMinh thì việc học mới được tinh tiến.
Bởi có thành thật thìmơi kiểm điểm được hết các lỗi lầm của mình mà tu sửa, cósáng suốt mới biết chọn lựa các việc thiện mà làm. Hiệnnay, ở Đài Loan có nhiều cơ quan đã ấn tống cả hàng chụctriệu cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn đem phát hành. Ở ViệtNam, chúng ta có cuốn Gia Huấn Ca do Nguyễn Trãi tiênsinh (1380-1442) soạn trước cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn cảnửa thế kỷ, nhưng tiếc rằng không được lưu thông rộng rãinhư cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn.Nền giáo dục ngày nay đã quá suy đồi, bởi ở họcđường không dạy môn luân lý đạo đức nữa, mà chỉ cần đàotạo nhiều chuyên viên về khoa học kỹ thuật. Vì vậy nhữngngười lãnh đạo các cơ quan chính phủ hay các đại công tythường không có lương tâm đạo đức, toa rập với kẻ gian ác,làm nhiều điều mờ ám thất đức, như gian lận sổ sách, buônlậu, dối trá lừa đảo, để kiếm tiền, tạo dựng tài sản cho riêngmình.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn, người trên đã khôngra người thì trách sao được bọn học sinh mới lớn làm đảolộn trật tự chốn học đường với những vụ bắn bạn, giết thầy,hay đặt bom nổ chết hàng chục mạng các bạn đồnghọc. Hơn nữa, hàng ngày TiVi còn loan truyền nhiều tin tứcrùng rợn, khủng khiếp, càng làm cho chúng tiêm nhiễmthêm những thói hư tật xấu.Đường lối giáo dục hiện nay trước sau rồi cũng cầnphải cải tổ, nên những bài gia huấn, những sách dạy về tuthân, về luân thường đạo đức cần phải được phổ biến sâurộng. Với ý nghĩ đó, người dịch không tự lượng sức mìnhtài sơ trí thiển, vốn Hán văn còn thiền cận, chữ tác đánhchữ tộ, chữ ngộ đọc ra chữ quá, mà mạo muội đem cuốnLiễu Phàm Tứ Huấn với lời văn uyên bác, súc tích, chuyểnngữ ra tiếng Việt là vì đã có duyên may được đọc cuốnLiễu Phàm Bạch Thoại Giải Thích của Hoàng Trí Hải tiênsinh diễn thuật và cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Ký củaTịnh Không Pháp sư, nên cũng hiểu được ít nhiều để màdịch. Nhưng người dịch tự biết rằng còn nhiều chỗ sai lầmphản ý lại của tác giả, vì dịch là phản theo như cách ngônPháp nói: Traduire c'est trahir. Kính mong chư quý vị thứcgiả niệm tình lượng thứ và hoan hỷ phủ chính cho thì thựcvạn hạnh, vạn hạnh! Dịch giả cẩn chí Bùi Dư Long