094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TOÀN TẬP THÍCH MINH CHÂU - TỔ ĐÌNH TƯỜNG VÂN & THIỀN VIỆN VẠN HẠNH TOÀN TẬP THÍCH MINH CHÂU - TỔ ĐÌNH TƯỜNG VÂN & THIỀN VIỆN VẠN HẠNH TĐ. Tường Vân – TV. Vạn Hạnh
CV Thực Hiện: Chơn Thiện
Phước Sơn, Chơn Tế, Chơn Hương
Biên Tập: Tâm Minh, Tuấn Mẫn
Tâm Đức, Tâm Hải, Tâm Chánh
Tâm Hạnh, Tâm Chơn
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Khổ Sách: 16x24cm
Năm Xuất Bản: 2021
Bìa: Mềm Có Tay Gập
Tập: 1 đến 5

 
TMC1 HỒI KÝ - TỰ TRUYỆN 750.000 đ Số lượng: 5 Bộ
  • TOÀN TẬP THÍCH MINH CHÂU - TỔ ĐÌNH TƯỜNG VÂN & THIỀN VIỆN VẠN HẠNH

  •  3812 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TMC1
  • Giá bán: 750.000 đ

  • TĐ. Tường Vân – TV. Vạn Hạnh
    CV Thực Hiện: Chơn Thiện
    Phước Sơn, Chơn Tế, Chơn Hương
    Biên Tập: Tâm Minh, Tuấn Mẫn
    Tâm Đức, Tâm Hải, Tâm Chánh
    Tâm Hạnh, Tâm Chơn
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Khổ Sách: 16x24cm
    Năm Xuất Bản: 2021
    Bìa: Mềm Có Tay Gập
    Tập: 1 đến 5

     


Số lượng
Tác Bạch
Ngày 16 tháng 7 năm Nhâm Thìn, PL. 2556, tức ngày 01/099/2012, Đức Đại lão Hòa Thượng thượng Minh hạ Châu viên tịch, để lại một sự nghiệp lớn lao cho Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước và phát triển Phật giáo trên thế giới. Là bậc tông trượng của Sơn môn Tường Vân dòng Lâm Tế, đồng thời là một trong những vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cố Đại lão đã có những thành tựu xuất sắc về các lĩnh vực hoằng pháp, văn hóa, giáo dục..., đặc biệt là về văn học Phật giáo qua những công trình nghiên cứu, biên soạn và phiên dịch kinh sách của Ngài. Chúng tôi, hàng môn đồ pháp quyền trong tông môn và các Tăng Ni, Phật tử từng thọ ơn giáo dưỡng của Ngài, đã phát nguyện thực hiện bộ sách Toàn tập Thích Minh Châu gồm toàn bộ các tác phẩm của Ngài. Trong 5 năm qua, chúng tôi đã cố gắng sưu tập dần các tác phẩm, bài viết, bài giảng của cố Đại lão để in lại thành từng tập sách. Do chỉ nhằm để lưu giữ, tránh sự thất lạc các di phẩm của Ngài, tuy đã chọn theo từng chủ đề nhưng chúng tôi vẫn không tránh khỏi sự sắp xếp rời rạc, đôi khi trùng lặp hoặc thiếu sót. Chúng tôi dự kiến bộ Toàn tập Thích Minh Châu sẽ gồm các nội dung theo thứ tự sau đây:

I. Việt dịch Kinh Tạng Pāli gồm: 5 bộ Nikaya là Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Tăng Chi Bộ và Kinh Tiểu Bộ, tất cả sẽ được in thành nhiều tập, mỗi tập dày khoảng trên dưới năm trăm trang.

II. Các tác phẩm dịch thuật gồm: 1. Thắng pháp tập yếu luận (dịch); 3. Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (dịch); 4. Sách dạy Pali (dịch).


 
toàn tập thích minh châu 1 min


III. Các tác phẩm Việt ngữ gồm khoảng 19 tác phẩm đã được xuất bản và phát hành:
1. Phật pháp; 2, Đường về xứ Phật; 3. Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật; 4. Trước sự nô lệ của con người; 5. Chữ hiếu trong đạo Phật; 6. Hành Thiền; 7. Lịch sử Đức Phật Thích Ca; 8. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi; 9, Chánh pháp và hạnh phúc; 10. Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người; 11. Những mẩu chuyện Đạo; 12. Đức Phật - nhà Đại giáo dục; 13, Đức Phật của chúng ta; 14. Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại; 15. Những gì Đức Phật đã dạy; 16. Hiểu và hành Chánh pháp; 17. Chiến thắng ác ma; 18. Tóm tắt Kinh Trung Bộ; 19. Dàn bài Kinh Trung Bộ và Tóm tắt Kinh Trường Bộ. Nội dung gồm những bài nghiên cứu kinh điển, bài diễn văn, bài thuyết giảng...

IV. Các tác phẩm được viết bằng Anh ngữ: gồm 5 tác phẩm: 1. Hsuan T'sang, The Pilgrim and Scholar; 2. Fa Hsien, The Unassuming Pilgrim; 3. Milindapañha and Na-Hsien Bhikshu Sūtra; 4. The Chinese Madhyama Agama and the Pāli Majjhima Nikāya (A Comparative Study); 5. Some Teachings of Lord Buddha on Peace, Harmony and Humandignity. Ngoài ra, còn có những bản dịch Việt ngữ về phần lớn các tác phẩm này, do Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải và Nữ cư sĩ Trần Phương Lan dịch.


 
toàn tập thích minh châu 2 min


Chúng tôi ước tính bộ Toàn tập này sẽ gồm khoảng 20 ngàn trang, sẽ được chia thành chừng 40 tập, mỗi tập dày độ trên dưới năm trăm trang, và nếu in dần từng tập thì phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Tuy vậy, chúng tôi tin tưởng vào sự gia hộ của Tam Bảo, sự trợ duyên của chư Tăng Ni, Phật tử và nỗ lực của chúng tôi, bộ Toàn tập Thích Minh Châu sẽ được hoàn tất trong tương lai không xa. Đối với chúng tôi, Toàn tập Thích Minh Châu sẽ như một kho báu chất chứa những pháp ngữ của bậc thấy vô cùng thương kính. Chúng tôi cũng nghĩ rằng bộ sách này cũng là một tài liệu quý báu trong nền văn học Phật giáo nước nhà. Mong sao ước nguyện của chúng tôi được thành tựu.
Tổ đình Tường Vân - Huế, Mùa Vu-lan PL. 2557
TM. Sơn môn Pháp phái Tổ đình Tường Vân và Môn đồ Pháp quyến Thiền viện Vạn Hạnh
Tỷ-kheo Thích Chơn Thiện - Trú trì Tổ đình Tường Vân - TP. Huế
Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh - TP. HCM


 
toàn tập thích minh châu 3 min


Trích “Tập 1 – Kinh Trường Bộ - Đại Ý Kinh Phạm Võng”:
Ngoại đạo Suppiya chỉ trích Phật, Pháp, Tăng còn đệ tử Brahmadatta lại tán thán Tam bảo; hai thầy trò nói lời tương phản trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tăng. Đức Phật được thuật lại sự mâu thuẫn này và Ngài khuyên chúng Tăng không nên hân hoan vì được khen tặng, không nên tức tối vì bị chê trách; trái lại, chúng Tăng phải bình tĩnh trình bày những điểm nào là chính xác trong lời tán thán và những điểm nào là không chính xác trong lời chỉ trích. Rồi đức Phật tuyên bố chỉ những người không có trí mới tán thán giới đức của Như Lai.


 
toàn tập thích minh châu 4 min


Ba loại Tiểu giới, Trung giới và Đại giới được trình bày; và gián tiếp chúng ta có thể so sánh đời sống xa hoa, mê tín và hỗn loạn của các hàng ngoại đạo Sa- môn, Bà-la-môn và đời sống giản dị, sáng suốt, thanh tịnh của Sa-môn Gotama. Đoạn này cũng gián tiếp cho chúng ta thấy rõ một vài sắc thái của xã hội Ấn Độ đương thời, các trò chơi, các loại cờ bạc, những mê tín dị đoan, cách phục sức, các vật trang trí của dân chúng trong thời đức Phật còn tại thế. Tiếp đến, những pháp khác vi diệu, sâu kín, chỉ những người có trí mới nhận hiểu được ý trình bày. Đức Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết những pháp ấy, và chỉ người có trí, thành thật, chơn chánh tán thán Như Lai mới nói đến. Đức Phật ở đây đã khéo tóm thâu tất cả 62 tà thuyết ngoại đạo một cách gọn ghẽ, như người chài gieo lưới tóm thâu tất cả cá lớn, cá nhỏ trong hồ nước. 62 tà thuyết này bao trùm tất cả tà thuyết có thể có được ở thời bấy giờ. Các tà thuyết được phân loại như sau:

 
toàn tập thích minh châu 5 min


18 luận chấp về quá khứ gồm có:
- 4 Thường trú luận
- 4 Một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận
- 4 Hữu biên vô biên luận
- 4 Ngụy biện luận
- 2 Vô nhân luận


 
toàn tập thích minh châu 6 min


44 luận chấp về tương lai gồm có:
- 16 luận chấp có tưởng sau khi chết
- 8 luận chấp vô tưởng sau khi chết
- 8 luận chấp không phải có tưởng không phải không có tưởng sau khi chết
- 7 đoạn diệt luận
- 5 hiện tại Niết-bàn luận.

Cuối cùng, đức Phật truy nguyên sự hiện khởi của các tà thuyết này từ sự chi phối của tham ái, xúc chạm của các căn đối với ngoại cảnh, và sự cảm nhận lạc thọ, khổ thọ. Nói một cách khác, các tà thuyết này sở dĩ có là vì các nhà chủ trương chúng bị tham ái chi phối và y cứ nơi sự xúc chạm của nội còn đối với ngoại trần mà thành lập các tà luận. Đức Phật đứng ngoài cả 62 tà thuyết trên và khéo léo đặt phạm vi đạo Phật ra ngoài mọi tà giáo với bài kinh này…


 
toàn tập thích minh châu 7 min



Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918 - 2012)
* Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐCM GHPGVN)
* Nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX và X
* Huân chương Hồ Chí Minh
* Huân chương Độc Lập hạng nhì
* Huân chương Đại Đoàn Kết
* Nguyên Phó Chủ tịch Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTSTW GHPGVN)
* Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPGVN)
* Nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVN TN)
* Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
* Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Cơ sở I, chùa Quán Sứ, Hà Nội
* Nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
* Trú trì Tổ đình Tường Vân, thành phố Huế, Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, TP. Hồ Chí Minh


 
toàn tập thích minh châu 8 min


A. Thân thế
Hòa thượng họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng Thống GHPGVN TN, pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người con, Hòa thượng là con trai thứ tự trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng Giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7), Hòa thượng ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé. Vì vậy, Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm. Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng Cao đẳng Tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ Tú tài Toàn phần tại trường Khải Định – Huế (nay là trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký tòa Khâm Sứ, tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm làm việc tại đây, Hòa thượng thấy nhiều bất công trong khâu xét xử, người dân bị xử ép oan sai nên đã xin thôi việc.


 
toàn tập thích minh châu 9 min


B. Thời Kỳ Tìm Hiểu Giáo Lý Đạo Phật Và Xuất Gia Học Đạo
* Tìm hiểu giáo lý đạo Phật: Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung nở rộ. Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là nhà trí thức yêu nước cũng là một Phật tử được bầu làm Hội trưởng kiêm Chủ bút tạp chí Viên Âm. Phong trào học Phật do Bác sĩ tổ chức có nhiều trí thức yêu nước tham gia như: Ngô Điền, Phạm Hữu Bình, Võ Đình Cường... Hòa thượng cùng em là Đinh Văn Vinh đến với phong trào học Phật từ năm 1936 do Bác sĩ Lê Đình Thám giảng và đảm nhiệm chức Chánh Thư ký của Hội. Kể từ đó Hòa thượng gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động phong trào yêu nước chống Pháp và phát động thanh niên tham gia học Phật. Hòa thượng là người đi đầu trong các phong trào này.

Lúc bấy giờ, trong tư cách là một Phật tử, bên cạnh cụ Hội trưởng Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng đã hoạt động tích cực về nhiều mặt, giúp phát triển Phật sự của 17 Tỉnh hội Phật giáo miền Trung. Trong phong trào Thanh niên nghiên cứu đạo Phật, Hòa thượng là một trong những người sáng lập Đoàn Phật học Đức Dục và Gia đình Phật hóa phổ (tên cũ của Tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam sau này). Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo từ Cố đô Huế đến các tỉnh Trung Bộ, ngay từ buổi đầu Hòa thượng đã có nhiều cống hiến đáng kể như vận động một số Phật tử trong hàng Hội viên của Hội quyên góp, bảo trợ cho Trường Phật học Báo Quốc, Tòng lâm Kim Sơn; lúc nạn đói dưới thời kỳ Nhật chiếm đóng, Ngài đã giúp sơ tán Học tăng vào Nam Bộ và gởi gắm các nơi khác có điều kiện hơn...


 
toàn tập thích minh châu 10


* Xuất Gia Tu Học: Trong thời gian làm việc ở Hội quán, Hòa thượng đã học hỏi và thâm hiểu giáo lý Đại thừa từ Bác sĩ Lê Đình Thám và Quý vị Tôn túc trong Sơn môn Thừa Thiên Huế; thời gian này, Ngài đã vào ở hẳn trong chùa Tường Vân và thực tập nếp sống Thiền môn như điệu chúng trong chùa và cũng từ đó, Hòa thượng quyết chí xin xuất gia. Năm 1946, Ngài đầu sự với Hòa thượng húy thượng Trừng hạ Thông, tự Chơn Thường, hiệu Tinh Khiết (Đức Đệ nhất Tăng thống GHPGVN TN) tại Tổ đình Tường Vân, thuộc làng Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế và được Bổn sư ban cho Pháp danh là Tâm Trí. Trải qua những tháng ngày hầu Thầy và chấp tác nặng nhọc tại Tổ đình cũng như việc Hội, Hòa thượng không bao giờ trễ nải. Người lúc ấy vừa là giảng sư, vừa là chú Điệu đang tập sự thực hành nếp sống Thiền môn.

Công đức đã đầy đủ, năm 1949 (Kỷ Sửu) Hòa thượng được Bổn sư cho phép thọ Cụ túc giới tại giới đàn Hộ Quốc chùa Báo Quốc do chính Bổn sư làm Đàn đầu Hòa thượng. Trong đại giới đàn này Hòa thượng được Hội đồng Thập sự đặc cách cho thọ Tam Đàn cụ túc và Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung. Sau khi đã nhập vào hàng Chống trung tôn, Hòa thượng vẫn không ngừng sinh hoạt với Hội Phật học Trung phần, chuyên cần diễn giảng Phật pháp khắp các chùa Hội, hướng dẫn các thanh, thiếu niên của Gia đình Phật tử, đóng góp bài viết cho tạp chí Viên Âm, Từ Quang, Liên Hoa,... Chủ bút tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh. Năm 1951 khi Hội thành lập trường Trung học Bồ đề đầu tiên ở Huế thì Hòa thượng được mời giữ chức Hiệu trưởng trường này. Trong Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam ba miền được tổ chức tại chùa Từ Đàm năm 1951, Hòa thượng được cử là Đại biểu tham dự chính thức…
………



 
toàn tập thích minh châu 11 min min



MỤC LỤC:
Quyển 1
Tác Bạch
Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918-2012)
Tập 1
  • Lời Giới Thiệu
  • Lời Tựa
  • Những Chữ Viết Tắt
  • Đại Ý Kinh Phạm Võng
  1. Kinh Phạm Võng
  • Đại Ý Kinh Sa Môn Quả
  1. Kinh Sa Môn Quả
  • Đại Ý Kinh A Ma Trú
  1. Kinh Ambattha (A Ma Trú)
Tập 2
  • Lời Tựa
  • Những Chữ Viết Tắt
  • Đại Ý Kinh Chủng Đức
  1. Kinh Chủng Đức
  • Đại Ý Kinh Cứu La Đàn Đầu
  1. Kinh Cứu La Đàn Đầu
  • Đại Ý Kinh Ma Ha Li
  1. Kinh Mahali
  • Đại Ý Kinh Jaliya
  1. Kinh Jaliya
  • Đại Ý Kinh Kassapa Sihanada
  1. Kinh Ca Diếp Sư Tử Hống
  • Đại Ý Kinh Potthapada
  1. Kinh Potthapada
  • Đại Ý Kinh Tu Bà
  1. Kinh Subha (Tu Bà)
  • Đại Ý Kinh Kiên Cố
  1. Kinh Kevaddha (Kiên Cố)
  • Đại Ý Kinh Lô Già
  1. Kinh Lohicca (Lô Già)
  • Đại Ý Kinh Tam Minh
  1. Kinh Tevijja (Tam Minh)
Tập 3
  • Lời Giới Thiệu
  • Lời Tựa
  • Những Chữ Viết Tắt
  • Đại Ý Kinh Đại Bổn
  1. Kinh Đại Bổn
  • Đại Ý Kinh Đại Duyên
  1. Kinh Đại Duyên
  • Đại Ý Kinh Đại Niết Bàn
  1. Kinh Đại Bát Niết Bàn
………………
………………



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây