094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TỰ TRUYỆN THIỀN SƯ LAI QUẢ - HT THÍCH TRÚC THÔNG QUẢNG TỰ TRUYỆN THIỀN SƯ LAI QUẢ - HT THÍCH TRÚC THÔNG QUẢNG Dịch: Thích Trúc Thông Quảng
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 228 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2015
Độ Dày: 1cm
TSLQ HỒI KÝ - TỰ TRUYỆN 60.000 đ Số lượng: 11 Quyển
  • TỰ TRUYỆN THIỀN SƯ LAI QUẢ - HT THÍCH TRÚC THÔNG QUẢNG

  •  1731 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TSLQ
  • Giá bán: 60.000 đ

  • Dịch: Thích Trúc Thông Quảng
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 228 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2015
    Độ Dày: 1cm


Số lượng
Lời Tựa
Vào thời nhà Thanh bên Trung Hoa, có ba đạo tràng Phật giáo lớn nổi tiếng được giới Phật giáo biết đến nhiều nhất là Bảo Hoa Sơn, Kim Sơn và Cao Mân. Trong đó, Bảo Hoa Sơn là đạo tràng thuộc Luật tông, còn Kim Sơn và Cao Mân thuộc Thiền tông. Ba nơi này xuất ra những vị cao tăng hoằng dương Phật pháp được nhiều Phật tử quan tâm ủng hộ đắc lực. Các vị đó là Luật sư Độc Thể hiệu Kiến Nguyệt ở Bảo Hoa Sơn, Thiền sư Diệu Thiện ở Kim Sơn (còn gọi là Phật sống chùa Kim Sơn) và Thiền sư Lai Quả trụ trì ở Cao Mân. “Tự Truyện Thiền Sư Lai Quả” là tập hợp hai dịch phẩm tự truyện của Thiền sư Lai Quả và Luật sư Kiến Nguyệt.


 
tự truyện thiền sư lai quả 1


Trong cuốn sách này chúng tôi dịch tự truyện của ngài Lai Quả từ cuốn “Tự Hành Lục” và tự truyện của ngài Kiến Nguyệt qua cuốn “Nhất Mộng Mạn Ngôn”. Còn về thiền sư Diệu Thiện đã có người dịch thành cuốn “Phật Sống Chùa Kim Sơn (Kim Sơn Hoạt Phật). Bản “Tự Hành Lục” của thiền sư Lai Quả, tôi cũng hợp tác với Bổn Lý dịch chung. Vì cuốn tự truyện này không như cuốn “Nhất Mộng Mạn Ngôn”, nên khi dịch, tôi nhẫn thấy phần đầu rất thiết thực cho người tu hành học đạo nên tôi dịch trọn vẹn; còn phần sau là những Phật sự của ngài, mục đích bảo vệ tài sản của chùa mà thôi. Thấy không có gì đáng để học hỏi như cuốn “Nhất Mộng Mạn Ngôn”, nên tôi dừng lại, không dịch thêm.

 
tự truyện thiền sư lai quả 2 min


Cuốn “Nhất Mộng Mạn Ngôn” của Luật sư Kiến Nguyệt, ở Thiền viện Trúc Lâm, thầy trụ trì Thượng Tọa Thích Thông Phương đã dịch một phần rồi, tôi dựa theo đó dịch tiếp cho hoàn thành nguyên tác. Sau bản dịch này, tôi thêm những phần quan trọng có liên quan tới bản dịch như phụ lục về tiểu sử của các vị luật sư trước và sau ngài Kiến Nguyệt để cuốn sách phong phú ý nghĩa. Luật sư Kiến Nguyệt cũng như Thiền sư Lại Quả là hai vị cao tăng sáng chói trên nền trời Trung Hoa vào đầu và cuối đời Thanh. Ngài Kiến Nguyệt xuất hiện trong buổi giao thời giữa hai triều Minh và Thanh, có sự hiểu lầm nhau về chính trị đa đoan nhưng ngài sớm hóa giải đem lại tươi sáng cho người học Phật ở Hoa Sơn.

Còn ngài Lai Quả thì cuối đời Thanh và đầu đời Dân Quốc, một xã hội hóa Tây Phương ở Trung Hoa, nhưng trên tinh thần cầu giác ngộ giải thoát, ngài đã vượt qua nhiều thử thách chông gai trên đường học Phật, và thành công lớn. Tuy ở hai thời điểm khác nhau nhưng cả hai vị Cao tăng này xứng đáng là tấm gương Phật học cho người sau noi theo. Ấy là nhờ các vị có tấm lòng mộ đạo thiết tha tu hành cầu mong giải thoát sanh tử, nên dù trong hoàn cảnh nào các ngài cũng hoàn thành chí nguyện xuất gia của mình một cách tương đồng và xuất sắc. Đó chính là điểm nhấn của dịch phẩm này. Cuối cùng, phải nói thêm rằng, cuốn sách dịch này tuy được giới thiệu cùng bạn đọc nhưng cũng không phải đã hoàn hảo không sai sót lỗi lầm nào vì dịch là diệt, chỉ mong đọc giả được ý quên lời là người dịch đã có công đức rồi vậy.
Kính ghi - Đà Lạt, tháng Bảy năm Giáp Ngọ (2014)
Thích Trúc Thông Quảng


 
tự truyện thiền sư lai quả 3


Trích “Tự Truyện Của Thiền Sư Lai Quả (Tự Hành Lục)”:
Tôi hồi còn ở nhà hay đã xuất gia đều ở huyện Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, con nhà họ Lưu. Cha tôi húy là Gia Chẩn, mẹ họ Phương, tên Vĩnh Lý, tự Phước Đình. Tổ tiên tôi nhiều đời làm nông. Khi mẹ tôi mang thai, bà không ăn đồ mặn được, vì hễ ăn vào là đau bụng. Đến đêm tôi chào đời, cha tôi mộng thấy con cá chép vàng xuất hiện trong phòng. Mẹ tôi thì thấy có vị tỳ kheo già tóc bạc mặc áo vàng vào phòng và căn phòng tràn ngập ánh sáng. Chưa tới nửa giờ sau đó, tôi ra đời. Cha đặt cho tên Lý, mẹ gọi tôi là tiểu Hòa Thượng. Sau, cha tôi cho rằng chữ Lý là tên của con đức Thánh Khổng chết yểu, nên đổi chữ Lý có bộ “ngư” thành chữ Lý có bộ “vương”.

Tôi không dùng sữa mẹ được sau khi sinh nên gia đình mượn vú nuôi nuôi hộ. Rồi chẳng đầy hai tuổi, tôi thích ăn cơm khô với muối rang mà thôi. Đến năm tôi lên ba hay bốn tuổi lại ưa thích chơi trò nắn tượng Phật bằng đất sét, rồi đem để vào trong hang đất bên bờ ruộng, và mỗi ngày tới đó lễ bái mấy lần như vậy. Đó là việc làm chẳng phải ai cũng thích ý cả. Khi lên năm tuổi, cha tôi đưa cho tôi cuốn sách dành cho người mới học, chưa tới hai năm mà tôi đọc vanh vách thông như nước chảy. Rồi năm lên bảy, tôi đang chăm chú đọc kinh sách ở gần miếu thì có người ngoại đạo bảo tôi lấy cuốn “Tâm Kinh” ra đọc. Tôi đọc đến câu “Vô trí diệc vô đắc, vô nhân vô ngã tướng” liền hoát nhiên tỉnh ngộ và nảy ý định xuất gia một cách vững chắc.


 
tự truyện thiền sư lai quả 4 min


Năm tôi lên chín, ngoại đạo xin thầy tôi nói về chữ “Siễm” (B) (gồm có bộ Môn và ba chữ Nhân ở trong) có trong kinh Cao Vương về phần nói về Phật A Súc, thì thầy lại đưa cho tôi chữ “Thiểm” (P) (gồm bộ Môn và chỉ có một chữ Nhân ở trong) và hỏi tôi. Tôi nói chữ này không phải là chữ Thiểm mà là chữ Siễm, thì ông thầy nổi giận nhìn tôi rồi đánh tôi mấy thẻ tre và nạt rằng: “Sao lại có đứa học trò coi thường lý lẽ của thầy như vậy chứ?”, tại Từ năm lên bảy tuổi trở đi, mỗi buổi sớm đợi lúc mặt trời mọc, tôi tụng bảy biến bài Tâm Kinh, rồi chiều đến khi mặt trời sắp lặn, tôi lại tụng thêm bảy biến nữa, cứ thế mà làm thói quen thường ngày.

Khi nghỉ học trên đường về nhà, tôi trông thấy người già liền thương xót than thở rằng “Ông sau khi chết an thân ở chỗ nào?”. Ông ta ngoái lại liếc nhìn tôi cùng cười với nhau. Thấy phụ nữ trẻ thì giận nói: “Tô son trét phấn đầy mặt đầy mày cho là đẹp mà trên thân xông ra mùi hôi nồng nặc. Có dồi phấn cho nhiều cũng chỉ là che đậy cái chẳng lâu dài mà thôi”. Một khi gặp người con gái đối diện, tôi liền nhường đường và nói: “Quỷ mê hồn đến”.


 
tự truyện thiền sư lai quả 5 min


Một hôm, tôi thấy người đánh bẩy chim sẻ, trong khi y đang ngắm con chim để bắn, tôi liền vỗ tay niệm lớn tiếng “Nam Mô A Di Đà Phật”. Gã thợ săn thấy vậy nổi giận cành hông, nói: “Mày không tránh đi chỗ khác chơi coi chừng tạo bắn một phát bây giờ”. Tôi lại chẳng chịu bỏ đi. Hễ thấy con chim sẻ nào bị trúng đạn chết, tôi liền đọc chú vãng sanh cho nó ngay. Thấy các loài súc vật như trâu, ngựa, heo, chó tôi đưa tay vuốt ve an ủi chúng: “Sao con lại chịu nỗi thống khổ với cái thân hình này? Chừng nào mới cởi bỏ hình hài này được?”. Tôi cảm động khóc mãi không thôi.
Đây Là Những Chuyện Xảy Ra Hồi Tôi Mười Tuổi.

Năm tôi mười hai tuổi, mỗi khi biết sự đời hoàn toàn là ảo mộng, rốt cuộc rồi cũng như kiếp sống phù du, có đây rồi lại mất như chớp mắt, đâu có gì là dài lâu, nên tôi lập chí xuất gia. Tôi liền cuốc bộ đi Hán Dương; sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi đến chùa Quy Nguyên xin xuống tóc. Bởi lẽ, tôi chẳng hay biết gì về địa chỉ của ngôi chùa này nên tôi đi lầm sang chùa Quy Nguyên Đảnh. Khi vào trong chùa, thấy mùi rượu thịt xông vào tâm, tôi bắt ói mữa. Tôi đoán có lẽ là không phải chùa Quy Nguyên rồi. Hận nhân duyên của mình chưa đúng đắn, nên mới gặp cảnh ngộ như vậy. Trong lúc còn đang suy tư về hoàn cảnh bất như không vui thì ngay lúc đó có một huynh đệ từ trong chùa xua đuổi, bức tôi trở về. Thế là chí nguyện xuất gia của tôi chưa thành tựu; và dứt bỏ như thế những mấy lần.

Một ngày nọ, cha tôi dựng cây gậy ở bên vách và bảo tôi quỳ xuống trước cây gậy. Cha tôi đưa cho tôi cục thịt và ép tôi ăn, còn bảo: “Ăn thì ta tha cho, còn không chịu ăn thì bị đánh ba gậy cho đến chết”. Tôi liền thưa rằng: “Xin cha cứ đánh con đi, con không ăn đồ mặn ấy đâu”. Cha tôi liền thôi. Cũng trong năm ấy, tôi quy y với Hòa thượng Đại Trí. Tôi hỏi:
- Pháp nào có thể giúp con liễu sanh thoát tử được?”

Hòa thượng dạy tôi pháp môn niệm Phật rồi nói:
- Con niệm danh hiệu Phật chừng nào mà trong giấc ngủ mộng thấy còn tiếng niệm Phật, thì đó gọi là Đại Pháp.

Tôi vùi đầu siêng năng khổ cực tụng niệm theo lời dạy, quên cả nhọc nhằn, rồi tôi cũng niệm Phật được luôn trong giấc mộng. Thầy lại bảo có đại pháp nào hơn pháp này nữa đâu. Tôi cảm thấy không còn gì vui hơn. Đối giới Một câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” gấp thì chẳng chứa hoãn. Nếu niệm chẳng ra tiếng thì dễ bị quên, niệm ra tiếng lại e người bên cạnh chẳng vui. Niệm Phật ắt có lúc phải bị gián đoạn, vì vậy tôi viết sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” lên thẻ tre, rồi treo lên trong cái dù.

Nếu lúc nào quên niệm Phật thì mấy thẻ tre va chạm nhau khua lên thành tiếng liền kinh sợ, tỉnh giác; nhờ đó nên tiếng niệm Phật không dứt đoạn. Còn lúc ngồi tôi đem thẻ tre bỏ vào trong lòng, quên thì lấy ra xem qua cho nhớ. Đến lúc ngủ nghỉ gặp mộng mà không biết nhớ để niệm Phật, tôi lấy nước trong cúng Phật từ sáng đến chiều tối, trước khi uống niệm danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” mười biến như thế rồi mới uống vào khiến cho trong mộng tôi cũng nhớ niệm Phật…


 


Mục Lục:
Lời Tựa
Phần 1
  • Tự Truyện Của Thiền Sư Lai Quả
  • Tự Truyện Của Thiền Sư Lai Quả (Tự Hành Lục)
  • Tóm Lược Tiểu Sử Thiền Sư Lai Quả
Phần 2
  • Tự Truyện Của Luật Sư Độc Thể Hiệu Kiến Nguyệt
  • Bài Tựa Của Luật Sư Hoằng Nhất
  • Tự Truyện Của Luật Sư Kiến Nguyệt – Quyển Thượng
  • Tự Truyện Của Luật Sư Kiến Nguyệt – Quyển Hạ
  • Niên Phổ Của Luật Sư Kiến Nguyệt Ở Núi Bảo Hoa
  • Phụ Lục
  • Lược Truyện Luật Tổ Cổ Tâm
  • Lược Truyện Luật Sư Tam Muội
  • Lược Truyện Ngài Hoằng Nhất Luật Sư
  • Giải Thích Từ
 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây