094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - BÚT KÝ ĐƯỜNG TĂNG (TS. LÊ SƠN) ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - BÚT KÝ ĐƯỜNG TĂNG (TS. LÊ SƠN) Tác Giả: Tam Tạng Trần Huyền Trang
Chú Giải: TS. Nhuế Truyền Minh
Biên Dịch: TS. Lê Sơn
Nhà Xuất Bản: Phương Đông
Hình Thức: Bìa Cứng
Số Trang: 806 Trang
Khổ: 16x24cm
Năm Xuất Bản: 2007 (tái bản 2020)
Độ Dày: 5cm
BKDT HỒI KÝ - TỰ TRUYỆN 350.000 đ Số lượng: 9 Quyển
  • ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - BÚT KÝ ĐƯỜNG TĂNG (TS. LÊ SƠN)

  •  3170 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: BKDT
  • Giá bán: 350.000 đ

  • Tác Giả: Tam Tạng Trần Huyền Trang
    Chú Giải: TS. Nhuế Truyền Minh
    Biên Dịch: TS. Lê Sơn
    Nhà Xuất Bản: Phương Đông
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Số Trang: 806 Trang
    Khổ: 16x24cm
    Năm Xuất Bản: 2007 (tái bản 2020)
    Độ Dày: 5cm


Số lượng
Lời Giới Thiệu Của HT. Thích Phước Sơn
Có lẽ hình ảnh Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) đi thỉnh kinh là một trong những hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc và in sâu vào tâm thức của đa số người Việt Nam chúng ta nhất. Con người ấy đã vì pháp quên mình, cô thân chích ảnh, trải bao hiểm nguy, băng ngàn vượt suối, đến tận đất Phật, trong thời buổi đường đi chỉ là những lối mòn hoang sơ đầy bất trắc, để tìm thầy học đạo suốt 17 năm trời, rồi thỉnh về nước 657 bộ kinh Phật bằng tiếng Ấn Độ. Sau khi về nước, không để mất thời giờ, Huyền Trang liền bắt tay tổ chức việc phiên dịch ra chữ Hán.


 
đại đường tây vực ký bút ký đường tăng 1 min


Bản thân Pháp sư, ròng rã suốt 19 năm trời, để lại cho hậu thế 75 bộ Kinh Luận, gồm 1335 quyển, trở thành một trong hai nhà dịch Kinh Phật kiệt xuất nhất trong lịch sử phiên dịch Hán Tạng. (Vị kia là Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập). Qua kinh nghiệm thực tế tại dịch trường, Pháp sư đã đề ra 5 nguyên tắc dịch Kinh Phật gọi là “Ngũ chủng bất phiên” (Năm trường hợp không phiên dịch), được xem là những nguyên tắc rất thiết thực để làm chuẩn mực cho các nhà dịch Kinh Phật làm cơ sở. Và ít có người Phật tử Việt Nam nào không thuộc nằm lòng bản “Tâm Kinh Bát Nhã”, do Pháp sư biên dịch, được xem là bản dịch cô đọng và độc đáo nhất trong số 7 bản dịch của các dịch giả khác nhau.

Thế nhưng, ngoài công trình Tây hành cầu pháp, phiên dịch Kinh điển, Pháp sư còn để lại tập sử liệu rất đặc sắc, “Đại Đường Tây Vực Ký”. Trong tập bút ký này, Huyền Trang đã ghi chép về 138 nước, mà phần lớn Pháp sư đã từng đặt chân đến, rồi dùng ngòi bút của một sử gia chuyên nghiệp, ghi chép rất cẩn thận. Nội dung tổng hợp cả tính chất Lịch sử, Địa lý và đầy đủ các giá trị Văn hóa của từng nước. Có thể nói đây là một tư liệu văn hiến rất trọng yếu dùng để nghiên cứu lịch sử Phật giáo, lịch sử giao lưu giữa các nước vùng Tây Á Nam Á. Gần đây, các nhà khảo cổ tìm hiểu lịch sử Phật giáo, khai quật những di tích đã được ghi chép trong Bút ký, đã công nhận những tư liệu này đều chính xác.


 
đại đường tây vực ký bút ký đường tăng 2 min


Và chính nhờ sự miêu tả của Đại Đường Tây Vực Ký mà tiểu thuyết gia Ngô Thừa Ân đã soạn thành bộ tiểu thuyết trứ danh Tây Du Ký, rồi đạo diễn Dương Khiết chuyển thể thành kịch bản phim cùng tên, đưa lên màn ảnh, minh họa sống động cuộc thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang. Trong những năm qua, Tiến sĩ Nhuế Truyền Minh, giáo sư sử học đang giảng dạy tại trường đại học Khoa học Xã hội Thượng Hải, đã dành nhiều thời giờ tìm tòi, tra cứu, rồi gia công chú thích sách Đại Đường Tây Vực Ký rất công phu, đồng thời dịch lại theo thể văn mới dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu về những tư liệu cổ xưa.

Thế là nhân duyên đã hội đủ, Ban Phật giáo Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam quyết định lên chương trình chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Việt. Hưởng ứng sự đề xuất của Ban, Tiến sĩ Lê Sơn phát tâm hoan hỷ đảm nhận công việc khó khăn này, rồi tiến hành thực hiện. Trải qua thời gian gần hai năm, thì bản thảo hoàn tất. Với bút pháp điêu luyện, lời văn lưu loát, từ ngữ súc tích mà dễ hiểu, chuyển tải khá trung thực nội dung bản gốc, dịch giả đã chinh phục người đọc khi muốn tiếp cận tìm hiểu về hành trình Tây du thỉnh Kính nổi tiếng của thầy Đường Tăng.


 
đại đường tây vực ký bút ký đường tăng 3 min


Thiết nghĩ, công trình này không những là một cống hiến rất quý báu đối với Phật giáo Việt Nam, mà còn làm phong phú thêm cho kho tàng văn học nước nhà, tạo ảnh hưởng tốt đẹp trong mối giao lưu văn hóa với các lân bang. Hoan hỉ được đón nhận một công trình vừa thành tựu, tôi xin chân thành tán thán công đức của dịch giả, và trân trọng giới thiệu dịch phẩm Đại Đường Tây Vực Ký với chư Tôn Túc Tăng Ni, các Phật tử xa gần, cùng độc giả bốn phương.
Tỳ kheo Thích Phước Sơn
Thiền Viện Vạn Hạnh – 22/12/2006


 
đại đường tây vực ký bút ký đường tăng 4 min


Đôi Nét Về Tác Giả Trần Huyền Trang
Ông họ Trần tên Vĩ, người Yển Sư tỉnh Hà Nam, sinh năm Khai Hoàng thứ 20 triều Tùy (600 CN), mất năm Lân Đức nguyên niên triều Đường (664 CN), thọ 65 tuổi. Ông là người thiên tư khác thường, có duyên với đạo Phật khi còn rất nhỏ, 13 tuổi xuất gia, 20 tuổi thọ Cụ túc giới. Ông say mê nghiên cứu Phật học, tìm đến nhiều bậc thầy danh tiếng trong khắp đất nước Trung Quốc cầu học. Ông nhận thấy các bản kinh Phật dịch ra tiếng Trung Quốc thời bấy giờ nhiều chỗ chưa rõ nghĩa nên lập chí đến Ấn Độ lưu học. Tại Ấn Độ, ông được thọ giáo Giới Hiền Đại sư, một bậc đại cao tăng. Ông nghiên cứu kinh Phật đặc biệt thông tuệ, sau 17 năm đạt trình độ tinh thông.


 
đại đường tây vực ký bút ký đường tăng 5


Niên hiệu Trinh Quán thứ 19 triều Đường (646 CN), ông trở về Trung Quốc đem theo 657 bộ kinh Phật. Dù được vua Đường Thái Tông trọng dụng, ông không ra làm quan mà chuyên tâm dốc chí dịch kinh Phật. Bản thân ông dịch hoàn thành 75 bộ kinh Phật, gồm 1.335             quyển, chủ yếu là “Đại Bát Nhã Kinh”. Ông còn viết cuốn bút ký nổi tiếng “Đại Đường Tây Vực Ký”. Trần Huyền Trang là một tác giả có địa vị cao trong sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc. Học giả Lương Khả Siêu tán dương ông là: “Một nhà du học cực ký vĩ đại” tưởng cũng không phải là nói quá…

 
đại đường tây vực ký bút ký đường tăng 6




Mục Lục:
Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Đôi Nét Về Tác Giả Trần Huyền Trang
Nhà Chú Giải Nhuế Truyền Minh
Giới Thiệu Những Vấn Đề Xung Quanh Tác Giả Và Tác Phẩm “Đại Đường Tây Vực Ký”
Quyển Một
  • Từ Nước A Kỳ Ni Đến Thủy Thành Tố Diệp
  • Nước A Kỳ Ni (Agni)
  • Nước Khuất Chi
  • Nước Khuất Chi (Tiếp 1)
  • Nước Khuất Chi (Tiếp 2)
  • Nước Khuất Chi (Tiếp 3)
  • Nước Bạt Lộc Già
  • Từ Lăng Sơn Đến Đại Thanh Trì
  • Thủy Thành Tố Diệp
  • Địa Khu Tốt Lợi
  • Tổng Thuật Địa Khu Tốt Lợi
  • Thiên Tuyền
  • Thành Đát La Tư
  • Thành Tiểu Cô
  • Thành Bạch Thủy, Thành Cung Ngự
  • Nước Nô Xích Kiến
  • Nước Giả Thời
  • Nước Bố Hãn, Nước Tốt Đổ Lợi Sắt Na
  • Đại Sa Thích
  • Nước Táp Mạt Kiến
  • Bảy Nước
  • Nước Yết Sương Na
  • Thiết Môn
  • Nước Đổ Hóa La Cố Địa
  • Tổng Thuật Nước Đổ Hóa La Cố Địa
  • Mười Một Nước
  • Nước Phược Hát
  • Nước Duệ Mạt Đà Và Nước Hồ Thật Kiện
  • Nước Đát Thứ Kiện
  • Nước Yết Chức
  • Nước Phạn Diễn Na Và Nước Già Tất Thí
  • Nước Phạn Diễn Na
  • Nước Phạn Diễn Na (Tiếp)
  • Nước Già Tất Thí
  • Nước Già Tất Thí (Tiếp 1)
  • Nước Già Tất Thí (Tiếp 2)
  • Nước Già Tất Thí (Tiếp 3)
  • Nước Già Tất Thí (Tiếp 4)
  • Nước Già Tất Thí (Tiếp 5)
  • Nước Già Tất Thí (Tiếp 6)
Quyển 2
Quyển 3
Quyển 4
 
 
Quyển 5
Quyển 6
Quyển 7
Quyển 8
Quyển 9
Quyển 10
Quyển 11
Quyển 12

 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây