KINH CHÚ THƯỜNG TỤNG BÌA CỨNG - PV NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VNGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 493 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ Sách: 16x24cm Năm Xuất Bản: 2021 Độ Dày: 3cmKT02KINH TỤNG80.000đSố lượng: 1000099 Quyển
KINH CHÚ THƯỜNG TỤNG BÌA CỨNG - PV NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VN
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 493 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ Sách: 16x24cm Năm Xuất Bản: 2021 Độ Dày: 3cm
Lời Giới Thiệu Kinh chú Phật nói ra là cốt chỉ cho chúng sinh ngộ được cái tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có của mình, để rồi cũng được như Phật vậy. Do đó người học, tụng Kinh cần phải hiểu ý nghĩa câu Kinh. Đức Phật đã dạy: "Học không cần nhiều, chủ yếu thực hành những điều đã học. Người học, tụng nhiều mà không hiểu nghĩa thì chỉ uổng công nhọc trí mà thôi". Thế mà đa phần các Phật tử chúng ta ngày nay đều nói: “Tuy nhiên chúng tôi đọc tụng mà không hiểu biết gì ý nghĩa câu Kinh”. Bởi lẽ Kinh Tạng Phật giáo xưa nay hầu hết bằng chữ Hán, mà chúng tôi bây giờ thì đâu có học chữ Hán như các cụ ngày xưa. Để giải quyết vấn đề khó khăn cấp bách này, chúng con xin tri ân các cố tôn túc: Hòa thượng Thích Tuệ Nhuận, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Tố Liên, Hòa thượng Trí Hải... Cụ Thiều Chửu, cụ Lê Đình Thám... Đã dày công phiên dịch các Kinh, Luận chữ Hán ra chữ nghĩa Việt. Các Ngài đều mong muốn được truyền bá tri kiến Phật bằng chính tiếng nói của mẹ đẻ mình, nhằm mở mang Đạo Pháp thực hiện lời Đức Thích Ca Giáo Chủ khi còn tại thế thường dạy các đệ tử của mình rằng: "Các ngươi phải truyền bá Đạo Phật bằng chính thứ ngôn ngữ của địa phương mình, của dân tộc mình".
Qua ý đó nên khi Đạo Phật hội nhập vào các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Anh, Pháp, Đức, Lào, Thái Lan họ đều biết dịch Kinh, Luật của Phật từ tiếng Phạn Ấn Độ ra tiếng nước họ, để họ dễ dàng phổ cập hoằng dương Phật Pháp. Vậy việc chuyển dịch Kinh Hán sang nghĩa Việt để học, tụng là hoàn toàn đúng với tinh thần hóa độ của Đạo Pháp thời nay. Như chúng ta đều biết các trường học, các cơ quan thông tin báo chí và các văn kiện quan trọng của Nhà nước ta cũng đều dùng tiếng Việt, chữ Việt. Đó là biểu thị tính tự tôn dân tộc. Cho nên các vị Tăng, Ni, Phật tử cần phải gia tâm thực hiện theo sự hướng Đạo của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, nhiều năm qua đã và đang giáo hóa các Phật tử, mau chóng chuyển hóa truyền tụng Kinh dịch nghĩa tiếng Việt cho phù hợp thời đại.
Thưa các vị: Quyển "KINH CHÚ THƯỜNG TỤNG" này được xuất bản cũng không ngoài mục đích đó, nên chúng tôi đã nhiều năm sưu tầm, tham khảo các bản Kinh nghĩa, rồi hệ thống tập hợp lại thành một quyển để cho việc sử dụng được thuận tiện, mỗi khi đi chùa hoặc theo khóa lễ ở các Đạo tràng khỏi phải đem nhiều quyển, đôi khi các quyển dịch lại khác nhau, về cách hành văn hoặc không đồng nhất về phần nghi thức, khiến cho khi tụng đọc gặp nhiều trở ngại... Nay quyển "KINH CHÚTHƯỜNG TỤNG" ấn hành mong giúp quý Phật tử dễ dàng đọc tụng, dễ hiểu, dễ thực hành. Ngoài ra chúng tôi còn sao chép thêm phần: "PHỤ LỤC KHOA CÚNG" hướng dẫn quý vị cách cúng lễ vào các ngày giỗ, tết, tuần tiết, ngày Phật đản hoặc lễ cầu an, cầu siêu... Mỗi Phật tử đều tự mình hành được khóa lễ, khỏi phải đi nhờ cậy phiền hà mà vẫn đảm bảo đúng nghi lễ của người con Phật. Song chắc rằng không tránh khỏi điều khiếm khuyết, mong quí vị cảm thông chỉ cho điều sai sót. Phân viện nghiên cứu Phật học cũng xin chân thành tán thán công đức các bậc tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni cùng chư thiện tín đã phát tâm Bồ Đề tham gia biên soạn ủng hộ tài vật cho quyển Kinh này vừa kịp phát hành vào mùa an cư kết hạ. NAM-MÔ HOAN-HỈ-TẠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Lợi Ích Của Sự Tụng Kinh: Những lời giáo hóa trong ba tạng kinh điển của Phật, đều toàn là những lời hiền lành, sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ siêu phàm của Phật nói ra. Kinh Phật, vì thế, có phần siêu việt hơn tất cả những lời lẽ của thế gian. Nếu chúng ta chí tâm trì tụng, chắc chắn sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người chung quanh.
- Cho Bản Thân Mình: Lúc tụng niệm, hành giả đem hết tâm trí chí thành đặt vào văn kinh để khỏi sơ xuất, nên sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không còn hiện lên mười điều ác nữa, mà chỉ ghi nhớ những lời hay, lẽ phải.
- Cho Gia Đình: Trước khi sắp sửa tụng kinh, những người trong nhà đều dứt các câu chuyện ngoài đời và khách hàng xóm đến ngồi lê đôi mách cũng tự giải tán. Trong gia đình nhờ thế được thanh tịnh, trang nghiêm, hòa thuận.
- Cho Người Xung Quanh: Trong những lúc đêm thanh canh vắng, lời tụng kinh trầm bỗng theo với tiềng mõ nhịp đều, tiếng chuông ngân nga, có thể đánh thức người đời ra khỏi giấc mê, đưa lọt vào tai kẻ lạc lối những ý nghĩa thâm huyền, những lời khuyên dạy bổ ích, chứa đựng trong kinh mà hành giả đang tụng.Như vậy rõ ràng tụng kinh chẳng những có lợi ích cho mình, cho gia đình, mà còn cho những người chung quanh nữa. Ðó là mới nói những điều ích lợi thông thường có thể thấy được, ngoài ra tụng kinh còn có những điều lợi ích, linh nghiệm lạ thường, không thể giải thích được, ai tụng sẽ tự chứng nghiệm mà thôi.
Lợi Ích Của Sự Trì Chú - Niệm Phật: Lợi Ích Của Sự Trì Chú: Các thần chú tuy không thể giải nghĩa ra được, nhưng người chí tâm thọ trì, sẽ được công hiệu thật là kỳ diệu, khó có thể nghĩ bàn, như người uống nước ấm, lạnh thì tự biết lấy. có thể nói: một câu thần chú, thâu gồm hết một bộ kinh, vì vậy, hiệu lực của các thần chú rất phi thường. Khi gặp tai nạn, nếu thực tâm trì chú, thì mau được giải nguy. Như thuở xưa, Ngài A-Nan mắc nạn, Ðức Phật liền nói thần chú Lăng Nghiêm, sai ngài Văn Thù Sư Lợi đến cứu, thì Ngài A-Nan liền được thoát nguy.
Lợi Ích Của Sự Niệm Phật: Niệm Phật công đức lại còn to lớn hơn nữa, vì một câu niệm Phật có thể gồm thâu cả 3 tạng kinh điển, hết thảy thần chú, cùng là các pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng v.v...Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: "Sau khi Phật nhập diệt , về thời kỳ mạt pháp, đến kiếp hoại, các kinh sẽ bị tiêu diệt hết, chỉ còn kinh Di-Ðà lưu truyền lại độ trăm năm rồi cũng diệt luôn. Lúc bấy giờ chỉ còn một câu niệm Phật gồm 6 chữ "Nam mô A-Di-Ðà Phật", mà đủ năng lực đưa chúng sanh về cõi "Cực-Lạc".
Mục Lục: 1 – Lời Tựa 2 – Kinh A Di Đà 3 – Kinh Phổ Môn 4 – Kinh Tám Điều 5 – Kinh Bát Nhã 6 – Kinh Dược Sư 7 – Kinh Sám Nguyện 8 – Kinh Vu Lan 9 – Kinh Địa Tạng 10 – Khoa Cúng Phật 11 – Khoa Tiếp – Linh 12 – Khoa Cúng Tổ - Tiên 13 – Cúng Cha Mẹ 14 – Vợ Chồng Cúng Cho Nhau 15 – Cha Mẹ Cúng Cho Con Cháu 16 – Cúng Hội Viên Quá Cố 17 – Khoa Thí – Thực (Cúng Cháo) 18 – Khoa Phóng – Sinh 19 – Lễ Phật Cúng Giao – Thừa 20 – Khóa Lễ “Niệm Phật 10 Hơi” 21 – Bài Phát Nguyện 22 – Lời Dặn Cần Nhớ Khi Cúng Lễ 23 – Ngày, Tháng Trai Giới 24 – Các Ngày Khánh – Đản Chư Phật, Bồ-Tát