KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ - THÍCH NỮ TRÍ HẢIHán Dịch: Thiệt-Xoa-Nan-Đà Việt Dịch: Thích Nữ Trí Hải Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 361 Trang Bìa: Mềm - Có Tay Gập Khổ: 13x20,5cm Năm Xuất Bản: 2019 Độ Dày: 2cmDTLGKINH TỤNG120.000đSố lượng: 10 Quyển
Hán Dịch: Thiệt-Xoa-Nan-Đà Việt Dịch: Thích Nữ Trí Hải Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 361 Trang Bìa: Mềm - Có Tay Gập Khổ: 13x20,5cm Năm Xuất Bản: 2019 Độ Dày: 2cm
Thích Nữ Trí Hải Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki . Thích Nữ Trí Hải 1969. Tái hiệu chính 1997 (Chánh Tân Tu Đại Tạng, tập 16, Kinh Tập Bộ, số hiệu 0672, 7 quyển, Đại Thừa Nhập Lăng Già Kính, Đường Thật-xoa-nan-đà dịch. Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546
kinh Đại thừa Nhập Lăng-già (zh. rù lèngqié jīng 入楞伽經, ja. nyū ryōga kyō, sa. laṅkāvatārasūtra) là một bộ kinh Đại thừa, đặc biệt nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, qua đó mọi hiện tượng nhị nguyên đều biến mất, hành giả đạt tâm vô phân biệt. Đó là tâm thức đã chứng được Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha) vốn hằng có trong mọi loài. Kinh này chỉ rõ là văn tự không đóng vai trò quan trọng gì trong việc trao truyền giáo pháp.
Kinh này có ba bản dịch Hán ngữ song song với nguyên bản tiếng Phạn còn tồn tại: + Bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la (sa. guṇabhadra) dưới tên Lăng-già-a-bạt-đa-la bảo kinh (zh. 楞伽阿跋佗羅寶經) 4 quyển; + Bản của Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhiruci) với tên Nhập Lăng-già kinh, 10 quyển;kinh Đại thừa nhập Lăng-già (zh. 大乘入楞伽經) của Thật-xoa-nan-đà (sa. śikṣānanda), 7 quyển. Những thuyết trong kinh này rất gần với quan điểm của Thiền tông. Cùng với kinh Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa và Đại thừa khởi tín luận (sa. mahāyānaśraddhotpāda-śāstra), kinh Nhập Lăng-già là một trong những bộ kinh Đại thừa có ảnh hưởng lớn đến Thiền tông Trung Quốc. Người ta cho rằng bộ kinh này do Bồ-đề-đạt-ma, Sơ tổ thiền Trung Quốc chính tay truyền cho Nhị tổ Huệ Khả. Ngay cả giáo pháp tiệm ngộ (giác ngộ từng bậc) của Thần Tú cũng bắt nguồn từ kinh Nhập Lăng-già này.
Kinh bao gồm 9 chương văn xuôi trộn lẫn với các câu kệ và một chương chỉ toàn văn vần. Kinh này lần đầu được dịch ra Hán văn trong thế kỉ thứ 5. Kinh Nhập Lăng-già được Phật thuyết tại Tích Lan theo lời mời của một nhà vua xứ này, trong đó Phật trả lời những câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ (sa. mahāmati). Giáo pháp trong kinh này là nền tảng của Duy thức tông (sa. yogācāra, vijñānavāda).
Lời Tựa Kinh Lăng Già là bộ kinh có tầm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa, vì chứa đựng những học thuyết về Duy Tâm, Như Lai Tạng, A Lại Da Thức, và cả văn học Phật Giáo Thiền. Nghĩa lý kinh văn rất thâm sâu vi diệu, khó hiểu. Khó ở chổ có nhiều cách để hiểu hoàn toàn về ý nghĩa, và cả hoàn cảnh lịch sử của nó.Yếu chỉ kinh Lăng Già là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của các tôn giáo khác, và chỉ rõ cảnh giới chứng ngộ của người tu Phật.
Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ phạn văn (Sanskrit) sang Hán văn: Tống dịch, Ngụy dịch, và Đường dịch. Bản đang phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay là Tống dịch do ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Na Bạt Đà La (người Thiên Trúc) dịch.Phần Việt dịch hiện có những bản :
Sư Bà Diệu Không dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1970). H.T. Thích Thanh Từ dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1975). Đ.Đ. Thích Chơn Thiện dịch từ nguyên tác Anh ngữ của ngài Daisetz Teitaro Suzuki (1992). H.T. Thích Duy Lực dịch bản của ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Bạt Đà La (1994).
Nay chúng tôi có thiện duyên nhận được bản Kinh Lăng Già của Ni Sư Trí Hải phụng dịch theo bản Đường dịch của ngài Thật Xoa Nan Đà, cùng tham khảo các bản Ngụy, Tống dịch và bản Anh ngữ của ngài Suzuki (1969).Dịch giả Ni Sư Trí Hải với nhiều kinh nghiệm dịch thuật, và nhiều năm nghiên cứu kinh tạng. Riêng tôi đọc những bản dịch, nhận thấy bản của Ni Sư Trí Hải dễ hiểu nhất trong những bản kể trên. Lời văn giản dị, trong sáng, ít dùng hán văn. Hy vọng đọc giả khai thông khi đọc dịch phẩm giá trị này.
Tôi xin nhất tâm và tha thiết giới thiệu cùng quí thiện tín. Mong rằng quí vị y kinh này ngộ được thật tướng của các pháp, và thẳng đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.Cuối cùng xin hồi hướng công đức ấn tống kinh này đến tất cả quí phật tử đã phát tâm cúng dường. Nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho kẻ còn người mất, tất cả pháp giới chúng sanh sớm thành phật đạo.Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát. Xuân Mậu Dần 1998. Tỳ Kheo Thích Tịnh Trí.
Trích “Vua Lăng Già Thưa Hỏi”: Như vậy tôi nghe, vào thời gian Phật cùng chúng đại tỳ kheo và đại Bồ Tát ở trong thành Lăng Già trên đỉnh núi Ma La Dà bên biển lớn. Các vị này đều đã thông đạt năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã, hiểu rõ nghĩa cảnh giới do tự tâm hiện, dạo chơi trong vô số tam muội, tự tại, mười lực và sáu thần thông. Tuy hiện đủ loại hình và phương tiện để điều phục chúng sanh, kỳ thực các Ngài xuất thân từ các cõi Phật, được chư Phật lấy nước cam lộ rưới đầu. Bồ Tát Đại Huệ là bậc thượng thủ.
Bấy giờ đức Thế Tôn thuyết pháp trong cung vua rồng biển đã quá bảy ngày. Ngài từ trong biển lớn đi ra, có vô lượng trời rồng, Phạm Vương, Đế Thích – những vị hộ trì thế gian cung đón. Đức Như Lai đưa mắt nhìn thành Lăng Già trên đỉnh Ma La Dà sơn, mỉm cười nói : “ Các bậc Ứng chính đẳng giác ngày xưa cũng đều ở trong thành này diển nói pháp mà thánh trí đã chứng. Đó không phải cảnh giới ngoại đạo có thể suy lường, không phải cảnh giới của Thanh Văn Duyên Giác. Nay Như Lai cũng khai thị pháp này cho La Bà Vương (Ràvana).” Khi ấy La Bà Na, vua loài Dạ Xoa, nhờ thần lực Phật, nghe được âm thanh lời ngài, từ xa biết Như Lai đã ra khỏi cung vua Rồng biển, có các vị hộ thế trời, rồng, Phạm Vương, Đế Thích vây quanh. Nhìn sóng biển, Như Lai quán sát A Lại Gia thức của chúng sanh không khác gì biển lớn bị gió hoàn cảnh thổi động, làm cho sóng thức nổi dậy. La Bà Na lòng vui mừng nói : “ Ta hãy đến thỉnh đức Như Lai vào thành Lăng Già, để ta cùng các loài trời, người trong đêm tối dài được lợi ích lớn.” Nói xong cùng quyến thuộc đi xe hoa đến chổ Phật, đến nơi xuống xe nhiễu quanh Phật ba vòng, trỗi các thứ âm nhạc để cúng dường Như Lai. Các nhạc khí đều nạm ngọc nhân đà la màu xanh, ngọc lưu ly ..., được bọc trong các thượng y vô giá. Âm thanh vi diệu mỹ lệ, tiết điệu hòa nhịp theo lời kệ ca ngợi Phật :
Tâm Phật là kho tàng chân lý Vô ngã, lìa kiến chấp nhiễm ô Nguyện Phật vì chúng con diễn nói Chỗ sở tri thánh trí đã tường Báo thân do thiện pháp tích thành Trí giác ngộ nên thường an lạc Ngưỡng mong đấng Biến Hóa Tự Tại Vào thành Lăng Già diễn pháp sâu Chư Phật cùng Bồ Tát xưa lâu Cũng từng ở thành này nói pháp Chúng con loài dạ xoa hết thảy Nguyện một lòng nghe Pháp cao sâu.
La Bà Na, chúa tể thành Lăng Già, sau khi đã ca bài tán Phật theo âm điệu Đô Ta Ka (Totaka), còn hát bài tụng như sau:
Thế Tôn trong bảy ngày Ở trong biển Ma Kiệt Sau ra khỏi Long cung Ung dung lên bờ này Con và các thể nữ Cùng quyến thuộc dạ xoa Thân dà, Xa Thích Na Cùng các vị thông tuệ Đều sẽ dùng thần lực Mà đến chỗ Như Lai Lần lượt xuống xe báu Lễ kính đức Thế Tôn Lại nhờ uy thần Phật Trước Phật xưng tên mình: Con là vua La Sát La Bà Na mười đầu Nay đi đến chỗ Phật Xin Phật thâu nhận con Và tất cả chúng sanh Ở trong thành Lăng Già Vô lượng Phật quá khứ Đều lên đỉnh núi báu Trong thành Lăng Già này Mà nói pháp sở chứng Thế Tôn cũng nên vậy Ở núi báu trang nghiêm Chúng Bồ Tát vây quanh Xin nói pháp thanh tịnh Chúng con nhân ngày nay Cùng chúng ở Lăng Già Một lòng cung kính nghe Pháp tự chứng ly ngôn Con nhớ đời quá khứ Vô Lượng các đức Phật Có Bồ Tát nhiễu quanh Cũng nói kinh Lăng Già Kinh nhập Lăng Già này Phật xưa đều khen ngợi Nguyện Phật nay cũng thế Vì chúng sinh khai diễn Xin Phật vì xót thương Vô lượng chúng Dạ Xoa Hãy vào thành nghiêm báu Nói pháp môn vi diệu Thành Lăng Già đẹp này Trang hoàng bằng châu báu Vách không bằng đất, đá Lưới giăng bằng trân bảo Các chúng Dạ Xoa đây Xưa từng cúng dường Phật Tu hành lìa các lỗi Thường rõ chỗ chứng tri Các dạ xoa nam nữ Khao khát pháp đại thừa Tự tin theo Pháp ấy Và thích khiến người tin Nguyện xin đấng Vô Thượng Vì các chúng La Sát Và quyến thuộc Lung Nhĩ Mà đến nơi thành này Con từ xưa đến nay Siêng cúng dường chư Phật Nguyện nghe pháp tự chứng Đạo đại thừa cứu cánh Xin Phật thương xót con Và các chúng Dạ Xoa Cùng các hàng con Phật Mà vào trong thành này Đây cung điện thể nữ Và các chuỗi anh lạc Vườn vô ưu khả ái Xin Phật thương nạp thọ Để phụng Phật, Bồ Tát Không gì con không xả Ngay cả đến thân này Xin Phật thương nạp thọ.
Đức Thế Tôn nghe lời trên, liền dạy: “ Này Dạ Xoa vương, các đấng đại đạo sư đời quá khứ đều thương xót ngươi, nhận lời thỉnh cầu của ngươi mà đến núi báu này, nói pháp tự chứng. Chư Phật đời vị lai cũng thế. Đây là chỗ ở của những bậc tu thiền quán sâu xa đã biến hiện ra pháp lạc. Ta và các Bồ Tát vì thương xót sẽ nhận lời cầu thỉnh của ngươi.” Nói xong, Phật ngồi im lặng. Vua La Bà Na liền đem xe kết hoa đẹp của mình để cúng Phật. Phật ngồi lên xe, vua và các Bồ Tát tuần tự theo sau. Có vô lượng thể nữ ca hát tán thán để đón mừng Phật vào thành. Sau khi vào thành, vua La Bà Na cùng quyến thuộc lại dùng các thứ vi diệu để cúng dường. Đồng nam đồng nữ trong chúng Dạ Xoa lấy lưới báu cúng dường Phật, vua La Bà Na cúng Phật và Bồ Tát các chuỗi anh lạc đeo cổ. Sau khi nhận các phẩm vật cúng dường, chư vị Bồ Tát lần lượt nói cảnh giới cao thâm mà các ngài đã thân chứng…
Mục Lục: Quyển I
Chương 1. Vua Lăng Già Thưa Hỏi
Chương 2. Thực Hành Tất Cả Pháp
Quyển II
Chương 2. Tiết III – Tu Tập Hết Thảy Pháp
Quyển III
Chương 3. Vô Thường (Anityatiparivatro Mamattriyah)
Quyển IV
Chương 3. Vô Thường
Quyển V
Chương 4. Hiện Chứng
Chương 5. Như Lai Thường Hay Vô Thường
Chương 6. Sát-Na Phẩm
Quyển VI
Chương 7. Phẩm Biến Hóa
Chương 8. Cấm Ăn Thịt
Chương 9. Đà La Ni (Dharaniparivatro Nama Navamah)