Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm không tìm thấy trong Đại tạng kinh. Kinh này chắc là do một vị cao tăng Phật giáo Việt Nam biên soạn, nhưng biên soạn vào lúc nào thì chưa ai biết được. Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” (Nhân tu lục độ, quả chứng nhất thừa, thệ nguyện hoằng thâm, như đại hải chi uông dương bất trắc, từ bi quảng đại, nhược trường thiên chi phú đảo vô ngân, hiến bất hoại thân, quảng phát thập nhị nguyện, lịch vô lượng kiếp, linh cảm ngũ bách danh.) Kinh Ngũ Bách Danh, do sự tuyển trạch những từ, những câu quan yếu trong các kinh Đà ra ni và kinh Phổ Môn, tập thành 500 danh hiệu của Bồ tát Quán Âm, hầu cung ứng cho sự cầu nguyện của Phật tử. Trước đây, tại Việt Nam, Phật tử miền Bắc, lễ tụng theo chữ Hán. Nhưng, sau năm 1954, Phật tử miền Bắc di cư vào miền Nam, được phiên âm ra chữ Việt, in thành sách và phổ biến rộng rãi hơn. Cách nay trên một năm, khi tụng đọc Ngũ Bách Danh, chư Phật tử cảm thấy các bài văn tán, bạch, sám, nguyện bằng chữ Hán, nghĩa lý huyền diệu, rất khó hiểu thấu.QUAN THẾ ÂM LÀ DANH HIỆU CỦA MỘT VỊ BỒ TÁTQuán Thế Âm dịch nghĩa của chữ Avalokitesvara (Trung Hoa phiên âm là A phạ lô chỉ đê thấp phạt la) của chữ Phạm (Ấn Độ) và có nghĩa là vị Bồ Tát quán sát tiêng kêu cầu của chúng sinh trong thế gian, mà độ cho họ được giải thoát. Quán Thế Âm gọi tắt là Quán Âm và còn gọi là Quán Thế Tự Tại, hay Quán Tự Tại. Xưa kia Ngài là con trai trưởng của vua Vô Tránh Niệm nơi thế giới Xan Đề Lam, tên là Bất Huyến. Ngài đươc thân thừa, cúng dàng đức Phật Bảo Tạng và được thụ ký: sau này sẽ được hiệu là Quán Thế Âm phụ tá bên cạnh đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc phương Tây. Trong một kiếp khác Ngài được đức Phật Quán Thế Âm thụ ký cho danh hiệu là Quán Thế Âm. Trước đấy Ngài đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”, song vì bi nguyện độ sinh, Ngài hiện thân Bồ Tát. Sau đây, Ngài sẽ thành Phật hiệu là “Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai” ở cõi “Chúng Bảo Sở Tập Trang Nghiêm”. Hiện nay tại Việt Nam cũng như tại các nước thuộc Đại Thừa giáo đều tôn thờ và truyền bá đạo chỉ của Ngài. Hằng năm tại Việt Nam còn lấy ngày 19 tháng 02, 19 tháng 06 và 19 tháng 09 âm lịch làm những ngày kỷ niệm Ngài. “Chí tâm niệm danh hiệu Ta, cùng chuyên niệm danh hiệu Bản sư A Di Đà Như Lai, sau tụng kinh chú đủ 5 lượt một đêm, trừ diệt được trăm nghìn vạn ức kiếp sinh tử trọng tội, hiện tại cầu gì được nấy, khi sắp mất được chư Phật tới đón và muốn sinh sang cõi Phật nào đều được tùy nguyện…” Lời Đức Quán Âm
(Lược trích trong kinh Thiên thủ)
KINH NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂMBồ tát Quán Thế Âm như vầng trăng
với ánh sáng mát dịu,
dập tắt những thiêu đốt của sinh tử.
Nguyện cầu cho những ai
lễ lạy 500 danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm
sẽ được đại sĩ nắm giữ bằng ngàn tay,
soi thấy bằng ngàn mắt,
làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.
LỄ NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂM
NGUYỆN HƯƠNG
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
Cúng dường tất cả Phật
Tôn Pháp, các Bồ tát,
Vô biên chúng Thanh văn
Và cả thảy Thánh hiền
Duyên khởi đài sáng chói
Trùm đến vô biên cõi,
Khắp xông các chúng sinh
Đều phát lòng bồ đề
Xa lìa những nghiệp vọng
Trọn nên đạo vô thượng.
TÁN PHẬT
Đấng Pháp vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời, người
Cha lành chung bốn loại
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.
Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
ĐẢNH LỄ TAM BẢO
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trú Tam Bảo. (1 lạy)
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Ðiều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Ðại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ðại hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy)
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Ðại từ Ðại bi A Di Ðà Phật, Ðại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát, Ðại nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh Ðại Hải chúng Bồ tát. (1 lạy)
Nghi Thức Lễ Tụng:
Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn:
Úm lam tóa ha. (3 lần)
Tịnh Khẩu Nghiệp Chân Ngôn:
Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị Ta bà ha. (3 lần)
Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn:
Úm sa phạ bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ, truật độ hám. (3 lần)
Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn:
Úm ma ni bát minh hồng. (3 lần)
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam bảo. (3 lần)
(đại chúng đồng quỳ, vị sám chủ đọc)
VỊNH:
Trí tuệ hoằng thâm đại biện tài,
Đoan cư ba thượng tuyệt trần ai.
Tường quang thước phá thiên sinh bệnh,
Cam lộ năng khuynh vạn kiếp tai.
Thúy liễu phất khai kim thế giới,
Hồng liên dũng xuất ngọc lâu đài.
Ngã kim khể thủ phần huơng tán,
Nguyện hướng nhân gian ứng hiện lai.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)