094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

KINH NIKAYA BÌA NÂU (BẢN ĐẸP) - HT THÍCH MINH CHÂU KINH NIKAYA BÌA NÂU (BẢN ĐẸP) - HT THÍCH MINH CHÂU Việt Dịch: Thích Minh Châu
Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
Hình Thức: Bìa Cứng
Khổ Sách: 19x26cm
Năm Tái Bản: 2022
Trọn Bộ: 13 Quyển
Trường Bộ: Tập 1
Trung Bộ: Tập 2 – 3
Tương Ưng Bộ: Tập 4 – 5
Tăng Chi Bộ: Tập 6 – 7
Tiểu Bộ: Tập 8 – 13
NKY1 KINH TỤNG 4.500.000 đ Số lượng: 2 Bộ
  • KINH NIKAYA BÌA NÂU (BẢN ĐẸP) - HT THÍCH MINH CHÂU

  •  1597 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: NKY1
  • Giá bán: 4.500.000 đ

  • Việt Dịch: Thích Minh Châu
    Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Khổ Sách: 19x26cm
    Năm Tái Bản: 2022
    Trọn Bộ: 13 Quyển
    Trường Bộ: Tập 1
    Trung Bộ: Tập 2 – 3
    Tương Ưng Bộ: Tập 4 – 5
    Tăng Chi Bộ: Tập 6 – 7
    Tiểu Bộ: Tập 8 – 13


Số lượng
Kinh Nikaya (Bộ kinh) (tiếng Pali: nikāya) là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ những tập hợp kinh văn trong Kinh tạng văn hệ Pàli. Chúng được sử dụng gần tương đồng với thuật ngữ A-hàm (zh. 阿含, sa. āgama) trong hệ kinh văn Hán tạng. Bộ kinh (và tham chiếu đến A-hàm) được các nhà nghiên cứu Phật giáo hiện đại xem là những tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật thuyết giảng trong suốt cuộc đời truyền bá giáo pháp của mình. Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, các Bộ kinh mang nội dung là những lời dạy của chính Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong suốt 45 năm truyền bá giáo pháp, bao gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã... Chúng được ghi nhận lại bằng chính ngôn ngữ Magadhi đương thời Đức Phật, được cô đọng, lưu truyền bằng cách truyền khẩu, được hệ thống lại qua các kỳ Đại hội kết tập kinh điển thứ nhất và thứ hai. Các Bộ kinh sau đó được thiết lập văn tự hệ Pali vào thời kỳ A-dục vương bằng chữ viết Sinhala, được truyền bá và lưu giữ nguyên vẹn tại Sri Lanka trong suốt hơn 2.000 năm. Có cả thảy 5 Bộ kinh trong phần Kinh tạng:

+ Trường Bộ kinh (pi. dīgha-nikāya): gồm 3 phẩm (vagga) với 34 bài kinh có nội dung khá dài.
+ Trung Bộ kinh (pi. majjhima-nikāya): gồm 152 kinh cỡ vừa.
+ Tương ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya): là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là "Tương ưng" (samyutta). Có tất cả là 56 Tương ưng được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 thiên (vagga).
+ Tăng chi Bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya): là bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vagga). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2.308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7.557.
+ Tiểu Bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya): là một hợp tuyển nhiều đề tài kinh, kệ, luận thư... Tuy gọi là "nhỏ" (tiểu), nhưng đây là Bộ kinh chứa số lượng kinh lớn nhất trong 5 Bộ kinh với 15 tập (so với Trường Bộ 3 tập, Trung Bộ 3 tập, Tương ưng Bộ 5 tập và Tăng chi Bộ 3 tập).

 
kinh nikaya bìa nâu 1 min


Trích “Kinh Phạm Võng Trong Kinh Trường Bộ”:
1.1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Rājagaha (Vương Xá) và Nālandā cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Lúc bấy giờ có Suppiya, du sĩ ngoại đạo, cũng đi trên con đường giữa Rājagaha và Nālandā cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Suppiya, du sĩ ngoại đạo, dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng; còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy, cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo.

1.2. Rồi Thế Tôn đến nghỉ một đêm tại Ambalatthikā, nhà nghỉ mát của vua, cùng với chúng Tỷ-kheo. Suppiya, du sĩ ngoại đạo, cũng đến nghỉ một đêm tại Ambalatthikā, nhà nghỉ mát của vua, cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Tại đây, du sĩ ngoại đạo Suppiya cũng dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng; còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy, cả hai thầy trò nói những lời tương phản nhau trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.

1.3. Và khi đêm vừa mới tàn, một số lớn chư Tăng, sau khi thức dậy, đã ngồi họp tại một gian nhà hình tròn và câu chuyện sau đây được bàn đến giữa chư Tăng:
- Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Thế Tôn, đấng Toàn Trị, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh. Suppiya, kẻ du sĩ ngoại đạo này, dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng; còn đệ tử du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy, cả hai thầy trò đã nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.

1.4. Lúc bấy giờ, Thế Tôn được biết câu chuyện đang bàn giữa chư Tăng, liền đến tại gian nhà hình tròn và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì được bàn đến trong khi các ngươi ngồi họp tại chỗ này? Vấn đề gì đã được bỏ dở chưa nói xong?
Nghe nói như vậy, các Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, tại đây, khi đêm vừa mới tàn, chúng con sau khi dậy, ngồi họp tại nơi gian nhà hình tròn và giữa chúng con, câu chuyện sau đây được bàn đến: “Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Thế Tôn, đấng Toàn Trị, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh. Suppiya, kẻ du sĩ ngoại đạo này, dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng; còn đệ tử du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy, cả hai thầy trò đã nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.” Bạch Thế Tôn, đó là câu chuyện đang bàn đến nửa chừng của chúng con khi Thế Tôn đến.

 
kinh nikaya bìa nâu 2 min


1.5. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?
– Bạch Thế Tôn, không thể được.
– Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật:
– “Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi.”

1.6. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật:
– “Như thế này, điểm này đúng sự thật; như thế này, điểm này chính xác; việc này có giữa chúng tôi; việc này đã xảy ra giữa chúng tôi.”

1.7. Này các Tỷ-kheo, thật sự chỉ thuộc các vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai. Này các Tỷ-kheo, thế nào là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai?

Tiểu Giới
1.8. Sa-môn Gotama từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Này các Tỷ-kheo, đó là lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu. Sa-môn Gotama từ bỏ lấy của không cho, tránh xa sự lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh không có trộm cướp. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu. Sa-môn Gotama từ bỏ tà hạnh, tịnh tu phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

Sa-môn Gotama từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chơn thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu. Sa-môn Gotama từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đi nói đến chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người nầy; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, Sa-môn Gotama sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu…

 
kinh nikaya bìa nâu 3 min


Trích “Kinh Pháp Môn Căn Bổn Trong Kinh Trung Bộ”:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkatthā, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh Phúc), dưới gốc cây Sa-la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ- kheo: “Này các Tỷ-kheo!”
– “Bạch Thế Tôn,” những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các người ‘Pháp môn căn bản tất cả pháp.’ Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.”
— “Thưa vâng, bạch Thế Tôn,” những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh,' không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc chơn nhân, không tu tập pháp các bậc chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: “Địa đại là của ta” – dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại. Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: “Thủy đại là của ta” – dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu trị thủy đại. Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ: “Hỏa đại là của ta”— dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại. Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại.

 
kinh nikaya bìa nâu 4 min


Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: “Phong đại là của ta” – dục hỷ phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại. Người ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật... Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên... Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ... Người ấy tưởng tri Phạm thiên là Phạm thiên... Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên... Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên... Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên... Người ấy tưởng tri Abhibhū (Thắng giả) là Abhibhū... Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ là Không vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ là Thức vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu xứ... Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ... Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến... Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn... Người ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm... Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri... Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất... Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt... Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả... Người ấy tưởng tri Niết-bàn‘ là Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: “Niết-bàn là của ta” — dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri Niết-bàn.

Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhū (Thắng giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu trị Niết-bàn.

 
kinh nikaya bìa nâu 5


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thẳng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhū (Thắng giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt.... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn…
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây