094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT - HT THÍCH HƯNG TỪ KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT - HT THÍCH HƯNG TỪ Tác Giả: Tam Tạng Pháp sư Cương Lương Gia Xá
Dịch: HT Thích Hưng Từ
NXB: Tôn  Giáo
Số Trang: 144 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ: 15,5x23cm
Năm Xb: 2015
Độ Dày: 1cm
VLTP KINH TỤNG 30.000 đ Số lượng: 999997 Quyển
  • KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT - HT THÍCH HƯNG TỪ

  •  3293 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: VLTP
  • Giá bán: 30.000 đ

  • Tác Giả: Tam Tạng Pháp sư Cương Lương Gia Xá
    Dịch: HT Thích Hưng Từ
    NXB: Tôn  Giáo
    Số Trang: 144 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ: 15,5x23cm
    Năm Xb: 2015
    Độ Dày: 1cm


Số lượng
KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Âm – Nghĩa (Ba Mươi Bốn Đồ Hình)

 
kinh quán vô lượng thọ phật

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong Tịnh Độ tam kinh. Dù với căn tánh người thời nay, hiếm người có thể y theo kinh mà thành tựu được phép quán. Tuy vậy kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật xác quyết hai điều vô cùng quan trọng:
 
  1. Vô Lượng Thọ Như Lai có tám muôn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn ngàn vẻ đẹp tùy hình, và mỗi vẻ đẹp lại có tám muôn bốn ngàn tia sáng. Những tia sáng ấy soi khắp các cõi ở mười phương, thâu nhiếp tất cả chúng sanh niệm Phật.
  2. Chín phẩm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, từ Thượng Phẩm thượng sanh cho đến Hạ phẩm hạ sanh.


LƯỢC TRÌNH PHIÊN DỊCH BỘ KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Ngài Trung Phong Thiên sư nói: Ta Bà khổ! Ta Bà khổ; những nỗi đau khổ ở cõi Ta Bà không thể kể xiết! Thật vậy. Như khổ về thân thì sanh, già, bệnh, chết, thể xác béo gầy, mưu cầu không đặng, oán thù gặp mặt, ân ái chia ly. Còn khổ về tâm, thì niệm niệm sanh diệt, các trân lao phiên não át dao động luôn luôn. Khổ vê cảnh, thì ba tai tám nạn, xô xát lẫn nhau, làm cho nhân loại không ngần sâu thảm. Bởi thế! Nó ràng buộc chúng sanh quanh quẩn mãi trong sáu đường không thể tránh khỏi được.

Nên Đức Phật Thích Ca đã bỏ quyền vị tôn vinh, từ thân, cắt ái, bài bác lối sống hẹp hòi, tôn trọng tình thương rộng lớn mà xuất gia đi tìm chân lý siêu thoát.

Khi Ngài đã chứng thành đạo Bồ Đê, trải bốn mươi chín năm thuyết pháp, hơn ba trăm hội. Đức Phật theo căn cơ của mọi tầng lớp, khi quyền khi thiệt tùy cơ phương tiện diễn nói ra vô lượng pháp môn đề cứu độ muôn loài đặng giải thoát Ta Bà khổ. Quý thay ! Giáo pháp của Đức Bổn Sư hiện được lưu truyền khắp trên hoàn vũ. Nhưng pháp môn phổ biến nhất, mà dễ tu chắc đặng, chỉ có Pháp môn Tịnh độ.

Hiện nay bảy chúng Phật tử, trong thì Tăng Ni, ngoài thì Thiện tín, không ai là chẳng thực hành tu theo pháp môn này. Thậm chí những người không biết Quy y Tam Bảo, gọi là theo đạo Ông Bà, mỗi khi cầm hương cáng lễ, trước khi niệm, câu: Nam mô A Di Đà Phật để mở đầu cho nghi lễ thành kính. Như thế, PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ đã ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc Việt Nam.

Nhận thấy mọi người đều tu Pháp môn niệm Phật, để ý nghĩa và phương pháp hành trì được thêm sâu rộng cùng góp phần công đức thêm sâu dày, nên tôi y theo bộ Kinh QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT của ngài Tam Tạng Pháp sư Cương Lương Gia Xá đã dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Nay tôi phiên dịch ra Việt ngữ (ngoài ra phần giải thích Quán Vô Lượng Thọ Phật Tiên Chú của ông Đinh Phước Bảo tôi đã phiên dịch xong, nếu có thiện duyên sẽ in ra trao truyền phổ độ). Hầu mong giúp quý Phật tử sơ cơ hiểu thêm pháp Quán tưởng Đức Phật Vô Lượng Thọ.

Tóm tắt tất cả những hệ thống quán tưởng của PHÁP MÔN TU TỊNH ĐỘ qua sự chỉ dạy của Đức Phật, và phát huy TÍN, HẠNH, NGUYỆN ba yếu tố rất thâm thiết được trình bày trong chín phẩm vãng sanh của bộ kinh này. Thời buổi pháp nhược ma cường, PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ quả đem lại sự thực tế, đã dễ tu mà chắc thành Phật cho tất cả Phật tử trong mười phương.

Đem cộng với công sự: Kiến tạo CẢNH TỊNH ĐỘ ĐẠO TRÀNG tại núi Trà Cú – Tổ Đình Linh Sơn Trường Thọ Tự – thuộc tình Bình Tuy do ngài Trụ trì Hòa thượng Thích Vĩnh Thọ, hưởng ban tổ chức sáng lập với mục đích phát huy bốn pháp niệm Phật (Quán tượng, Quán tưởng, Trì danh, Thật tướng), để lại cho mười phương Phật tử hiện tại cũng như tương lai, chiêm ngưỡng mà thanh tịnh thân tâm, phục hồi bản tánh cố hữu.

Vì sự lợi sanh quá gấp, nên tôi quên hẳn việc học ít, biết gần, văn từ thô thiển, mà phiên dịch ra bộ Kinh này vởi sự cầu nguyện cho mọi người đồng học, đồng tu và đền chút công đức mà hồi hướng cho bốn ơn ba cõi mong sao đồng được hầu gần Đức Phật Di Đà trên cảnh giới Tịnh độ trang nghiêm.

Phật Lịch 2518 - Rằm tháng 4 năm Giáp Dần
Sa môn THÍCH HƯNG TỪ

 
kinh quán vô lượng thọ phật 1


NGHI THỨC KHAI KINH
(Thắp 3 cây hương, cầm quỳ đọc)


NIỆM HƯƠNG
Giới hương, định hương, dữ huệ hương,
Giải thoát, giải thoát tri kiến hương,
Quang minh vân đài biến pháp giới,
Cúng dường thập phương Tam Bảo tôn.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

(cắm hương và đứng chắp tay đọc)


TÁN PHẬT
Pháp vương Vô thượng tôn,
Tam giới vô luân thất,
Thiên nhơn chi Đạo sư,
Tứ sanh chi Từ phụ,
Ư nhứt niệm quy y,
Năng diệt tam kỳ nghiệp,
Xưng dương nhược tán thán,
Ức kiếp mạc năng tận.


QUÁN TƯỞNG
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo giao nan tư nghi,
Ngã thử đạo tràng như Đế châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Đầu điện tiếp túc quy mạng lễ.


ĐẢNH LỄ TAM BẢO
– Chí tâm đảnh lễ :

Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam bảo.  (1 lạy)

– Chí tâm đảnh lễ :

Nam mô Ta bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.  (1 lạy)

– Chí tâm đảnh lễ :

Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)


 
kinh quán vô lượng thọ phật 2


TÁN DƯƠNG CHI
Dương chi tịnh thủy,
Biến sái tam thiên,
Tánh không bát đức lợi nhơn thiên,
Pháp giới quảng tăng diên,
Diệt tội tiêu khiên,
Hỏa diệm hóa hồng liên.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô A rị da, bà lô yết đế thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu đát diệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàng ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra đạ da. Nam mô a rị đa, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà da, ta bà ha.   (3 lần)


 
kinh quán vô lượng thọ phật 3


CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI
Án lam. (7 lần)


CHƠN NGÔN TỊNH KHẨU NGHIỆP
Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta bà ha. (3 lần)


CHƠN NGÔN TỊNH TAM NGHIỆP
An ta phạ, bà phạ thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)


AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm. Án độ rô độ rô địa vĩ tát bà ha.  (3 lần)


HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT, PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hộc.   (3 lần)


TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương xạ nhiệt,
Pháp giới mông huân,
Chư Phật hải hội tất diêu văn,
Tùy xứ kiết tường vân,
Thành ý phương ân, Chư Phật hiện toàn thân.
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)


KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyên giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.



NIỆM PHẬT HỒI HƯỚNG

NGHI THỨC MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam Bồ đề.

Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú. Tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.


 

BẠT NHỨT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC SANH TỊNH ĐỘ ĐÀ LA NI
Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, Tất đam bà tỳ, A di rị đa, Tỳ ca lan đế, A dị rị đa, Tỳ ca lan đa. Dà di nị, Dà dà na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha. (3 biến)

A Di Đà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di,
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô sô ức,
Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên.
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bí tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật. (108 biến)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. (10 biến)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (10 biến)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (10 biến)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (10 biến)


SÁM THẬP PHƯƠNG
Thập phương tam thế Phật, A Di Đà đệ nhứt, Cửu phẩm độ chúng sanh, Oai đức vô cùng cực. Ngã kim đại quy y, Sám hối tam nghiệp tội, Phàm hữu chư phước thiện, Chí tâm dụng hồi hướng. Nguyện đồng niệm Phật nhơn, Cảm ứng tùy thời hiện. Lâm chung Tây phương cảnh, Phân minh tại mục tiền.

Kiến văn giai tinh tấn, Đồng sanh Cực Lạc quốc, Kiến Phật liễu sanh tử, Như Phật độ nhứt thiết. Vô biên phiền não đoạn, Vô lượng pháp môn tu, Thệ nguyện độ chúng sanh, Tổng giai thành Phật đạo. Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng, Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng, Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.

Nhứt giả lễ kính chư Phật, Nhị giả xưng tán Như Lai, Tam giả quảng tu cúng dường, Tứ giả sám hối nghiệp chướng, Ngũ giả tùy hỷ công đức, Lục giả thỉnh chuyển pháp luân, Thất giả thành Phật trụ thế, Bát giả thường tùy Phật học, Cửu giả hằng thuận chúng sanh, Thập giả phổ giai hồi hướng.


HỒI HƯỚNG
Phúng kinh công đức thù thắng hạnh, Vô biên thắng phước giai hồi hướng, Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh, Tốc vãng Vô Lượng Quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu, Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ, Thê thế thường hành Bồ Tát đạo.
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, Bất thôi Bồ Tát vi bạn lữ.

Nguyên dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhứt thiết,
Ngã đẳng dữ chúng sanh, Giai cộng thành Phật đạo.


PHỤC NGUYỆN
Tam bảo chứng minh, từ bi gia hộ, hiện tiền phước huệ trang nghiêm, một hậu đồng sanh Tịnh độ. Thứ nguyện đệ tử… Nguyên tiêu tam chướng, nguyện trưởng phước duyên, nguyện kiến Di Đà, nguyện sanh Tịnh độ. Phổ nguyện pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo…




TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH HƯNG TỪ:
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi (1911) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như Chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.

Duyên lành đã đến, ngày mùng 8 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1918), khi vừa 8 tuổi, Ngài được song thân cho phép xuất gia đầu sư với Hòa thượng Thích Hòa Phước trụ trì chùa Thiên Long, được Bổn sư ban cho pháp danh Thị Lạc, thuộc đời 42 dòng Lâm Tế Chánh Tông, chi phái Nguyên Thiều.


 
ht thich hung tu


Nhờ túc duyên, Ngài rất thông minh đĩnh đạc, dù còn nhỏ, từ hai thời công phu, bốn quyển luật Tỳ Ni cho đến các bộ kinh Địa Tạng, Thủy Sám, Ngài đều thuộc lòng. Ngoài sự dạy dỗ của Bổn sư, Ngài còn được tham học giáo điển với các vị cao Tăng, như Hòa thượng Từ Pháp chùa Thiên Tôn.

Năm 1931 (20 tuổi), Ngài thọ Tam đàn Cụ túc tại Đại giới đàn chùa Linh Sơn, do Đại lão Hòa thượng Thích Hoằng Hóa làm đàn đầu thí giới, và được phú pháp hiệu Hưng Từ. Sau khi thụ giới Cụ Túc xong, Ngài tiếp tục học khoa Du già Mật tông với Hòa thượng Linh Quang và được Hòa thượng truyền trao pháp ấn.

Năm 23 tuổi (1934), Ngài được chư Tôn túc trong hội Địa Tạng Phổ lúc bấy giờ, giới thiệu và gởi học Tam Tạng giáo điển tại Phật học đường Tây Thiên Huế ba năm (1934 – 1937). Nhờ tâm cầu học vững bền, chẳng những Ngài uyên thâm kinh điển mà còn thấu triệt lẽ tánh diệu dụng của khoa Du già Chẩn tế.

Sau khi tham học với các bậc cao Tăng ở Huế và Phú Yên xong, nhằm lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang dấy lên mạnh mẽ trên khắp ba miền đất nước, Ngài nhận thấy đây là một cơ duyên thuận lợi để phục hưng chánh pháp.

Năm 1937, Ngài vận động Tăng tín đồ mở các Tăng học đường tại các chùa Cổ Lâm,

Liên Trì (Tuy An), Thiên Từ (Ninh Hòa) để đào tạo Tăng tài. Đặc biệt tại chùa Cổ Lâm có nhiều vị đến nghe giảng kinh Pháp Hoa như: Hòa thượng Quảng Đức, Ngài Vĩnh Thọ, Nhơn Thị, Nhơn Duệ… do Ngài làm chủ giảng.

Năm 1939, vì ảnh hưởng chiến tranh nên các Tăng học đường này tạm thời đóng cửa, nhưng Ngài luôn tìm mọi cách tổ chức các lớp tu học, giảng kinh luật dưới hình thức an cư kiết hạ, mở Đại giới đàn ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Tuy để đào tạo các bậc cao Tăng hữu ích cho đạo sau này như các Hòa thượng Ấn Tâm, Viên Quang, Đồng Huy… và giảng dạy khoa Du già Chẩn tế cho chư Tăng ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận…

Ngoài việc giảng dạy, đào tạo Tăng Ni, Ngài còn đem hết sức mình khai sơn và trùng tu rất nhiều ngôi chùa để có nơi tu học cho Tăng Ni và sớm hôm lễ bái của Phật tử gần xa như: chùa Thiên Long ở Phú Yên (1938); Tổ đình Minh Sơn (1957); Linh Đài và Thiên Tứ ở Ninh Hòa (1959). Đồng thời khai sơn Linh Sơn Tự ở Lạc Tánh, ở Tánh Linh (1961) và chùa Pháp Hội ở Hàm Tân – Bình Thuận (1967).

Trong suốt cuộc đời tu học và hành đạo, Ngài không từ nan bất cứ một nhiệm vụ nào khi được chư Tăng và Giáo hội giao phó cũng như Phật tử cần đến. Đối với dân tộc, Ngài luôn đem hết sức mình góp phần vào công cuộc bảo vệ quê hương.

Năm 1945, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Ngài được Tăng tín đồ đề cử làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Phú Yên.

Năm 1955, Ngài đảm nhận Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già tỉnh Khánh Hòa liên tiếp hai nhiệm kỳ.

Năm 1963-1964, Ngài lãnh đạo phong trào đấu tranh bảo vệ Phật giáo và dân tộc tỉnh Bình Tuy (Hàm Tân).

Năm 1964-1978, Ngài được Hội đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất suy tôn vào Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống.

Từ năm 1982 cho đến ngày viên tịch, Ngài được suy tôn Cố vấn Chứng minh kiêm Ủy viên Tăng sự Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Thuận Hải (cũ) và Bình Thuận sau này.

Ngài đã dịch bộ kinh Thập Lục Quán, và trước tác quyển lịch sử Tổ Hữu Đức (Tổ Linh Sơn Trường Thọ núi Tà Cú) và chư hậu Tổ.

Cuộc đời tu hành và hóa đạo của Ngài là tấm gương hy sinh tận tụy, không từ nan bất cứ một việc gì dù nhỏ, đem hết sức mình để giáo dục, đào tạo Tăng Ni tiếp dẫn hậu lai hoằng truyền chánh pháp.

Dù tuổi già sức yếu, nhưng Ngài vẫn tinh tấn tu hành không một phút giây trễ nải, và phục vụ chúng sinh đến giây phút cuối cùng. Ngày mùng 2 tháng 8 năm Tân Mùi (1991), Hòa thượng an nhiên thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi, với 60 pháp lạp. Bảo tháp của Ngài tọa lạc trong khuôn viên chùa Pháp Hội, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.




MỤC LỤC:

LƯỢC TRÌNH PHIÊN DỊCH BỘ KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
NGHI THỨC KHAI KINH
PHIÊN ÂM HÁN VIỆT
NỘI DUNG KINH DỊCH VIỆT (NÊN ĐỌC TỤNG BẢN NÀY)


 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây