TỊNH ĐỘ QUYẾT NGHI LUẬN - HT THÍCH THIỀN TÂMDịch: Thích Thiền Tâm Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo Số Trang: 118 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 14x20cm Năm Xuất Bản: 2013 Độ Dày: 0,5cmQNL1SÁCH VỀ LUẬN25.000đSố lượng: 99 Quyển
Lời Đầu Sách Có người cho rằng Tịnh Độ giáo thuộc về Hành môn không phải Lý môn, nghĩa là Đức Thích Ca chỉ trần thuật cảnh Cực Lạc rồi khuyên người niệm Phật để cầu sanh, không thiệp đến phần lý thuyết. Nhưng thật ra, lý để đi đến hành, trong hành tức đã có ẩn phần giáo lý. Vả lại, pháp môn của Đức Phật chia làm Không tông, Hữu tông, Hiển giáo, Mật giáo, tất cả đều nương tựa và làm sáng tỏ cho nhau. Cho nên, nếu nhận định rằng: không có Duy thức hay Thiền, thì Mật và Tịnh độ thành ra thần quyền mê tín – hoặc không có Tịnh độ cùng Mật, tất Duy thức và Thiền thành ra lý thuyết trệ không, đều là biết qua các tông phái Phật giáo bằng lối nhìn phiến diện. Chẳng hạn như bên Thiền tông, tuy chỉ dạy tham một câu thoại đầu, nhưng trong ấy đã hàm ẩn vô biên đạo lý. Tịnh Độ tông cũng thế, một câu niệm Phật gồm cả Thiền, Giáo, Luật, Mật, nên Cổ đức đã phán định pháp môn này thuộc về Đốn giáo. Và Ngẫu Ích Đại sư, một vị đích truyền thuộc phái Thiên Thai cũng bảo: “Một câu Phật hiệu nếu niệm cho thuần thục, thì ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, bao nhiêu công án của Thiền tông và đạo lý cực tắc của Giáo môn đều ở trong đó”.
Để chứng minh câu niệm Phật hàm đạo lý nhiệm mầu, và giải mối nghi cho những vị tìm hiểu cùng hành trì về môn này, bút giả xin phiên dịch quyển Thập Nghi của ngài Trí Giả, tập Hoặc Vấn của ngài Thiên Như, họp lại tạm lấy nhan đề là “Tịnh Độ Quyết Nghi Luận”. Trong đây phần nhiều bàn giải những nghi vấn hơi cao, đáng lẽ bút giả phải phụ thích thêm những nghi điểm thông thường về Tịnh độ, song vì tự thân kém sức khỏe lại Phật sự bận nhiều, nên xin hẹn chờ dịp khác. Nội dung quyển này trừ một vài điểm phụ giải có ghi chú, ngoài ra toàn là những luận thích của bậc danh đức. Học giả có thể đặt niềm tin tưởng nơi cổ huấn, mà mở đường vào Tịnh độ Huyền môn. Liên Du
Trích “Tịnh Độ Quyết Nghi Luận – Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Soạn”: Hỏi:Chư Phật, Bồ-tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đã phát tâm Bồ-đề, nếu muốn cứu độ chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường ác mà cứu khổ cho các hữu tình. Tại sao chúng ta đã học theo Phật, lại xa rời chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời yên ổn? Đó có phải là thiếu lòng từ bi, chuyên lo tự lợi và trái với đạo Bồ-đề chăng?
Đáp: Bồ-tát có hai hạng:
Bậc tu Bồ-tát đạo đã lâu, chứng được Vô sanh Pháp nhẫn. Với những vị này, đem lời đó trách thì đúng.
Bậc chưa chứng Vô sanh và hàng phàm phu mới phát tâm Bồ-tát. Những vị sau này cần phải thường không rời Phật, mới thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cõi, vào nơi đời ác để cứu độ chúng sanh. Cho nên Luận Trí Độ nói: “Hạng phàm phu còn đủ mọi sự ràng buộc, dù có lòng Đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu chúng hữu tình khổ não, đó là điều không hợp lý. Tại sao thế? – vì trong cõi đời ác trược, nghiệp phiền não mạnh mẽ lẫy lừng. Khi ấy, mình đã không có nhẫn lực, tất tâm sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thinh, danh, lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đã không rồi, nói chi là cứu chúng sanh! Giả sử được sanh trong cõi người thì cảnh xấu ác kẻ tà ngoại dẫy đầy, người chánh chơn khó gặp, cho nên Phật pháp không dễ gì nghe, Thánh đạo không dễ gì chứng.
Nếu người nhân bố thí, trì giới, tu phước được làm bậc quyền quý, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang, buông lung trong trường dục lạc? Lúc đó, dù có bậc Thiện tri thức khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại vì muốn thỏa mãn lòng tham dục của mình, nương quyền thế sẵn có, gây ra nhiều tội nghiệp. Đến khi chết rồi, bị đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ sanh được làm người, phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp Thiện tri thức lại mê lầm gây tội ác rồi bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong tình trạng ấy. Đây gọi là Nan hành đạo vậy”.
Kinh Duy Ma cũng nói: “Chính bịnh của mình còn không tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác”. Luận Trí Độ cũng nói: “Ví như hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn; một người tánh gấp nhảy ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng vì thiếu phương tiện nên cả hai đều bị đắm chìm. Một người sáng tỉnh hơn vội chạy đến lấy thuyền bơi ra cứu vớt, nên cả hai đều không bị nạn trầm nịch. Bậc Bồ-tát mới phát tâm vì chưa đủ nhẫn lực nên không thể cứu chúng sanh, cũng như người trước. Những vị Bồ-tát thường gần gũi Phật chứng được Vô sanh nhẫn, mới có thể nhận thế và cứu độ vô lượng chúng sanh, cũng như người sau. Như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ thì hoặc rơi vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây, đợi chừng nào lông cánh đầy đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực, chỉ nên chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhứt tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy được Đức Phật A Di Đà, chứng quả Vô sanh rồi, chừng ấy sẽ cưỡi thuyền Pháp nhẫn vào biển luân hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ý làm cho biên Phật sự. Cho nên bậc Bi tâm, hành giả như muốn giáo hóa nơi địa ngục, vào biển trầm luân, nên chú ý đến nhân duyên cầu sanh Tịnh Độ. Điều này Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi là Dị hành đạo”…