094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐƯỜNG MÂY TRÊN ĐẤT HOA - HT HƯ VÂN ĐƯỜNG MÂY TRÊN ĐẤT HOA - HT HƯ VÂN Tác Giả: HT Hư Vân
Phóng Tác: Nguyên Phong & Thích Hằng Đạt
NXB: Tổng Hợp TPHCM
Số Trang: 319 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập
Khổ: 14,5x20,5cm
Năm XB: 2020
Độ Dày: 2,2cm
DMDH VĂN HỌC - TRIẾT HỌC 126.000 đ Số lượng: 1000010 Quyển
  • ĐƯỜNG MÂY TRÊN ĐẤT HOA - HT HƯ VÂN

  •  2040 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: DMDH
  • Giá bán: 126.000 đ

  • Tác Giả: HT Hư Vân
    Phóng Tác: Nguyên Phong & Thích Hằng Đạt
    NXB: Tổng Hợp TPHCM
    Số Trang: 319 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập
    Khổ: 14,5x20,5cm
    Năm XB: 2020
    Độ Dày: 2,2cm


Số lượng
Phần lớn các thiền sư đều ra đi không để lại dấu vết, nếu có thì chỉ lưu lại một vài giai thoại sơ lược nên rất ít ai biết rõ công phu tu tập của các ngài. Có lẽ biết rõ chúng sanh thời Mạt pháp (bắt đầu từ 1.500 năm sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, là giai đoạn mà các giáo lý Phật dạy (pháp) trở nên mai một (mạt) và chỉ còn là hình thức) nghiệp dày, trí mỏng, tín tâm yếu kém, nên một vài thiền sư như ngài Hám Sơn (là một đại sư Phật giáo Thiền tông và Tịnh Độ tông, được mệnh danh là một trong bốn vị “thánh tăng” thời nhà Minh, 1546-1623) và ngài Hư Vân (1840-1959) đã để lại tài liệu tu tập như là một chứng tích để cho chúng sanh đời sau theo gương đó mà tu hành.

 
đường mây trên đất hoa


Đường mây trên đất hoa là bản ghi chép đầy đủ, công phu về cuộc đời của Hòa thượng Hư Vân, người có công lớn trong việc chấn hưng Phật giáo trong những năm loạn lạc, biến động lịch sử. Hòa thượng Hư Vân họ Tiêu, tên Trai, quê ở huyện Tương Lương, tỉnh Hồ Nam thuộc dòng dõi hậu duệ vua Lương Võ Đế. Hòa thượng Hư Vân ra đời tại tỉnh Phúc Kiến trong bối cảnh lịch sử Trung Hoa có nhiều biến động (1840) và qua đời vào năm 1959. Ngài đã chứng kiến năm triều đại nhà Mãn Thanh, Chiến tranh Nha phiến, Hòa ước Nam Kinh, Chiến tranh Thanh – Nhật, cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn, đến những thời khắc chuyển giao từ chế độ phong kiến nhà Thanh sang Trung Hoa Dân Quốc, cuộc chiến tranh Nam – Bắc và cuối cùng là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949.

Trong suốt cuộc đời tu tập và hành đạo kéo dài một trăm hai mươi năm, giữa thời cuộc có nhiều biến động, Hòa thượng Hư Vân luôn kiên định tu hành tinh tấn, không quản khó nhọc đóng góp công sức cho việc chấn hưng Phật giáo, đào tạo tăng tài, truyền giới cho hàng trăm ngàn người. Ngài không chỉ đi khắp Trung Hoa hoằng dương Phật pháp mà còn đến cả các nước như Xiêm La (Thái Lan), Tây Tạng, Ấn Độ, v.v. Có thể nói, câu chuyện về cuộc đời của Hòa thượng Hư Vân là một di sản hiếm có được để lại cho hậu thế noi gương trên con đường tu tập và gìn giữ Chánh pháp.


 
đường mây trên đất hoa 1


Đường mây trên đất hoa do Nguyên Phong và Thích Hằng Đạt phóng tác, có thể được xem là cuốn tự truyện hoàn chỉnh của Hòa thượng Hư Vân. Để có được cuốn sách này, các tác giả đã dịch từ ấn bản tiếng Anh Emty Cloud của Chales Luk (xuất bản năm 1959), kết hợp tham cứu thêm hai ấn bản khác về cuộc đời tu hành và hoằng pháp của Hòa thượng Hư Vân. Đặc biệt, tác giả còn sử dụng cuốn Biên niên tự thuật của Hòa thượng Hư Vân. Đây là bản dịch của Đại đức Thích Hằng Đạt từ nguyên tác chữ Hán được cư sĩ Sầm Học Lữ (một đệ tử thân tín đã theo hầu Hòa thượng Hư Vân trong nhiều năm) ghi chép lại lời tự thuật của Hòa thượng.

Quyển Đường mây trên đất Hoa được chia làm ba phần, phần thứ nhất là do chính Hòa thượng Hư Vân kể lại đời mình cho các đệ tử ghi chép, phần hai là do các đệ tử của ngài ghi lại những sự việc xảy ra sau đó và phần thứ ba là lời giảng dạy của Hòa thượng trong hai khóa thiền nhất. Đường mây trên đất hoa là bản ghi chép đầy đủ, giàu tư liệu về cuộc đời Hòa thượng Hư Vân kể từ khi ngài sinh ra; quyết chí xuất gia, đi khắp nơi để học đạo; vào hang động trên núi để tu thiền tĩnh tọa; khởi nguyện lễ bái (đi ba bước lạy một lạy) qua nhiều ngọn núi trong ba năm để cầu nguyện cho cha mẹ, bất kể gió mưa sương tuyết; hoằng pháp độ sinh, chấn hưng Phật giáo, sửa sang chùa chiền; thương thuyết, giảng hòa, giúp ngăn chặn chiến tranh, loạn lạc… công đức nhiều không kể hết cho đến khi ngài viên tịch. Ngoài ra, cuốn sách còn ghi lại một số sự kiện quan trọng sau khi Hòa thượng mất.


 
đường mây trên đất hoa 2


Với lời tự thuật gần gũi của Hòa thượng Hư Vân, cùng những phụ chú giá trị của cư sĩ Sầm Học Lữ, Đường mây trên đất hoa giống như cuốn phim sống động ghi lại chân thật cuộc đời của Hòa thượng qua nhiều giai đoạn. Ở đó có những chi tiết bất ngờ, hiếm gặp, chỉ có trong cuộc đời của một bậc cao tăng; nhưng cũng có những chi tiết vô cùng giản dị, gần gũi, xúc động về cuộc đời khiêm nhường, đầy lòng kham nhẫn, từ tâm giáo hóa chúng sinh của bậc chân tu.

Cuộc đời của Hòa thượng Hư Vân có thể được xem là tấm bản đồ chỉ dẫn cho những người muốn quyết tâm đi theo con đường tu tập giản dị và chân chánh của một bậc chân tu. Hạnh nghiệp của ngài có thể được tóm lược thành 10 hạnh: Hạnh thanh tịnh, hạnh khổ hạnh, hạnh nhẫn nhục, hạnh thiền định, hạnh hỷ xả, hạnh từ bi, hạnh khác thường, hạnh phương tiện, hạnh vô úy. Ngoài giá trị Phật học, cuốn sách còn mang giá trị lớn về sử liệu với những biến chuyển của Phật giáo và những biến động lịch sử của Trung Hoa trong thế kỷ XIX.


 
đường mây trên đất hoa 3


Hòa thượng Hư Vân đã chứng nhất tâm khi thực hành tam bộ nhất bái (đi ba bước lạy một lạy), đạt kiến tánh khi chịu khổ nhục tại chùa Cao Mân, nhờ ngài mà các truyền thống tu tập cổ xưa được khôi phục. Ngài cũng là người nối lại mạch nguồn các tông phái, phục hồi 5 phái thiền ở Trung Quốc (Ngũ Gia), đem tinh yếu của Tịnh Độ Tông phát triển, mang lại một nguồn sinh khí mới cho Phật giáo Trung Hoa, lúc bấy giờ đang chịu cảnh suy đồi sau thời gian dài loạn lạc.


Cuộc đời tu tập và hành đạo kéo dài suốt một trăm hai mươi năm của Hòa thượng Hư Vân không chỉ là tấm bản đồ chỉ dẫn cho những người muốn tu tập, mà còn là một bức tranh sống động mô tả rõ tình trạng của Phật giáo tại Trung Hoa cuối thế kỉ thứ mười chín. Ngoài giá trị về Phật học, nó còn mang giá trị rất lớn về mặt sử liệu, vì Hòa thượng Hư Vân ra đời vào lúc các nước đế quốc đang xâu xé Trung Hoa (1840) và ngài qua đời vào năm 1959, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). Ngài đã chứng kiến năm triều đại nhà Mãn Thanh, Chiến tranh Nha phiến (1839-1842 và 1857-1860), Hòa ước Nam Kinh, Chiến tranh Thanh- Nhật (1894-1895), cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc và Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901), Cách mạng Tân Hợi (1911) và Chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945). Ngài đã trải qua những nội ưu ngoại hoạn của thời thành lập Trung Hoa Dân Quốc, cuộc chiến tranh Nam – Bắc và Ngũ Tứ vận động. Ngài đã chia sẻ những hổ đau kinh hoàng của dân chúng trong trận Thế chiến thứ nhất và thứ hai, cũng như cuộc tranh chấp giữa các phe phái quân phiệt và đảng phái.

Bất chấp mọi khó khăn trở ngại, tình hình chính trị xáo trộn, ngài vẫn ung dung hoằng pháp, xây dựng lại những tự viện, chùa chiền đổ nát vì chiến cuộc, chấn hưng Phật giáo, đào tạo Tăng tài, xây dựng lại căn nhà Pháp cho bền vững. Ngài đã xây cất hàng chục cảnh chùa, trùng tu hàng trăm tháp Tổ, dạy dỗ hàng ngàn tăng chúng và truyền giới cho hàng trăm ngàn người. Ngài không những đã đi khắp Trung Hoa hoằng dương Phật đạo mà còn qua cả Xiêm La, Tây Tạng, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai, Miến Điện để làm Phật sự.


 
đường mây trên đất hoa 4


Trong suốt cuộc đời hành đạo, ngài luôn luôn khiêm tốn nhẫn nhục, chịu đựng mọi sự bất hạnh mà không một lời oán than, ngay cả khi bị hành hạ, tra tấn chết đi sống lại, ngài vẫn chỉ một lòng niệm Phật. Cuộc đời tu học của ngài là cả một công phu với những cố gắng phi thường. Tuy thăm viếng, học hỏi rất nhiều ở các bậc thiện tri thức nhưng ngài đã chứng đắc hoàn toàn nhờ vào những nỗ lực cá nhân. Ngài chứng nhất tâm khi thực hành tam bộ nhất bái, đạt kiến tánh khi chịu khổ nhục tại chùa Cao Mân. Nhờ ngài mà các truyền thống tu tập cổ xưa đã được khôi phục, đem lại một sinh khí mới cho Phật giáo Trung Hoa lúc đang ở trong tình trạng suy đồi.

“Mấy lời tâm huyết, phơi gan ruột
Dám mong người thế giữ đường ngay.
Xin đừng coi nhẹ, nên ghi nhớ!
Hết lòng tu, kiến tánh có ngày.”


 
đường mây trên đất hoa 5


VỀ TÁC GIẢ - NGUYÊN PHONG
Tác giả Nguyên Phong tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản... về lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn,  Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…

Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.


 
đường mây trên đất hoa 6



MỤC LỤC:

LỜI NÓI ĐẦU (TRANG 4)
PHẦN MỘT: TỰ THUẬT CỦA HÒA THƯỢNG HƯ VÂN (TRANG 9)
CHƯƠNG 1 (TRANG 11)
CHƯƠNG 2 (TRANG 21)
CHƯƠNG 3 (TRANG 37)
CHƯƠNG 4 (TRANG 45)
CHƯƠNG 5 (TRANG 55)
CHƯƠNG 6 (TRANG 71)
CHƯƠNG 7 (TRANG 89)
CHƯƠNG 8 (TRANG 93)
CHƯƠNG 9 (TRANG 101)
CHƯƠNG 10 (TRANG 119)
CHƯƠNG 11 (TRANG 131)
CHƯƠNG 12 (TRANG 141)
PHẦN HAI: GHI CHÚ CỦA CƯ SĨ SẦM HỌC LỮ (TRANG 149)
CHƯƠNG 13 (TRANG 153)
CHƯƠNG CUỐI (TRANG 199)
PHẦN BA:
THIỀN THẤT KHAI THỊ LẦN THỨ NHẤT (TRANG 209)
THIỀN THẤT KHAI THỊ LẦN THỨ HAI (TRANG 261)
GIẢI THẤT (TRANG 287)
PHÁP NGỮ GIẢI THẤT (TRANG 297)
PHỤ LỤC: HẠNH NGHIỆP CỦA HÒA THƯỢNG HƯ VÂN (TRANG 299)
BÀI CA TÚI DA (TRANG 305)



 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây