094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

NHỮNG BƯỚC CHÂN NHẸ NHÀNG TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG - PHẠM CÔNG THIỆN NHỮNG BƯỚC CHÂN NHẸ NHÀNG TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG - PHẠM CÔNG THIỆN Tác Giả: Phạm Công Thiện
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 211 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 13,5x20cm
Năm Xuất Bản: 2017
Độ Dày: 1,1cm
BCNN VĂN HỌC - TRIẾT HỌC 75.000 đ Số lượng: 5 Quyển
  • NHỮNG BƯỚC CHÂN NHẸ NHÀNG TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG - PHẠM CÔNG THIỆN

  •  2284 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: BCNN
  • Giá bán: 75.000 đ

  • Tác Giả: Phạm Công Thiện
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 211 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 13,5x20cm
    Năm Xuất Bản: 2017
    Độ Dày: 1,1cm


Số lượng
Lời Mở Đầu
Quyển sách “Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng” này được viết chậm rãi thong dong từ trên mười năm nay, từ năm 1983 tại Los Angeles và tại những vùng phụ cận Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Từ năm 1970 cho đến 1983, tôi đã sống ở Do Thái, rồi ở Đức Quốc và ở lâu dài tại Pháp quốc; đến năm 1983, qua một cơn chuyển động toàn diện của tâm thức viễn ly, tôi đã trở lại Hoa Kỳ, trở lại thành phố Los Angeles sau một thời gian xa vắng gần hai mươi năm; từ năm 1983 cho đến năm 1994, trên mười một năm nay, lại qua nhiều cơn chuyển động toàn diện liên tục của tâm thức viễn ly, tôi vẫn tiếp tục sống ở thành phố Los Angeles; sau vài chuyến lui về vùng đồi núi im lặng ở Úc châu, tôi vẫn trở lại thành phố Los Angeles như trở về tập sống hồn nhiên tự tại với những cơn động đất thường xuyên của đời mình. Cái “tôi” ở trên đã trở thành một cái gì khác. Không biết là cái gì? Cũng chẳng bận tâm biết đến làm gì; chỉ biết ở đây và ở đó vẫn còn động đậy nhẹ nhàng những bước chân thầm kín, những bước chân lặng lẽ thong dong bình thản trở về sự im lặng ...
Phạm Công Thiện
Los Angeles & Monterey Park, 14/7/1994.


 
những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng 1 min


Trích “Khai Thị - Chương Nhất”:
Chủ đề của chương này thực là dài dòng. Tôi đã cố ý như thế. Mặc ai muốn hiểu gì thì cứ tha hồ hiểu; tôi chỉ cần nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng đề tài tôi đề cập không chỉ là một đề tài thông thường như bất cứ đề tài quan trọng nào mà con người có thể dung dung thảo luận với kiến thức uyên bác sâu rộng của mình. Người ta có thể tự hào có tài sử dụng ngôn ngữ hơn và rút gọn chủ đề dài dòng bằng năm chữ: “Quán Thế Âm Bồ-Tát” hay “Khảo Luận về Quán Thế Âm Bồ Tát”, hoặc đứng trên một bình diện cao hơn và có vẻ triết lý trừu tượng sâu thẳm như chủ đề căn bản nhứt và tiêu biểu nhứt của nhà đại thông thái Phật học và Á Đông học Paul Mus, giáo sư Collège de France và Đại học Yale, đã một lần đặt ra trong thiên khảo luận nhan đề “Đức Quán Thế Âm với ngàn cánh tay, một sự huyền bí hay một Vấn đề?” (Thousand Armed Kannon / A Mystery of A Problem? Journal of Indian and Buddhist Studies, Vol.XII, No. 1, Jan. 1964, trang 470 – 438).


 
những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng 2 min


Chủ đề chương này thực ra không phải là một chủ đề, và vì thế nó cũng không có đối tượng và cũng không có đề tài; chủ đề, đối tượng và đề tài kêu gọi một cơ cấu kiến trúc ý niệm thích đáng với căn bản lý luận phân tích tổng hợp thuận theo lý trí hay trực giác hay kinh nghiệm tâm linh hay kinh nghiệm thực tại cụ thể. Đó là đường lối phương pháp thông thường của mọi tư tưởng gia, triết gia, học giả, nhà thông thái, mỗi khi họ cố gắng tìm hiểu bất cứ hiện tượng nào ở mặt đất này hay ngoài mặt đất cho đến một cứ điểm nào đó ở trong không gian hay thời gian. Thông minh nghiêm  túc như Paul Mus, thành kính cầu đạo như học giả John Blofeld (tác giả quyển Bodhisatta of Compassion, 1978), uyên bác cẩn thận như học giả Stephan Beyer (tác giả quyển The Cult of Tara, 1978), hầu hết những học giả nghiên cứu về Quán Thế Âm Bồ Tát đều gặp nhau ở một quan điểm: Vấn Đề Quán Thế Âm.

 
những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng 3



Ngay cả nhan đề và chủ đề Paul Mus cũng biến Quán Thế Âm trở thành một vấn đề, ngay câu hỏi nêu ra (một sự Huyền Bí hay một Vấn Đề?) đã vấn đề hóa sự Huyền Bí và bình đẳng hóa hai lãnh địa hoàn toàn khác nhau (hoặc là hoặc là? Cái này hay cái kia?), dù Paul Mus có nhắc đến Gabriel Marcel (trang 470) và chữ “hirizon” và “ek-siatenca” của Heidegger (trang 463 và 442): Ông cũng chưa thấy được sự khác biệt triệt để giữa “sự huyền bí” có tính cách duy ngã thể luận (égo-ontique) của Gabriel Marcel và thế căng thẳng dằn co tột đỉnh giữa kinh nghiệm hố thẳm về Thể Tính của Heidegger (Experience abyssale de I’Être) và sự Bùng Vỡ Không Tính của Phật giáo (nói theo điệu triết Tây thì như một thứ Méonto-logie tự phá vỡ trong cõi mù mịt của Hố Thẳm Ab-Grund)...

 
những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng 4





MỤC LỤC:
  1. KHAI THỊ
  • Chương Nhất: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Liên Tục Của Quán Thế Âm Bồ Tát
  • Chương Hai: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Ánh Sáng Bất Tận Của Phật A Di Đà
  1. NGỘ NHẬP
  • Chương Ba: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Lên Đường Viễn Ly
  • Chương Tư: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Đệ Nhất Khổ Đế
  • Chương Năm: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo Mật Tông Của Hóa Thân Tây Tạng Tarthang Tulku
  • Chương Sáu: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo Mật Tông Của Hóa Thân Tây Tạng  Chogyam Trungpa
  • Chương Bảy: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trên Con Đường Hành Động Phật Giáo Của Trí Thức Tây Phương
  • Chương Tám: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Hướng Đi Của Phật Giáo Việt Nam Giữa Các Tư Trào Và Trong Bối Cảnh Của Xã Hội Tây Phương Hiện Nay
  1. PHẬT TRI KIẾN
  • Chương Chín: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Hiện Diện Thường Trực Của Bồ Tát Padmasambhava, Vị Tổ Sư Truyền Đạo Phật Vào Tây Tạng
  1. KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN
 
thông tin cuối bài viết 2
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây