094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TÔNG CHỈ LÂM TẾ - HT THÍCH NGUYÊN CHƠN TÔNG CHỈ LÂM TẾ - HT THÍCH NGUYÊN CHƠN Dịch: Nguyên Chơn
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 174 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 16x24cm
Năm Xuất Bản: 2018
Độ Dày: 1cm
TCLT VĂN HỌC - TRIẾT HỌC 100.000 đ Số lượng: 7 Quyển
  • TÔNG CHỈ LÂM TẾ - HT THÍCH NGUYÊN CHƠN

  •  1217 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TCLT
  • Giá bán: 100.000 đ

  • Dịch: Nguyên Chơn
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 174 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 16x24cm
    Năm Xuất Bản: 2018
    Độ Dày: 1cm


Số lượng
Trích “Pháp Nhãn Tông Môn Thập Quy”:
  1. Tâm Địa Chưa Sáng Dối Làm Thầy
Bàn Rằng: “pháp môn tâm địa là nền tảng của việc tham học. Vậy tâm địa là gì? Đó chính là tính đại giác của Như Lai. Từ vô thủy đến nay, chúng sinh do một niệm điên đảo nhận vật làm tự kỉ, tâm tham dục mạnh, trôi lăn trong sinh tử, khiến giác chiếu mờ mịt, bị vô minh che lấp. Từ đó bị bánh xe nghiệp xoay chuyển, không được tự do. Một khi đã mất thân người thì muôn kiếp khó được lại. Vì thế chư Phật xuất hiện ở thế gian lập rất nhiều môn phương tiện cứu giúp. Nhưng chúng sinh chấp vào câu, tìm nơi lời, nên lại rơi vào đoạn-thường, có-không. Tổ sư thương xót nên đơn truyền tâm ấn, khiến người học không trải qua thứ bậc, mà lập tức siêu phàm vượt thánh; chỉ khiến tự ngộ, vĩnh viễn đoạn dứt gốc nghi.

 
tông chỉ lâm tế min


Phần lớn người học ngày nay xem thường điều này, tuy nương chốn tòng lâm, nhưng lại không ưa thích tham học tìm cầu, dẫu có lưu tâm, nhưng không biết chọn thầy giỏi. Gặp phải thầy tà dạy dỗ sai lầm, cả hai đồng đánh mất tông chỉ; chưa liễu ngộ căn trần, vội sinh tà giải, rơi vào cõi ma, mất hết chính nhân. Lại chỉ biết trụ trì là việc gấp, vọng cho ta là tri thức, chỉ quý chuộng hư danh thế gian, chứ đâu bàn đến ác nghiệp nơi thân mình. Như vậy, không chỉ làm cho người sau đui điếc, mà còn khiến cho việc giáo hóa suy tàn. Thà nằm giường sắt nóng, chứ không dám lên tòa cao rộng của Pháp vương; thà uống nước đồng sôi, chứ không nhận bữa cúng dường cuối cùng của Thuần-đà. Phải thật sự run sợ, chớ nên tự an, phỉ báng Đại thừa, tội không phải nhỏ”.

 
tông chỉ lâm tế 1 min

 
  1. Bảo Vệ Môn Phong Không Thông Nghị Luận
Bàn Rằng: Tổ sư từ Ấn-độ sang đây không phải vì có pháp để truyền, mà là “chỉ thẳng tâm người thấy tính thành Phật”. Như vậy há có môn phong để ưa chuộng sao? Nhưng các tông sư đời sau kiến lập môn đình giáo hóa có khác, dần dần phát triển và biến đổi. Như hai đại sư Tuệ Năng và Thần Tú vốn đồng một thầy là đại sư Hoằng Nhẫn, nhưng do có kiến giải sai biệt, nên người thời bấy giờ gọi là Nam tông, Bắc tông. Lục Tổ Tuệ Năng đã thị tịch, thì có hai sư là Hành Tư và Hoài Nhượng nối tiếp giáo hóa. Hành Tư truyền cho Hi Thiên; Hoài Nhượng truyền cho Mã Tổ, nên lại có hai biệt hiệu là Giang Tây và Thạch Đầu. Từ hai chi này, mỗi mỗi phân thành các phái riêng biệt, danh trấn một phương. Về nguồn gốc và sự phát triển của mỗi chi phái này thì không thể ghi chép hết. Đến như Đức Sơn, Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Tuyết Phong, Vân Môn … mỗi nhà đều thiết lập môn đình, đề cương cao thấp. Đến như con cháu nối tiếp kế thừa, chỉ một bề giữ gìn tông môn, bảo vệ chư tổ, mà chẳng truy tìm nguồn gốc chân thật, phân lập nhiều nhánh, mâu thuẫn lẫn nhau, chẳng phân đen trắng.

Than ôi! Chẳng biết đạo lớn thật vô cùng, dòng pháp đồng một vị; trong hư không mà họa vẽ, trên sắt đá mà ném kim, lấy tranh đấu làm thần thông, khuya môi miệng làm tam-muội. Thị phi đã khởi mạnh, nhân ngã cao như non, phẫn nộ tức kiến giải a-tu-la, cuối cùng thành ngoại đạo. Ví như không gặp bạn tốt, thật khó nhổ sạch gốc mê, dù là nhân thiện nhưng lại rước lấy quả ác…


 
tông chỉ lâm tế 2


Trích “Gia Phong Lâm Tế”:
Hỏi: Gia phong Lâm Tế như thế nào?
Đáp: Về gia phong Lâm Tế, thì thủ đoạn bạch niêm, uy thế như núi lở, cơ phong như điện chớp, tay không giết người, độc thủ đòi mạng, đánh và hét cùng thi triển, chiếu và dụng đồng thời vận, chủ-khách rõ ràng, người-cảnh đều đoạt. Tất cả danh tướng sai biệt đều không lìa một việc hướng thượng.

Hỏi: Tám gậy là những gậy nào?
Đáp: Tám gậy: Gậy thưởng, gậy phạt, gậy tha, gậy đoạt, gậy ngu si, gậy hàng ma, gậy quyét sạch dấu vết, gậy vô tình.

Hỏi: Thế nào là gậy thưởng?
Đáp: Như có người học nói một câu rất thân thiết, khế hợp với đạo. Vị thầy liền đánh. Đây là gậy thưởng.


 
tông chỉ lâm tế 3


Hỏi: Thế nào là gậy phạt?
Đáp: Người học và vị thầy hỏi đáp, người học tùy ý nói càn loạn, đương đầu xúc phạm. Vị thầy liền đánh, đây là gậy phạt.

Hỏi: Thế nào là gậy tha?
Đáp: Người học hiểu biết nông cạn, nói một câu có chút ít tương ưng với đạo. Vị thầy liền đánh, đây là gậy tha.

Hỏi: Thế nào là gậy đoạt?
Đáp: Người học bị tạp độc (tính khổ và phiền não) nhiễm tâm, nói được một câu phù hợp liền đắc ý. Vị thầy liền đánh, đây là gậy đoạt.

Hỏi: Thế nào là gậy ngu si?
Đáp: Người học không phân biệt được chủ-khách, chính-tà, buột miệng nói càn nói loạn. Vị thầy liền đánh, đây là gậy ngu si.


 
tông chỉ lâm tế 4


Hỏi: Thế nào là gậy hàng ma?
Đáp: Người học nhận cảnh giới ma, nói ra những lời điên cuồng, quỷ quái mà tự cho là chứng đạo. Vị thầy liền đánh thật đau, đây là gậy hàng ma.

Hỏi: Thế nào là gậy quét sạch dấu vết?
Đáp: Người học không rơi vào tình kiến phàm phu, nhưng lại kẹt vào tri giải bậc thánh, không lìa hang ổ. Vị thầy liền đánh, đây là gậy quét sạch dấu vết…



 


MỤC LỤC:
Gia Phong Lâm Tế
Ngữ Lục Của Thiền Sư Lâm Tế
  • Khám Biện
  • Hành Lục
Tông Chỉ Và Gia Phong Lâm Tế
  • Bốn Liệu Giản Của Lâm Tế
  • Ba Câu Của Lâm Tế
  • Tam Huyền Tam Yếu Của Lâm Tế
  • Phụ Ghi Những Lời Của Sơn Đường Thuần Luận Về Tam Huyền
  • Bốn Tiếng Hét Của Lâm Tế
  • Bốn Câu Chủ - Khách Của Lâm Tế
  • Bốn Chiếu Dụng Của Tông Lâm Tế
  • Ba Trạng Thái Khóc Của Tông Lâm Tế
  • Ba Trạng Thái Cười Của Tông Lâm Tế
  • Bảy Việc Tùy Thân Của Tông Lâm Tế
  • Bốn Việc Tùy Thân Của Tôn Lâm Tế
  • Tám Gậy Của Tông Lâm Tế
  • Bốn Đại Thế Của Lâm Tế
  • Tám Đại Thế Của Lâm Tế
  • Câu Song Minh Ám Của Tông Lâm Tế
  • Tông Lâm Tế, Ngoài Ba Câu Tỉnh Ngộ Đi!
  • Tông Lâm Tế, Trong Sáu Câu Thể Hội Lấy Đi!
  • Ba Câu Nói Về Ý Tổ Sư Từ Tây Trúc Sang Của Tông Lâm Tế
  • Chú Thích Ba Câu Của Huyền Sa
  • Ba Yếu Quyết Của Tông Lâm Tế
  • Sáu Loại Thuốc Bệnh Của Tông Lâm Tế
  • Mười Ba Câu Của Tông Lâm Tế
  • Mười Trí Đồng Chân Của Phần Dương
  • Bốn Câu Của Phần Dương
  • Ba Câu Của Phần Dương
  • Ba Yếu Quyết Của Phần Dương
  • Mười Tám Câu Hỏi Của Phần Dương
  • Ba Loại Sư Tử Của Phần Dương
  • Chín Câu Dùng Chỉ Thị Người Học Của Thiền Sư Phù Sơn
  • Hoàng Long Tam Quan
  • Mười Môn Dùng Để Kiểm Tra Người Học Của Nam Đường
  • Bài Tụng Về Tông Chỉ Lâm Tế
Pháp Nhãn Tông Môn Nhập Quy
  1. Tâm Địa Chưa Sáng Dối Làm Thầy
  2. Bảo Vệ Môn Phong Không Thông Nghị Luận
  3. Nêu Đề Cương Mà Không Biết Nguồn Gốc Truyền Thừa
  4. Đối Đáp Không Xem Xét Thời Cơ Và Không Có Tông Nhãn
  5. Lí-Sự Trái Nhau, Tịnh-Uế Không Phân Biệt
  6. Không Gạn Lọc Chọn Lựa, Vội Ức Đoán Ngôn Cú Cổ Kim
  7. Chỉ Ghi Nhớ Văn Tự, Đến Lúc Gặp Việc Lại Không Biết Diệu Dụng
  8. Chẳng Thông Giáo Điển, Dẫn Chứng Sai Lầm
  9. Không Biết Thanh Luật, Không Hiểu Đạo Lý Mà Thích Ca Tụng
  10. Cố Giữ Điều Xấu Của Mình, Thích Tranh Thắng - Thua
 
thông tin cuối bài viết 2

 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây