094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TỨ THƯ (TRỌN BỘ) - TS ĐOÀN TRUNG CÒN TỨ THƯ (TRỌN BỘ) - TS ĐOÀN TRUNG CÒN Dịch: Đoàn Trung Còn
Nhà Xuất Bản: Thuận Hóa
Số Trang: 287 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2020
Độ Dày: 5,5cm
TT0200 VĂN HỌC - TRIẾT HỌC 290.000 đ Số lượng: 1001000 Quyển
  • TỨ THƯ (TRỌN BỘ) - TS ĐOÀN TRUNG CÒN

  •  15146 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TT0200
  • Giá bán: 290.000 đ

  • Dịch: Đoàn Trung Còn
    Nhà Xuất Bản: Thuận Hóa
    Số Trang: 287 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2020
    Độ Dày: 5,5cm


Số lượng
LỜI GIỚI THIỆU
Chữ Hán được du nhập Việt Nam từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã sử dụng chữ Hán trong mọi trường hợp, từ chiếu biểu đến các giấy tờ giao dịch trong dân chúng như văn tự, văn khế, sớ tấu, văn khấn, sổ sách, hương ước, sổ dinh, số điền. Việc học hành thi cử đều dùng chữ Hán. Bởi đó chữ Hán đã ăn sâu vào tận xương máu người Việt. Nó đã thành một thứ ngôn ngữ thành văn trải qua nhiều triều đại phong kiến. Bộ Tứ Thư là một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học. Tất cả các học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều. Những tư tưởng, kiến thức dạy cho học sinh học để làm người về mọi lãnh vực. Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn như việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách Tứ Thư này.

 
tứ thư 1 min


Vậy trong chúng ta có mấy người lại không biết đến những chữ “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”. Mà lại còn biết rõ muốn tu thân thì phải Thành ý, Chính tâm, rồi mới Tu thân. Nếu đã tu được thân rồi thì sẽ tề được gia, khi đã tề được gia thì mới trị được nước, Rồi những điều cần thiết để trở thành con người toàn diện, trong bộ sách này có dạy đủ cả Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí Dũng và Tín. Rồi đến đức độ của con người phải làm, phải giữ là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Đàn bà con gái thì Công, Dung, Ngôn, Hạnh, thôi thì đủ cả. Ngay đến những vị đã lãnh đạo các quốc gia cũng rút ra được những phong cách của một vị cai trị đất nước phải làm gì. Ngay đầu quyển Mạnh Tử, chương Lương Huệ Vương có nói: Khi thầy Mạnh Tử đến yết kiến Huệ Vương nước Lương, Vua hỏi : “Ngài chẳng ngại đường sá xa xôi mà đến đây ắt có lợi gì cho nước chúng tôi chăng ?”.

Thầy Mạnh đáp : “Vua nói lợi làm gì, mà chỉ nên nói đến Nhân Nghĩa thôi. Vì nếu nói lợi thì mọi người đều muốn tranh lợi, sẽ sinh ra tranh nhau mối lợi, đất nước sẽ lâm nguy”. Bộ sách Tứ Thư này gồm bốn quyển : Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh tử, đã được nhà Hán học uyên bác Đoàn Trung Còn dịch ra quốc ngữ, nhà xuất bản Thuận Hóa-Huế đã tái bản, nhưng để riêng từng quyển một, đến nay sách ngoài thị trường đã hết mà nhu cầu học hỏi, nghiên cứu luôn cần đến. Nay lại được tái bản nhưng đóng chung làm một bộ đủ cả Tứ Thư rất tiện cho việc học hỏi và nghiên cứu. Ngay cả những vị muốn có một bộ sách quý trong tủ sách của mình để khi nào cần tra cứu một điểm nào trong bộ Tứ Thư cũng rất thuận lợi. Chúng tôi nghĩ đây là một bộ sách không thể thiếu trong tủ sách của các sinh viên nhất sinh viên Hán Nôm và cả những nhà nghiên cứu Hán Nôm nữa, nên xin giới thiệu với quý vị quyển sách rất có giá trị này : Bộ Tứ Thư.
Vũ Văn Kính


 
tứ thư 2 min


Bài Tựa - Đại Học:
Sách "Đại học" nguyên trong bộ "Lễ ký" trích ra. Sách có hai phần:
A. Phần thứ nhất là phần chính, Hán văn gồm 205 chữ, từ Đại Học Chi Đạo, ... đến vị chi hữu giã. Ấy là những lời vàng tiếng ngọc của đức Thánh Khổng truyền lại với ông Tăng tử, cốt dạy người ta phép tu tề.
B. Phần thứ hai là hai mươi bài giảng lý, do ông Tăng Tử giải thích, rồi đệ tử của ông chép lại. Tại sao kêu là "Đại học" ? Ấy là sách để dạy người lớn, từ mười lăm tuổi trở lên, để họ biết sửa mình cho ngay thật, sáng láng, trước ăn ở phải đạo nơi gia đình, sau ra đảm đương việc xã hội cho đúng đắn.

Tích sách "Đại học" ra thế nào ? Thuở xưa, trước đức Khổng Tử, đã có sách rồi. Nhà "Thái học" dùng để dạy người lớn. Lúc bấy giờ, các học trò từ tám tuổi thì vào trường Tiểu học; đến mười lăm tuổi, vào nhà Thái học mà khảo qua cách chỉnh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc. Thế thì từ trước dương lịch 2000 năm, người Trung Hoa đã là một dân tộc có một nền văn hiến rồi. Nhưng lần lần có phần suy. Mãi đến thế kỷ thứ sáu trước Dương lịch, đức Khổng Tử ra đời, ngài sưu tập các phép tắc của tiên vương thánh đế hầu truyền lại cho các đời sau. Trong hàng môn đệ của ngài, ông Tăng Tử được truyền dạy nhiều hơn hết.

Phần chính của sách "Đại học" do ông Tăng Tử soạn ra khi ông trở về xứ là ấp Võ Thành (nước Lỗ) mà dạy học trò. Trải qua các thời đại, các kinh truyện Nho giáo phải lắm nổi tang thương! Như vào đời nhà Tần (221-206 trước Dương lịch) vua Tần Thủy Hoàng sai đốt hầu hết sách vở. Lại phải những nạn giặc giả, kinh truyện cũng bị tiêu tán đi nhiều. Lại còn cái nạn 'Tam sao thất bổn"là khác. Mãi đến đời nhà Tống, có hai ông Trình Tử; anh là Trình Hạo (1032-1085), em là Trình Di (1033-1107) đứng ra nghiên cứu, soạn tập, chú giải các kính thánh truyện hiền. Kế đó, ông Châu Hy (1130-1200) tiếp tục mà bổ cứu, sắp đặt các sách Nho giáo, phân ra từng câu, từng chương rất rành. Cho nên sách "Đại học" này được khảo duyệt phân minh là nhờ công của mấy ông Trình Hạo, Trình Di và Châu Hy vậy.
Đoàn Trung Còn


 
tứ thư 3 min


Bài Tựa - Trung Dung:
Cũng như sách "Đại học", "Sách Trung Dung" nguyên trong bộ "Lễ Ký". Đến đời nhà Tống, vào khoảng thế kỷ 11, 12 mấy nhà nghiên cứu Nho giáo mới gom Đại học, Trung Dung, với Luận ngữ, Mạnh tử mà làm thành bộ "Tứ-thơ". Sách "Trung Dung" tất cả là 33 chương, có hai phần:
A. Phần thứ nhất từ chương 1 đến chương 20 là phần chính. Ấy là những lời cao siêu, thâm thúy của đức Thánh, Khổng dạy chư môn đệ về cái đạo lý Trung Dung khiến người thường: Tổn, dưỡng, tinh, sát cái tâm, thường giữ nó ở mức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Như vậy được thì hòa với vạn vật, hạp với lòng trời mà mình trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn vậy.
B. Phần thứ hai từ chương 21 đến chương 33 là phần phụ, chứa những ý kiến của ông Tử Tư giải cho người ta hiểu cái đạo Trung Dung cho minh bạch thêm.

 
tứ thư 4 min


Tích sách "Trung Dung" ra thế nào ? Đức Khổng Tử là bậc khéo xét mình, lúc nào cũng giữ cho tâm ý, lời lẽ và hành động đều được trung chánh, thuận hòa. Ngài thường đem những lẽ đạo ấy mà dạy chư đệ tử. Trong các vị này, ông Tăng Tử được sở truyền nhiều hơn hết. Đến chừng ông Tăng Tử đi dạy học trò, thì ông lại đem thuyết Trung Dung mà truyền cho ông Tử Tư. Ông này là cháu nội đức Thánh Khổng, tên là Cấp, con của Bá Ngư. Ông Tử Tư bèn chép thành sách, có phụ thêm ý kiến mình. Học thuyết của Đạo Trung Dung rất cao, rộng. Nhà tu học phải nghiệm xét theo đó mà hành mãi. Cho đến bậc Thánh nhơn mà hành còn chưa hết thay! Học thuyết ấy có phần giống với lý "Trung đạo" của nhà Phật.

 
tứ thư 5


Đức Phật Thích Ca từng khuyên tín đồ tránh xa hai lối cực đoan: Đừng sa ngã vào nơi dục lạc mà hại thân thể; đừng khư khư chịu khổ - hạnh mà hại tâm trí; lúc nào ý kiến, sự suy xét, lời nói, việc làm, đời sống, cuộc tinh tấn, ý niệm và ý định đều phải giữ cho chơn chánh, từ hòa. Như vậy được, ắt sẽ thành Thánh, thành Phật-Đức Thánh Khổng dạy đệ tử nên tránh xa sự thái quá và sự bất cập, đừng để cái tâm chênh lệch qua nẻo tà, ác, tham lam; phải cố gắng theo những đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đặng giữ mình và xử đời. Như vậy được, ắt trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn. Vậy thì, bởi thuyết Trung Dung và Trung Đạo, hai bậc Thầy Tổ gần với nhau; mà những hàng môn đồ của hai Giáo cũng có lắm phần hạp với nhau trong sở hành nữa vậy.
Đoàn Trung Còn


 

MỤC LỤC:
+ ĐẠI HỌC – TRUNG DUNG
  • Bài Tựa
  • Đại Học
  • Trung Dung
+ LUẬN NGỮ
  • Quyển Nhứt:
Chương Thứ Nhất: Học Nhi
Chương Thứ Nhì: Vi Chính
  • Quyển Nhì:
Chương Thứ Ba: Bát Dật
Chương Thứ Tư: Lý Nhân
  • Quyển Ba:
Chương Thứ Năm: Công Dã Tràng
Chương Thứ Sáu: Ung Giã
  • Quyển Tư:
Chương Thứ Bảy: Thuật Nhi
Chương Thứ Tám: Thái Bá
  • Quyển Năm:
Chương Thứ Chín: Tử Hãn
Chương Thứ Mười: Hương Đảng
  • Quyển Sáu:
Chương Thứ Mười Một: Tiên Tấn
Chương Thứ Mười Hai: Nhan Uyên
  • Quyển Bảy:
Chương Thứ Mười Ba: Tử Lộ
Chương Thứ Mười Bốn: Hiến Vấn
  • Quyển Tám:
Chương Thứ Mười Lăm: Vệ Linh Công
Chương Thứ Mười Sáu: Quý Thị
  • Quyển Chín:
Chương Thứ Mười Bảy: Dương Hóa
Chương Thứ Mười Tám: Vi Tử
  • Quyển Mười:
Chương Thứ Mười Chín: Tử Trương
Chương Thứ Hai Mươi: Nghiêu Viết
+ MẠNH TỬ (TẬP THƯỢNG)
  • Quyển Nhất:
Chương Trước: Lương Huệ Vương
Chương Sau: Lương Huệ Vương
  • Quyển Nhì:
Chương Trước: Công Tôn Sửu
Chương Sau: Công Tôn Sửu
  • Quyển Ba:
Chương Trước: Đằng Văn Công
Chương Sau: Đằng Văn Công
+ MẠNH TỬ (TẬP HẠ)
  • Quyển Tư:
Chương Trước: Ly Lâu
Chương Sau: Ly Lâu
  • Quyển Năm:
Chương Trước: Vạn Chương
Chương Sau: Vạn Chương
  • Quyển Sáu:
Chương Trước: Cáo Tử
Chương Sau: Cáo Tử
  • Quyển Bảy:
Chương Trước: Tận Tâm
Chương Sau: Tận Tâm
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây