094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

NGỮ PHÁP PHẠN NGỮ - TS ĐỖ QUỐC BẢO NGỮ PHÁP PHẠN NGỮ - TS ĐỖ QUỐC BẢO Soạn Dịch: Đỗ Quốc Bảo
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 313 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng
Khổ Sách: 17x24cm
Năm Xuất Bản: 2020
Độ Dày: 2cm
NPPN LỊCH SỬ - TỪ ĐIỂN 215.000 đ Số lượng: 3 Quyển
  • NGỮ PHÁP PHẠN NGỮ - TS ĐỖ QUỐC BẢO

  •  1567 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: NPPN
  • Giá bán: 215.000 đ

  • Soạn Dịch: Đỗ Quốc Bảo
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 313 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Khổ Sách: 17x24cm
    Năm Xuất Bản: 2020
    Độ Dày: 2cm


Số lượng
Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Nguyên Giác
Tiếng Phạn thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, xuất hiện cách nay khoảng ba ngàn rưỡi năm. Nó hình thành một nền văn học lớn trong lịch sử cổ đại và trung đại của Ấn-độ, bao gồm mọi lãnh vực, từ tôn giáo, triết học, văn chương, cho đến, chính trị, toán học, y học, thiên văn v.v..., và có ảnh hưởng sâu rộng trong các dân tộc trên thế giới, nhất là những dân tộc thuộc vùng Đông nam châu Á. Riêng đối với Phật giáo, tiếng Phạn là một trong bốn thánh ngữ, giữ một vai trò hết sức quan trọng về mặt văn bản học. Toàn bộ kinh điển của Nhất thiết hữu bộ và Phật giáo Đại thừa đều được lưu truyền bằng Phạn văn, sau đó mới được dịch sang Hán văn hay Tạng văn. Vì vậy, để nghiên cứu nghiêm túc các thánh điển Phật giáo thuộc các văn hệ ấy, tiếng Phạn là điều kiện không thể thiếu. Ngay cả khi tụng đọc các Thánh điển Phật giáo thuộc tạng Pāli, muốn nắm chính xác ý nghĩa các thuật ngữ hay định cú trong những văn bản này, người ta không thể không truy cứu về nguồn gốc tiếng Phạn của nó. Từ đầu thế kỷ thứ 19, Phật giáo Nhật Bản ý thức vai trò quan trọng này, họ đã gửi người sang Anh và Đức để học tiếng Phạn. Chủ trương đúng đắn ấy đã giúp họ thiết lập một nền tảng vững chắc cho việc phát triển sâu rộng sự nghiệp học tập và nghiên cứu Phật giáo của Nhật Bản.


 
ngữ pháp phạn ngữ 1 min


Việt Nam chúng ta đã biết đến tiếng Phạn khá sớm qua việc tiếp xúc với các Nhà sư Ấn-độ đến Giao châu hoằng pháp từ thời Hùng vương. Các tư liệu Phật giáo kể lại không ít những nhà sư Việt Nam biết rành tiếng Phạn, như Khương Tăng Hội, Đạo Thanh, Huệ Thắng, Sùng Phạm, Đại Thừa Đăng v.v. Cho đến cuối thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông đã nhờ nhà sư Bồ-đề Thất-lợi (Bodhiśrī) dịch Kinh Lăng-nghiêm tiếng Phạn sang Hán văn. Tuy nhiên phong trào học tiếng Phạn này chưa được phát triển và quan tâm đủ mức cần thiết để phục vụ lâu dài cho việc nghiên cứu trực tiếp các thánh điển Phật giáo tiếng Phạn. Đến nửa cuối thế kỷ 19, đất nước không may lại rơi vào cuộc chiến chống ngoại xâm kéo dài gần một thế kỷ, việc học tiếng Phạn càng không được quan tâm. Mãi đến 1964, với sự ra đời của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, tiếng Phạn mới được bắt đầu để ý trở lại trong tình trạng tư liệu học tập hết sức thiếu thốn. Giáo trình tiếng Phạn bấy giờ đã hiếm hoi, mà lại toàn bằng tiếng ngoại ngữ. Còn từ điển tiếng Phạn thì hầu như không có.

Chúng tôi may mắn được học tiếng Phạn với thầy Lê Mạnh Thát vào mùa hè năm 1974. Sau này được thầy giao đảm trách dạy môn tiếng Phạn lớp căn bản cho Tăng sinh nội trú ở chùa Già Lam vào năm 1980–1984. Đến năm 2006, thầy lại nhờ tôi dạy môn tiếng Phạn cho Tăng ni sinh Khoa Phật giáo Phạn Tạng của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Lần này tôi có thuận duyên được anh Đỗ Quốc Bảo gửi cho bản thảo bộ Giáo Trình Phạn Văn sơ cấp gồm hai tập của Lehmann mà anh đã học qua và soạn dịch ra tiếng Việt. Tôi đã chọn giáo trình này vì thấy nó sắp xếp tuần tự từ dễ đến khó, thích ứng với trình độ người mới học tiếng Phạn, mà lại phù hợp với thời gian và chương trình học của Học viện. Đặc biệt, những bài đọc được trích dẫn từ Hitopadeśa, nhưng biên soạn lại cho ngang tầm trình độ sơ cấp, đã giúp sinh viên hứng thú học tập khi tiếp cận được tư tưởng và văn hoá Ấn-độ. Tuy nhiên, để đáp ứng những điều kiện ấy, các bài học trong phần ngữ pháp được chia thành nhiều bài tương ứng với phần bài tập, chứ không sắp xếp tập trung theo từng đề mục.


 
ngữ pháp phạn ngữ 2


Việc này sẽ gây khó khăn cho sinh viên khi cần tra cứu. Để khắc phục nhược điểm này, trước đây chúng tôi đề nghị sinh viên tham khảo cuốn Ngữ Pháp Tiếng Phạn của Thầy Lê Mạnh Thát biên soạn hay của các tác giả khác. Nay anh Đỗ Quốc Bảo biên tập và dịch sang tiếng Việt cuốn A Grammar of The Sanskrit Language của Franz Kielhorn để giúp công tác giảng dạy và học tập tiếng Phạn ở Việt Nam, với hoài bão đặt nền móng cho ngành cổ Ấn-độ học sau này tại nước nhà. Mặc dầu các thuật ngữ anh dùng trong cuốn Ngữ Pháp Phạn Ngữ này phần lớn là từ Hán-Việt, có tính hàn lâm, hơi khó hiểu đối với người mới học tiếng Phạn, cuốn ngữ pháp này, với phần bổ sung tra căn động từ theo thân và đuôi biến vị, cùng các cú pháp đặc biệt, là một tài liệu rất hữu ích và cần thiết để tra cứu khi học tiếng Phạn theo giáo trình anh đã biên dịch. Với lòng mong muốn góp phần phát triển Phật học nước nhà, phát triển việc nghiên cứu mảng văn hoá Chàm của Tổ quốc, và văn học cổ đại, trung đại của Ấn-độ, chúng tôi trân trọng ghi mấy lời giới thiệu này để tỏ lòng chân thành tán dương hoài bão của anh Đỗ Quốc Bảo, và cám ơn sự giúp đỡ quý báu anh đã dành cho chúng tôi bấy lâu nay trong công tác giảng dạy tiếng Phạn.
Quảng Hương Già Lam, cuối tháng 3 năm 2020.
Nguyên Giác.



 
ngữ pháp phạn ngữ 3



Lời Nói Đầu Của Người Soạn Dịch
Cách đây 150 năm, vào năm 1870, nhà Ấn-độ học người Đức Franz Kielhorn (1840–1908) đã công bố quyển A Grammar of The Sanskrit Language của ông. Quyển này không bao lâu đã trở thành quyển ngữ pháp tiêu chuẩn cho sinh viên học tiếng Phạn châu Âu. Tuy là người Đức nhưng một thời gian khá dài, Kielhorn đã là giáo sư dạy tiếng Phạn tại Deccan College, Ấn-độ (British India) và quyển độc giả đang cầm trên tay này chính là kết quả của những năm dạy và trọng trách được chính quyền Ấn-độ giao cho ông. Như ông đã nói trong lời nói đầu của phiên bản thứ nhất (xem phần sau), bộ ngữ pháp này được soạn dành cho sinh viên Ấn-độ và đây cũng là lí do vì sao Kielhorn rất chú trọng đến các nguồn tài liệu của các nhà văn phạm bản xứ và áp dụng chúng trong quyển ngữ pháp của ông. Tuy nhiên, cách trình bày và dùng thuật ngữ ngôn ngữ học trong quyển ngữ pháp này vẫn còn mang nặng dấu ấn của hai ngôn ngữ cổ châu Âu là La-tinh và Hi-lạp và như vậy – trong trường hợp học viên thông thạo ít nhất một ngôn ngữ châu Âu hiện đại như Anh, Pháp hoặc Đức – vẫn còn dễ tiếp thu hơn nếu so với cách dạy của người Ấn theo hệ thống Pānini thuần tuý.

Tôi chọn A Grammar of The Sanskrit Language của Kielhorn làm quyển ngữ pháp tiêu chuẩn cho giới hâm mộ Phạn ngữ tại Việt Nam vì nhiều nguyên do. Nguyên do thứ nhất, như đã nói, là kỉ niệm 150 năm ngày ra đời của quyển sách quý báu này. Nguyên do thứ hai là tôi đã trải qua chương trình đào tạo Phạn học tại CHLB Đức và vì vậy, ngay từ lúc bắt đầu học đã làm quen với cách trình bày, giảng dạy tiếng Phạn theo các nhà Cổ Ấn-độ học người Đức cũng như cách dùng thuật ngữ phân tích của họ. Song song với quyển Elementarbuch der Sanskrit- sprache ('Sách học căn bản dành cho tiếng Phạn’) của Adolf Friedrich Stenzler (1807–1887), quyển ngữ pháp của Kielhorn – cũng chính là học trò của vị này. được xem là quyển đứng đầu tại Đức, được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Riêng tôi đánh giá quyển này cao hơn cả quyển của Stenzler vì Kielhorn trình bày dễ hiểu và hầu như tất cả vấn đề văn phạm tiếng Phạn cổ điển mà sinh viên chạm trán trong suốt chương trình học đều được xử lí tường tận và đây cũng là nguyên do thứ ba.


 
ngữ pháp phạn ngữ 4 min


Ngữ Pháp Phạn Ngữ của Kielhorn có thể được xem là quyển ngữ pháp đầy đủ nhất cho tiếng Phạn cổ điển trong tất cả những quyển được công bố từ trước đến nay bằng một ngôn ngữ châu Âu. Kielhorn lấy bộ Bát thiên thư (Astādhyāyn) của Pānini làm cơ sở và dùng các bộ chú giải bản xứ nghiên cứu tường tận rồi sau đó mới đúc kết tất cả kiến thức này vào quyển ngữ pháp của ông. Nhiều cấu trúc văn phạm cực kì hiếm có cũng được ông đề cập đến và giải thích. Cách xử lí các quy tắc liên thanh (sandhi) cũng như các hình thức bất định quá khứ (aorist) của ông có thể xem là độc nhất vô nhị trong các sách ngữ pháp tiếng Phạn hiện có tại châu Âu. Một số từ có lẽ được ông chép ra từ các tác phẩm văn phạm làm ví dụ không được tìm thấy ở những tác phẩm văn học cổ điển phổ biến (xem § 72, 146 với những từ không có trong các từ điển như sugan, kamal, visvapā, khalapū), hoặc một số ngữ hình biến hoá với cấu trúc chỉ có ở tiếng Veda, hay là những hình thức bất định quá khứ hầu như không được tìm thấy trong bất cứ văn bản cổ điển nào (xin xem thêm Review của Hermann Berger và bài tóm tắt tiểu sử của Kielhorn kế sau).

Chính vì vậy mà quyển ngữ pháp của ông không thích hợp cho việc học thuộc lòng mà chỉ thích hợp cho việc tra cứu. Bản tiếng Việt có cơ sở trên hai bản tiếng Đức và Anh, với bản tiếng Anh là phiên bản thứ tư (1896) và bản Đức là bản dịch từ phiên bản thứ ba (1888), được Kielhorn đặc biệt chú tâm chỉnh sửa. Cả hai bản đều có một số lỗi in ấn, nhất là lỗi in chữ Devanāgarī và tôi đã dùng hai bản đối chiếu để sửa những lỗi ấy. Nội dung cả hai bản đều như nhau với số lượng tiết điều (S) hoàn toàn giống nhau, mặc dù bản Đức ngữ đôi lúc có những câu giải thích chi tiết hơn. Trong quá trình dịch ban đầu, tôi đã cố gắng trình bày các thuật ngữ ngôn ngữ học Ấn-Âu dễ hiểu cho độc giả người Việt như có thể, cụ thể là tìm cách “Việt hoá’ các thuật ngữ, nhưng sau một thời gian suy nghĩ kĩ về điều này, thậm chí đã áp dụng chúng, tôi không hài lòng với kết quả và bỏ qua dự án vì tính chất bất khả thi của nó.


 
ngữ pháp phạn ngữ 5


Bất khả thi ít nhất là đối với tôi với yêu cầu không nhỏ là trình bày nội dung của một từ được chuyển tải không bị mất mát hoặc ít mất mát so với nguyên ngữ như có thể, và tôi không dừng bước ở nội dung của những từ đơn chiếc, mà là tất cả những từ, một hệ thống thuật ngữ có đủ gravi- tas để truyền đạt một cách tiền hậu nhất trí nguyên một hệ thống văn phạm đồ sộ, nếu không muốn nói là đồ sộ nhất trong các ngôn ngữ văn minh cổ trên thế giới. Tiếng Phạn có một hệ thống ngữ pháp cực kì phong phú với tính chính xác trong cách ứng dụng gần như là toán học. Cách trình bày các quy tắc ngữ pháp ta có thể so sánh với các công thức toán học dưới dạng ngôn ngữ và điều gian nan cho tất cả những người soạn dịch những tác phẩm ngôn ngữ học như tôi nằm ở việc tìm các thuật ngữ tương đương cá biệt trong tiếng Việt không bị pha lẫn nghĩa với nhau. Thế nên, điều tôi đã không tránh khỏi trong khi soạn dịch quyển Ngữ pháp này là dùng rất nhiều từ có gốc Hán-Việt với một số nghe rất lạ tai, như Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ có phê bình trong lời giới thiệu quyển Giáo Trình Phạn Văn. Tôi chọn và dùng chúng chỉ vì tính chính xác gần như tương đương 1:1 so với nguyên ngữ Anh và Đức vốn có gốc La-tinh.

Một điểm đáng lưu ý là tuy là một dịch bản, nhưng dĩ nhiên là nó không chỉ được dịch độc duy từ Anh hoặc Đức ngữ một cách rập khuôn theo Kielhorn sang Việt ngữ mà dịch thẳng từ Phạn ngữ sang tiếng Việt theo cảm nhận ngôn ngữ tự nhiên của tôi – trong trường hợp của những từ đơn chiếc không nằm trong văn cảnh được Kielhorn giảng giải. Như vậy thì tất nhiên sẽ có những điểm khác biệt với từ ngữ Kielhorn dùng, đặc biệt so với bản tiếng Anh của ông, nhưng những sự khác biệt này vẫn nằm trong nội hàm của nguyên ngữ (ví dụ như § 540, 3. afreed no hoặc iel f., Kielhorn dùng 'cowardice’, Furchtsamkeit’). Nhìn chung thì từ ngữ tiếng Anh trong những quyển ngữ pháp, từ điển tiếng Phạn được công bố cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 rất cổ nên khi tra cứu, độc giả phải đặc biệt quan tâm đến điều này nếu muốn hiểu chính xác những gì tác giả muốn chi đến (xem trước tác của Monier-Williams, Whitney, Kielhorn, Speyer [Speijer], Kern, v.v.).

Trong phần phụ lục, tôi bổ sung ba bảng tra cứu. Hai bảng đầu giúp người học tra ngữ căn theo dạng ngữ cán và ngữ vĩ của các thời thái. Bảng thứ ba trình bày một số thuật ngữ văn phạm theo Pānini với các thuật ngữ tương ưng (trong một mức độ nào đó) bằng tiếng Anh với lời giải thích tiếng Việt ngắn gọn. Với quyển Ngữ Pháp Phạn Ngữ này (vol. II, 1) tôi hoàn tất phần đầu của bộ thứ hai – tức là bộ văn phạm bao gồm Ngữ pháp và Cú pháp (II, 2) – của dự án bộ ba Phạn học sau Giáo Trình Phạn Văn (I) đã được công bố. Tôi hi vọng Cú Pháp Phạn Ngữ, và bộ thứ ba là quyển Phạn-Việt Từ Điển (III) sẽ sớm được ra mắt độc giả hâm mộ Phạn học.

Cuối cùng, tôi trân trọng cảm ơn những thiện tri thức, thiện hữu, những người thân đã giúp tôi hoàn tất quyển sách này: Thứ nhất là Ôn Tuệ Sỹ, người đã xem qua cảo bản và góp ý cho việc dùng thuật ngữ; Hoà thượng Nguyên Giác trụ trì chùa Già Lam, người đã viết lời giới thiệu cũng như góp ý và giúp tôi đọc sửa bản in. Kế đến là bạn đồng nghiệp Dr. Simon Andreas Cubelic, người đã giúp tôi rất nhiều trong việc giải đáp những thắc mắc về thuật ngữ liên quan đến Pānini; cháu Nguyễn Trần Quý (M.A.), đã góp ý và giúp sửa cách hành văn cho dễ hiểu; các học viên khoá Phạn văn sơ và trung cấp của tôi đã nhiệt tình không quản công lao, đọc rà lỗi từng dòng từng trang của quyển ngữ pháp khô khan này: Ni sư Thuần Chánh, Viên An, Diệu Hải (PhD), nữ cư sĩ Lý Thị Thanh Thuỷ, Huỳnh Cao Nhựt Quang và cư sĩ Nguyễn Quốc Bình (M.A.). Và cuối cùng, tôi cảm ơn các anh chị của tôi với sự hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như tài chính. Cầu mong quyển Ngữ pháp này sẽ là một phương tiện hữu ích cho người học và tra cứu tiếng Phạn tại Việt Nam.
Heidelberg, mùa hè năm Canh Tí, 2020
Đỗ Quốc-Bảo, PhD


 
ngữ pháp phạn ngữ 6 min



Mục Lục:
Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Nguyên Giác
Lời Nói Đầu Của Người Soạn Dịch
Preface To The First Edition
  • Tiểu Sử Franz Kielhorn (1840 – 1908)
Viết Tắt
Chương 1: Ngữ Âm Và Phù Hiệu 1-12
Chương 2: Liên Thanh Pháp (Sandhi) 13-59
Chương 3: Biến Cách Của Thật Danh Từ Và Tính Từ 60-168
Chương 4: Cấp Tỉ Giảo Của Tính Từ 169-176
Chương 5: Đại Từ, Đại Tính Từ Và Biến Cách 177-200
Chương 6: Số Từ Và Biến Cách Của Chúng 201-213
Chương 7: Biến Vị Của Động Từ 214-485
Chương 8: Tiền Trí Giới Từ Và Những Từ Đặt Trước Động Từ 486-490
Chương 9: Cấu Thành Danh Từ Ngữ Cán 491-576
Chương 10: Dùng Từ Khuất Chiết Trong Câu – Sơ Lược Cú Pháp 577-646
Phụ Lục 1: Bảng Tra Ngữ Căn Từ Ngữ Cán Và Ngữ Cán Phái Sinh
Phụ Lục 2: Bảng Tra Thời Thái, Ngữ Khí Và Ngôi Số Từ Ngữ Vĩ
Phụ Lục 3: Thuật Ngữ Ngữ Pháp Phạn-Việt


 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây