094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN - HT THÍCH QUẢNG ĐỘ PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN - HT THÍCH QUẢNG ĐỘ Dịch: HT. Thích Quảng Độ
Nhà Xuất Bản: Phương Đông
Hình Thức: Bìa Cứng
Khổ Sách: 16x24cm
Năm Xuất Bản: 2014
Trọn Bộ: 8 Tập
TĐ01 LỊCH SỬ - TỪ ĐIỂN 5.500.000 đ Số lượng: 10 Bộ
  • PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN - HT THÍCH QUẢNG ĐỘ

  •  2297 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TĐ01
  • Giá bán: 5.500.000 đ

  • Dịch: HT. Thích Quảng Độ
    Nhà Xuất Bản: Phương Đông
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Khổ Sách: 16x24cm
    Năm Xuất Bản: 2014
    Trọn Bộ: 8 Tập


Số lượng
Thay Lời Tựa
Bộ Phật Quang Đại Từ Điển do hơn 50 học giả Phật giáo trong Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy Viên Hội ở Đài Loan biên soạn từ năm 1978 đến 1988 thì hoàn thành và do Phật Quang Xuất Bản Xã ấn hành gồm 7 tập hơn 7.000 trang, không kể một tập sách dẫn. Lần thứ nhất, xuất bản vào tháng 10 năm 1988 và in lại lần thứ 4 vào tháng 4 năm 1989; như vậy, ta có thể thấy bộ từ điển được đón nhận như thế nào. Trong tương lai lâu dài thì không dám nói, bởi vì ở đời chẳng có cái gì không bị vượt qua. Nhưng trong hiện tại, cho đến nay, theo chỗ tôi biết, chữa có bộ Từ điển Phật học nào (Hán văn hay Việt văn) đầy đủ và cập nhật bằng bộ Phật Quang Đại Từ Điển này. Chính vì lý do ấy mà tôi không ngần ngại là khả năng mình rất có hạn, đã cố gắng phiên dịch nó ra tiếng Việt mong góp một phần tư liệu tham khảo, tra cứu cho giới học Phật tại Việt Nam.

 
phật quang đại từ điển 1 min


Tôi bắt đầu công việc phiên dịch vào tháng 1 năm 1990 và hoàn thành vào ngày 20 tháng 12 năm 1997. Hiện tôi đang kiểm tra lại bản dịch để chuẩn bị cho in. Nhưng vì bộ sách quá lớn, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian vào vi tính cũng như sửa bản morasse, không thể làm xong một lúc để in trọn bộ được. Bởi vậy, tôi mới làm được một tập đầu và hy vọng sẽ hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2001 nếu sức khỏe bình thường. Nhân đây tôi cũng xin nói lại cho rõ, ngoài bộ Phật Quang Đại Từ Điển này, từ trước đến nay tôi không tham gia phiên dịch hay biên soạn bất cứ bộ Từ điển Phật học nào khác. Và, như tôi đã nói ở trên, vì khả năng rất giới hạn nên chắc chắn có nhiều sai lầm trong dịch phẩm này, kính xin các bậc cao minh hoan hỷ chỉ giáo cho để lần in sau (nếu có thể) bộ sách sẽ được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sài gòn, ngày 10 tháng 9 năm 1999
Sa môn Thích Quảng Độ

 
phật quang đại từ điển 2 min


Phàm lệ I
Bộ Đại Từ Điển Phật Quang có riêng một quyển mục lục, nhưng phải chờ in xong trọn bộ mới in được phần mục lục này, vì lý do kỹ thuật. Trong khi chờ đợi, xin quý độc giả lưu ý mấy điểm sau đây khi sử dụng bộ Đại Từ Điển Phật Quang tiếng Việt:

1. X. Xem, viết tắt. Thí dụ: [X. kinh Đại nhật Q.3]
2. xt. Xem thêm, viết tắt. Thí dụ: [xt. Tứ Quả Tứ Hướng]
3. Q. quyển, viết tắt. Thí dụ: [X. Tuệ lâm âm nghĩa Q.42]
4. Phạm: Tiếng Phạm (Sanskrit). Thí dụ: Pháp giới (Phạm: dharma-dhātu)
5. (...) Lược bớt.
6. (Đại 48, 237 trung), tức là Đại tạng tập 48, trang 237 phần giữa. Thí dụ: Thung dung lục tắc 16 (Đại 48, 237 trung).
7. (Vạn tục 64, 292 hạ), tức là Vạn tục tạng tập 64, trang 292 phần dưới. Thí dụ: Tứ phần luật yết ma tế duyên kí quyển 31 (Vạn tục 64, 292 ha) v.v...

 
phật quang đại từ điển 3 min


Phàm Lệ II
Khi sử dụng Bộ Phật Quang Đại Từ Điển tiếng Việt được phiên dịch từ nguyên bản chữ Hán, có một số điểm cần lưu ý sau: Bản chữ Hán gồm 7 tập, 6.984 trang, khổ 15x22, chứa đựng 22.608 từ độc lập và bảy triệu chữ giải thích các từ. Ngoài ra còn có riêng một tập Sách dẫn 897 trang, bao gồm phần mục lục và các từ chữ Hán được dùng để phiên âm các từ chữ Phạn (Sanskrit) trong số bảy triệu chữ nói trên. Thứ tự các từ được sắp xếp theo số nét chữ, tức bắt đầu với chữ Nhất (1 nét) và kết thúc bằng chữ Thô (33 nét). Khi được dịch sang tiếng Việt thì toàn bộ chỉ còn 6 tập, 8.146 trang, khỏ 16x24cm, lý do vì phần mục lục trong Sách dẫn của bản chữ Hán đã được thu vào đầu các tập tiếng Việt và xếp theo mẫu tự a,b,c,d..., như tập 1 từ a.b.c.d, tập 2 từ đ.e.g.h.i.k, tập 3 từ 1.m.n, tập 4 từ o.ô.p.q.s.t, tập 5 từ t, và tập 6 từ t.u.v.x.y.

Như đã nói ở trên, ngoài 22.608 từ độc lập, còn một số lớn các từ phụ thuộc nằm trong bảy triệu chữ, phần nhiều là các chữ Hán dùng để phiên âm các từ chữ Phạn (Sanskrit) hầu phát âm cho dễ, như: Thích Ca Mâu Ni, là phiên âm chữ Phạn Sakya-muni A di đà Phật là phiên âm chữ Phạn Amita-buddha A dục vương là phiên âm chữ Phạn Asoka,... Trên đây chỉ là mấy thí dụ điển hình. Khi tra cứu trong từ điển, ta thấy các từ đều được phiên âm từ chữ Phạn, ngoại trừ một số ít từ thuần túy chữ Hán. Nhưng các từ phiên âm cũng rất phức tạp, có khi chỉ một chữ Phạn mà có tới sáu cách phiên âm, như chữ Akşara được phiên là: Ác sát la, Á sát ra, A sát ra, La sát la, Ác sát na, A khất sử la,... Bởi thế, cùng một chữ Akşara mà ở quyển khi này thì phiên âm là Ác sát la, nhưng ở chỗ khác lại được phiên A khất sử la,... Những trường hợp này nằm rải rác trong toàn bộ từ điển và các kinh luận, gây không ít phiền phức cho người tra cứu khi đọc tụng và nghiên cứu kinh sách Phật giáo.

 
phật quang đại từ điển 4 min


Lý do tại sao thì ta có thể giải thích là bởi các bậc cao tăng thời xưa từ Ấn Độ, các nước vùng Trung Á như các ngài Cưu ma la thập, Bồ đề lưu chi, Bồ đề Đạt ma... hoặc các ngài Huyền Trang, Nghĩa Tịnh người Trung Quốc – mỗi ngài khi dịch kinh có cách phiên âm riêng chăng? Nhưng điều này không quan trọng, mà ý nghĩa nội hàm của các từ chữ Phạn mới là vấn đề cốt yếu. Do đó, khi đọc tụng hoặc nghiên cứu, ta không nên để mất nhiều thì giờ về vấn đề phát âm mà đặc biệt phải chú trọng về nghĩa lý trong các từ. Sau đây xin nêu một số chữ A mà khi tra từ điển các bạn sẽ không thấy trong vần A: A Tha Tì Đà, từ này thuộc vần P, bạn phải tìm trong tập 4 vần P bạn sẽ thấy mục Phệ Đà ở trang 4842, cột bên phải, phần dưới. Phệ Đà (Phạn: Veda) là thánh điển của Ấn Độ giáo, có bốn phần (hoặc 4 bộ), phần thứ 4 là A thát bà phệ đà mà một trong năm cách phát âm của từ A thát bà phệ đà là A tha tì đà.

A Chi La Ca Diếp, từ này cũng thuộc vần P, bạn sẽ thấy nó trong mục Phật Vị A Chi La Ca Diếp Thuyết Kinh, ở tập 4, trang 4838, cột trái. Tại sao A chỉ la ca diếp bắt đầu từ vần A lại không để vào vần A mà lại đưa vào vần P? Vì A chi la ca + diếp là đối tượng nghe đức Phật nói pháp, là bổ túc từ, từ phụ, mà Phật là chủ từ, từ chính, cho nên đặt ở trước A chi la ca diếp. Trường hợp này là ưu điểm của tập Sách dẫn mà người dịch không có được trong bản dịch tiếng Việt. Tức là về phương diện chính thức tuy A chi la ca diếp không được để ở vần A, tuy nhiên Sách dẫn vẫn đưa vào vần A rồi cho biết rõ A chi la ca diếp nằm ở mục nào, tập thứ mấy, trang bao nhiêu, phần nào (mỗi trang giấy trong bộ Phật Quang Đại Tự Điển chữ Hán được chia làm 3 phần trên, phần giữa, phần dưới), dòng nào, đếm từ phải sang hay từ trái qua, rất phức tạp, chi li, mệt óc để chứng tỏ rằng A chi la ca diếp đã không bị bỏ sót! Tuy nhiên, sách dẫn đã làm được việc này vì có đầy đủ nhân sự (52 tăng ni và học giả Phật tử), phương tiện và hoàn cảnh thuận lợi nên công việc soạn thảo tương đối dễ dàng. Còn khi phiên dịch thì dịch giả chỉ có một mình, phương tiện lại thiếu, và phải làm việc trong hoàn cảnh tù túng nên khó thực hiện được những chi tiết phiền tỏa như trên.

 
phật quang đại từ điển 5 min


Nhưng nói thế không có nghĩa là người dịch đã bỏ sót hoặc không dịch đầy đủ các từ, mà trái lại, đã cố gắng vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành tâm nguyện sau gần mười năm ròng rã! Nghĩa là người dịch đã cố gắng tối đa không để sót một từ nào ngoại trừ một vài vị tăng người Trung Quốc được ghi trong từ điển, nhưng không ghi rõ quê quán, năm sinh, nhất là không để lại tác phẩm hoặc bài thi kệ nào cho biết rõ sự nghiệp tu hành hoặc sáng tác văn học... Trở lại A chi la ca diếp tuy không hiện diện chính thức ở vần A nhưng lại xuất hiện ở vần P, trường hợp này rất phổ biến, như đã nói trên, rải rác toàn bộ từ điển từ A đến Y, vì tuyệt đại đa số là những chữ phiên âm các từ chữ Phạn. Như chữ Phạn Ayatama có hai phiên âm là A da đát na và A dã đát na... Có rất nhiều trường hợp tương tự. Nhưng, như đã nói trên, điều này không quan trọng bao nhiêu, vì đó chỉ là cách phiên âm chữ Phạn để đọc cho dễ thôi, chứ không mang ý nghĩa gì cả.

Sau đây xin nêu một số từ làm thí dụ điển hình trong bản tiếng Việt:
A dã đát na, xem A da đát na, tập 1, trang 67, cột phải ( bản tiếng Việt).
A khất sử la, xem Ác sát la, tập 1, trang 169, cột trái.
A xoa ma la, xem Niệm châu, tập 3, trang 4412, cột phải.
A xoa la thiếp, xem tập 1, trang 159, cột trái.
A ba ca lạp cấp đa, xem Thành Tựu Pháp Man, tập 5, trang 5911.
A kì đa sí xá khâm bà la, xem tập 1, trang 106, cột phải.
A tì mục khư phổ, xem Hiện Tiền Địa, tập 2, trang 2388, cột trái.
A nô di, xem A Nô Ba Thôn, tập 1, trang 128, cột trái.
A ni luật đà, xem Thập Đại Đệ Tử, tập 5, trang 6055, cột phải.
A bố cáp da ca lạp cấp đa, xem Đát Đặc La Phật Giáo, tập 2, trang 1869, cột trái.

 
phật quang đại từ điển 6 min


Tóm lại, tất cả các từ thuộc các vần a,b,c,d,đ... như trường hợp vần A trên đây, tuy không được coi là chủ từ mà chỉ là các từ phụ, nhưng tùy theo các trường hợp đều được đặt vào vị trí bổ túc từ phụ thuộc trong toàn bộ các vần từ A đến Y, tức là có mặt trong toàn bộ 8.146 trang từ điển, không một từ nào bỏ sót. Chỉ có một điều đáng tiếc là người dịch đã không làm trọn được phần Sách dẫn để tiện lợi hơn cho người sử dụng, vì quá phức tạp như đã nói trên cộng thêm hoàn cảnh bức bách. Nếu vị nào có bản chữ Hán xin mang ra đối chiếu, so sánh sẽ thấy. Mong lắm thay!
Dịch Giả Cẩn Chí
Ngày 12 tháng 2 năm 2012

 
phật quang đại từ điển 7


Tổng Mục Lục:
Tập 1: A, B, C, D
Tập 2: Đ, E, G, H, I, K
Tập 3: L, M, N
Tập 4: O, Ô, P, Q, S, T
Tập 5: T
Tập 6: T, U, V, X, Y
Tập 7: Sách Dẫn Tập 1 (A, B, C, D, Đ, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O)
Tập 8: Sách Dẫn Tập 2 (P, Q, R, S, T, U, V, X, Y)
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây