094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

THIỀN VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN - SUZUKI T. DAISETSU THIỀN VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN - SUZUKI T. DAISETSU Tác Giả: Suzuki T. Daisetsu
Dịch: Nguyễn Nam Trân
NXB: Hồng Đức 
Số Trang: 558 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập
Khổ: 15,5x23,5cm
Năm XB: 2019
Độ Dày: 2,8cm
TVNB THIỀN & MẬT TÔNG 250.000 đ Số lượng: 1000029 Quyển
  • THIỀN VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN - SUZUKI T. DAISETSU

  •  5656 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TVNB
  • Giá bán: 250.000 đ

  • Tác Giả: Suzuki T. Daisetsu
    Dịch: Nguyễn Nam Trân
    NXB: Hồng Đức 
    Số Trang: 558 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập
    Khổ: 15,5x23,5cm
    Năm XB: 2019
    Độ Dày: 2,8cm


Số lượng
Được xem như nhân vật có thẩm quyền bậc nhất Nhật Bản về Thiền Phật giáo, học giả Suzuki T. Daisetsu Đã có cống hiến lớn lao hơn cả là đi tiên phong trong việc mở một con đường bá yếu chỉ của Thiền tông tới thế giới Tây phương. Mất năm 1966 ở tuổi 95, ông đã dành trọn cuộc đời dài của mình cho sự nghiệp này. Tuy nhiên, trong những gì ông viết, không một tác phẩm nào có thể gồm thu giáo huấn và triết lý nhà Thiền một cách có uy lực cho bằng Thiền và văn hóa NHật Bản (Zen and Japanese Culture). Quyển sách được ấn hành lần đầu vào năm 1938 và cải biên hầu như toàn bộ vào năm 1958. Trong ấn bản sau, ông còn đề cập đến nhiều chủ đề mới. Tác phẩm dã lôi kéo độc giả đến gần Suzuki và nó dược đánh giá như một nghiên cứu kinh điển về Tinh thần thiền tông”.

 
thiền và văn hóa nhật bản


Nói đến văn hóa Nhật Bản, không thể không nhắc đến Thiền (Zen). Nói đến ảnh hưởng và cống hiến của Thiền, không thể không nhắc đến văn hóa Nhật Bản. Trong bối cảnh xã hội nhộn nhịp ngày nay, ít ai có thời gian để tâm và nhận ra rằng Thiền chính là một trong những trụ cột chính nâng đỡ và duy trì truyền thống, tinh thần và tâm hồn Nhật Bản. Dĩ nhiên, tinh thần của Thiền bàn bạt trong văn hóa những nước Á Đông khác, nhưng đặc biệt thể hiện đậm nét ở văn hóa Nhật Bản. Nó là cội rễ nâng đỡ cho tinh thần Võ sĩ đạo, ý thức thẩm mỹ tinh tế cũng như tâm hồn nhạy bén của dân tộc này.

Và nói đến Thiền thì không thể không nhắc đến tên tuổi Suzuki T. Daisetsu. Ông là tác giả của bộ sách trứ danh "Thiền luận" (đã xuất bản tại Việt Nam trước năm 1975, do hai thầy Trúc Thiên và Tuệ Sĩ dịch), bộ sách có công rất lớn trong việc giới thiệu Thiền đến với người phương Tây. Trước đó, Thiền là cái gì, Phật giáo là thế nào? Người phương Tây chỉ có ức thức một cách mơ hồ về những khái niệm này. Chỉ đến khi "Thiền luận" của Suzuki Taisetsu ra đời thì Tây phương mới hiểu rõ Thiền tông, và cũng từ đó Thiền lan rộng khắp Thế giới, trở thành một cái mốt trí thức trong xã hội Tây phương, và ảnh hưởng ngược lại đến Đông phương. Là người am hiểu, anh không thể không biết đến Thiền. Là người trí thức, anh nên nói chuyện Thiền. Giống như ở Việt Nam, phàm đã là trí thức thì phải mê nhạc Trịnh, chỉ có mê nhạc Trịnh mới là trí thức. Nói vui một cách cực đoan vậy thôi, cốt để cho thấy sự lan tỏa của Thiền qua những cống hiến của Suzuki T. Daisetsu.

"Thiền luận" nổi tiếng như vậy và gắn liền với tên tuổi của Suzuki T. Daisetsu. Nhưng ông còn một cuốn sách khác không kém phần đặc sắc nhưng người Việt ít ai biết, đó là cuốn "Thiền và văn hóa Nhật Bản" (Zen and Japanese culture, bản tiếng Nhật: Zen to Nihon bunka). Cũng như "Thiền luận", cuốn này được tác giả viết bằng tiếng Anh và hướng đến người đọc Tây dương. Người Tây phương vốn không có nhiều kiến thức Phật giáo tiền đề nên sách giải thích cặn kẽ những kiến thức dự bị về Thiền ở đầu sách, rất dễ nhập môn. Tuy có nhiều bản dịch nhưng bản của học giả lịch sử mỹ thuật Kitagawa Momo-o, do Iwanami Shinsho xuất bản có thêm một chương vào cuối sách là "Thiền và thơ Haiku". Chương thứ bảy này là phần rất quan trọng để hiểu được Thiền, nên ở đây chỉ giới thiệu về bản dịch của học giả này. Bản dịch của Kitagawa Mono-o gồm các chương:

CHƯƠNG MỘT: TRI THỨC DỰ BỊ VỀ THIỀN
CHƯƠNG HAI: THIỀN VÀ MỸ THUẬT
CHƯƠNG BA: THIỀN VÀ VÕ SĨ
CHƯƠNG BỐN: THIỀN VÀ KIẾM ĐẠO
CHƯƠNG NĂM: THIỀN VÀ NHO GIÁO
CHƯƠNG SÁU: THIỀN VÀ TRÀ ĐẠO
CHƯƠNG BẢY: THIỀN VÀ THƠ HAIKU

"Thiền và văn hóa Nhật Bản" giới thiệu khái quát về Thiền và đề cập những ảnh hưởng của nó đến nền văn hóa Nhật Bản qua các mặt mỹ thuật, Võ sĩ đạo, Nho giáo, Trà đạo và Haiku. Ở đây tóm lược tinh thần chính của một vài chương trong cuốn sách.


 
thiền và văn hóa nhật bản 1


TRÍCH ĐOẠN:

CHƯƠNG MỘT: TRI THỨC DỰ BỊ VỀ THIỀN.
Thiền tức là nhìn trực tiếp vào tinh thần của Phật Đà. Tinh thần này là gì. Đó chính là cốt tủy của Phật giáo, là Bát Nhã (Hannya) và Đại Bi (Daihi). Bát Nhã được dịch là "trí huệ siêu việt", còn Đại Bi được dịch là "ái" (tình thương). Nhờ có Bát Nhã, con người thấu được cái thực tại trong biểu hiện của hiện tượng, sự vật, tức hiểu rõ bản chất của mọi hiện tượng. Còn ái là tình thương bao trùm lên vạn vật, kể cả những loại phi sinh vật, tất cả mọi sự tồn tại. Thiền là thứ giúp chúng ta đánh thức Bát Nhã đang say ngủ bên trong ta do Vô minh và Nghiệp bao phủ. Vô minh và Nghiệp khởi nguồn từ sự khuất phục vô điều kiện trước tri tính. Thiền chống cự lại trạng thái này. Nhưng tác dụng tri thức lại biểu hiện bằng lý luận và ngôn từ, trong khi Thiền khinh miệt lý luận và ngôn từ, không dựa vào từ ngữ (bất lập văn tự) mà trực tiếp nhìn vào bản chất của hiện tượng.

CHƯƠNG HAI: THIỀN VÀ MỸ THUẬT

Trong nghệ thuật Nhật Bản có khái niệm rất đặc trưng, không đất nước nào khác có được, đó là "Wabi", "Sabi" và có liên quan mật thiết đến Thiền. Nghĩa của "Wabi" là "bần khốn", nói một cách tiêu cực là "không đứng trong dòng chảy của xã hội, trào lưu". Bần, nghèo, tức là không dựa vào phú (giàu có), lực (sức mạnh) và danh (tiếng tăm), nhưng trong tâm người có sự tồn tại của thứ mang giá trị tối cao, vượt qua mọi địa vị xã hội và thời đại. Đây là yếu tố bản chất cấu thành nên "Wabi". Về sinh hoạt tri thức thì đó là không tìm kiếm sự phong phú hóa trong quan niệm, cũng không dựa dẫm vào tấm lá chắn tư tưởng triết học. Tâm tĩnh cư an nhàn trong cái tự nhiên, đồng hóa với toàn thể tự nhiên và đạt được sự vui thích trong cái đơn sơ như vậy.

Ngày nay chúng ta đều thấy nguyên lý của tranh thủy mặc phát khởi từ những trải nghiệm của Thiền, mang tính trực tiếp, tính vận động, tính tinh thần, tính hoàn toàn... Trong lịch sử, những kết quả của Thiền là có vài trăm nhân vật vĩ đại có thể làm chứng nhân cho giá trị của Thiền, với những thành tích mỹ thuật ngang hàng với bất cứ gì đã được sản xuất vào các thời khác và nơi khác trên thế giới.


Cũng như ta tìm thấy hay yếu tố đặc biệt ấy trong bản chất các thiền sư và đồ đệ, ta cũng thấy rằng Thiền đã ảnh hưởng nền văn hóa Nhật Bản theo hai chiều hướng - mỹ thuật và chiến thuật. Một mặt chính, Thiền đã sản xuất ra trà đạo, hoa đạo, những tác phẩm của các nghệ sĩ, thơ của Basho, và kiến trúc của Nhật Bản đầy vẻ bình dị lặng lẽ. Nhưng mặt khác, cũng chính Thiền đã sản xuất ra kiếm đạo, và những nguyên tắc khắc khe của võ sĩ đạo. Sự mâu thuẫn trong Thiền là nó vừa có thể phối hợp niềm an nhiên của Niết Bàn với hoạt động mãnh liệt của sự chiến đấu và những công việc thường nhật. Hãy trích dẫn lời thiền sư Takuan:

Điều quan trọng nhất là có một thái độ tinh thần được gọi là trí tuệ bất động... Bất động không có nghĩa là cứng cỏi nặng nề, như tảng đá hay khúc gỗ. Nó có nghĩa là sự di động cao độ với một trọng tâm đứng yên. Tâm thức đạt đến cao độ của sự linh mẫn, sẵn sàng hướng chú ý đến bất cứ chỗ nào cần. Nhưng có một cái gì bất động bên trong sự chuyển động một cách tự nhiên cùng với vạn vật”.


 
thiền và văn hóa nhật bản 2


Những đặc tính kể trên cũng được tìm thấy trong một họa phẩm thuộc trường phái Sumie (Mặc Hội, tranh vẽ mực tàu) của Nhật Bản. Những bức tranh thuộc trường phái Sumie được thực hiện trên một loại giấy thô đặc biệt vẽ bằng bút lông mềm, mực tàu, không màu sắc, không sửa đi sửa lại. thuật vẽ trên loại giấy thô này một khi đã họa một nét thì không thể nào xóa, và phải họa thật mau. Với những vật liệu như thế, nghệ sĩ cần phải vẽ: "giống như là có một trận cuồng phong đang nhập vào tay mình"; một lỗi nhỏ cũng hiện rõ, và nếu nghệ sĩ dừng lại để suy nghĩ giữa lúc đang phát họa một nét vẽ, hậu quả sẽ là một vết mực xấu xí. Kỹ thuật này hoàn toàn thích hợp với Thiền Đạo, vì nó ngụ ý rằng, nghệ sĩ phải đưa nguồn cảm hứng của mình lên giấy ngay khi nó đang còn sống; không thể làm một nét họa thô sơ rồi từ từ thêm chi tiết, vì đến khi đó, cảm hứng đã bị giết chết bởi vô số thay đổi và biến dịch.

Người họa sĩ phải hoàn thành bức tranh trong vài phút, vì nó cũng như cái tát tay bất chợt của thiền sư, không thể lấy lại, có tính cách xác định và linh động. Một cái tát được đưa ra từ từ và dò dẫm thì không phải là một cái tát mà chỉ là một sự vuốt ve, nó không có vẻ tự nhiên sinh động. Cũng thế, một bức tranh mà không tóm ngay được nguồn cảm hứng khi nó đang sống, mà phải cần cù khó nhọc khôi phục cảm hứng khi nó đã chết, chỉ như con chim độn bông vào cho họa sĩ nhìn cái thi hài của nó. Họa sĩ trường phái Sumie phải luôn luôn "bước lên", vì cái chết theo sau sự sống chỉ trong gang tấc. Tuy nhiên, dưới tất cả tính cách đột ngột, tức thì của trường phái Sumie, còn có một vẻ an tĩnh đặc biệt và điểm này nằm ở chỗ nó loại bỏ những gì không thiết yếu. Nguyên tắc này bắt nguồn từ Thiền và còn xa hơn, từ triết lý Lão Trang về sự tiết kiệm năng lực. Đạo Đức Kinh nói:

"Gió mát không qua buổi sớm, mưa rào không đổ trọn ngày, đấy là vận hành của thiên nhiên. Ngay đến thiên nhiên cũng không dễ duy trì nỗ lực được lâu dài, huống chi con người"
"Người đi giỏi không để dấu chân, người nói giỏi không gây lầm lỗi".


 
thiền và văn hóa nhật bản 3


Trong địa hạt triết lý, thì chỉ cho thấy cây bách trước sân, hay bụi tre dưới chân đồi, không bàn luận gì thêm, không đi vào một cuộc phân tích siêu hình nào. Cũng thế, trong nghệ thuật, Thiền chấm phá những nét chính yếu, không cần chi tiết. Vì Thiền có nghĩa là để cho người ta tự mình nhìn thấy cuộc đời, và nếu triết gia cũng như nghệ sĩ mô tả hết những gì cần phải thấy thì sự mô tả của họ để trở thành thay thế kinh nghiệm sống. Bởi thế, mục đích triết lý và nghệ thuật không phải cung cấp một bản sao của cuộc đời bằng danh từ hay nét vẽ, vì sự thật luôn luôn tốt hơn bất cứ một bản sao nào. Mà mục đích là đem lại cho người ta sự ám chỉ hãy tự mở mắt ra để nhìn. Uống trà đi đôi với Thiền, từ ngàn xưa, tu sĩ sử dụng trà để được tỉnh táo trong những thời Thiền định. Trà đạo được du nhập vào Nhật Bản thì trà không phải chỉ là một thức uống làm bằng lá khô. Một thiền sư nói:

"Hãy để ý rằng thiền vị và trà vị chỉ là một".

Đây không phải là một cuộc chơi chữ, dần dần mọi lý tưởng nghệ thuật trong thiền đều liên kết với nghi thức uống trà, vì trong khi các thiền sinh dùng trà cho tỉnh người suốt thời gian vật lộn với công án thiền, họ bắt đầu xem trà như người bạn đem lại sự an tĩnh tâm hồn. Chẳng bao lâu thói quen uống trà trong thiền đường bị bãi bỏ, thay vào đó dùng một gian phòng đặc biệt dành riêng cho việc uống trà. Từ đấy phòng uống trà gọi là "nhà không", tức trà thất, là một căn nhà bằng giấy mong manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Với lối ấy, trà đạo trở thành một cách giải tỏa tâm hồn hiệu nghiệm nhất; đấy là lối thoát tạm thời khỏi mọi lo âu bận trí, một thời gian ngơi nghỉ và trầm tư, để hồn lắng trong vẻ đẹp của thiên nhiên và nghệ thuật.


Trái ngược hẳn vẻ an tĩnh của trà đạo, Thiền trở nên mãnh liệt như bão táp qua võ sĩ đạo. Mặc dù vẫn có sự an tĩnh bên dưới tảng đá rắn chắc. Tinh thần võ sĩ đạo phải là thái độ mà người ta gọi là trạng Mura – nghĩa là không có cái cảm giác rằng: “tôi đang làm việc ấy”. Cảm giác nầy được xem là một trở ngại lớn, vì cũng như khi nghe nhạc, cái ý thức về chính mình đang lắng nghe hay chính mình đang đánh kiếm đã kéo sự chú ý ra khỏi khúc nhạc hay khỏi hành động đánh kiếm. Ý thức về bản ngã phải phục tùng sự tập trung vào công việc đang làm, tâm phải theo dõi bén gót những động tác của đối phương để phản ứng lại một cách tức thì, làm cho sự tấn công và tự vệ trở thành một. Chính tâm thức này là trọng tâm của võ dĩ đạo. Ở Nhật Bản vào thời phong kiến, thường xuyên xảy ra những cuộc nội chiến giữa các sứ quân, nên các võ sĩ đạo phải luôn luôn trong trạng thái tỉnh thức, có thể lâm chiến bất cứ lúc nào. Chính nhờ tinh thần Thiền mà họ duy trì được sự bình tĩnh, và người võ sĩ đạo thường đến viếng các thiền sư để thêm sức mạnh tinh thần phát xuất từ tôn giáo “đi thẳng tới trước không ngoái nhìn lui”, một tôn giáo dạy rằng, sống và chết chỉ là hai khía cạnh của một hiện hữu, và chỉ cho người ta thấy, có thể quên bản ngã bằng cách nhập làm một với sự sống. Võ sĩ đạo đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối, lòng dũng cảm vô biên. Tâm niệm của người võ sĩ đạo là:

Tôi không có cha mẹ nào ngoài trời đất
Tôi không có thần linh nào ngoài lòng cương trực
Tôi không có của cải nào ngoài sự phục tùng
Tôi không có phép lạ nào ngoài sức mạnh nội tâm
Tôi không có sinh tử nào ngoài sự bất diệt
Tôi không có mắt nào ngoài tia chớp
Tôi không tai nào ngoài sự bén nhạy
Tôi không có tay chân nào ngoài sự nhanh nhẹn
Tôi không có mục đích nào ngoài cơ hội
Tôi không có thần thông nào ngoài chánh pháp
Tôi không có nguyên tắc nào ngoài sự thích ứng
Tôi không có bạn nào ngoài tâm tôi
Tôi không có kẻ thù nào ngoài sự bất cẩn
Tôi không có khí giới nào ngoài thiện chí và chánh đạo
Tôi không có lâu đài nào ngoài tâm bất động
Tôi không có gươm nào ngoài giấc ngủ của tâm…

 

 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây