094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG - THIỀN SƯ ANALAYO TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG - THIỀN SƯ ANALAYO Tên Đầy Đủ Của Sách: 
"Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ"
Tác Giả:
Thiền Sư Analayo

Dịch Giả: Nguyễn Tiến Văn
NXB: Hồng Đức
Số Trang: 397 Trang - Khổ: 13,5x21cm
Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập 
Năm XB: 2019 - Độ Dày: 2cm
TBTK THIỀN & MẬT TÔNG 148.000 đ Số lượng: 1000000 Quyển
  • TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG - THIỀN SƯ ANALAYO

  •  2776 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TBTK
  • Giá bán: 148.000 đ

  • Tên Đầy Đủ Của Sách: 
    "Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ"
    Tác Giả:
    Thiền Sư Analayo

    Dịch Giả: Nguyễn Tiến Văn
    NXB: Hồng Đức
    Số Trang: 397 Trang - Khổ: 13,5x21cm
    Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập 
    Năm XB: 2019 - Độ Dày: 2cm


Số lượng
Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng phật Giáo Sơ Kỳ”, Quyển sách là quá trình nghiên cứu kì công của thiền sư Anālayo. Nội dung tập trung vào phân tích kinh điển Pali và A-hàm (Hán tạng) từ đó liên hệ đến một con đường tu tập và vun bồi từ bi cho những người thực hành Phật đạo. Công trình Từ bi và Tính Không cũng mang lại cho những người nghiên cứu Phật giáo một tư liệu tham khảo về sự so sánh các nội dung kinh điển, nghĩa thuật ngữ, tư tưởng của các học phái cũng như những tông phái khác nhau buổi sơ kỳ của Phật giáo. Ngoài ra sách này còn là một ý kiến riêng tư của Anālayo về phát triển một hình thức Phật giáo có thể phát triển trong thời kỳ hậu hiện đại này.


 
từ bi và tính không



Lời Tựa Của Ngài Karmapa Đời Thứ 17
Tôi hoan hỷ có được cơ hội giới thiệu cuốn sách này của giáo sư tiến sĩ Tỳ kheo Analayo, không chỉ như một đóng góp cho sự thấu hiểu của chúng ta về thiền định trong Phật giáo sơ kỳ, mà còn như một tác phẩm kết nối trên nhiều bình diện. Trước tiên, “Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ” là kết quả của học thuật văn bản nghiêm túc, có giá trị không chỉ với cộng đồng hàn lâm đại học, mà còn với những người thực hành đạo Phật. Sách này phục vụ như một cầu nối quan trọng giữa những ai muốn học hỏi về tư tưởng Phật giáo và thực hành tu tập với những ai muốn học hỏi từ đó.

Tôi tin rằng việc bắc cây cầu này là hết sức giá trị, để học thuật hàn lâm về kinh điển Phật giáo được phong phú thêm một cách lớn lao bằng sự suy xét cung cách mà các kinh điển ấy được đưa vào trong đời sống của những người tu tập. Vốn là một tu sĩ dấn thân vào thiền định Phật giáo đồng thời là một giáo sư áp dụng phương pháp luận sử học, Tỳ kheo Analayo có vị trí thuận lợi để làm cầu nối trong cộng đồng những người tìm cách đào sâu sự thông hiểu về các văn bản kinh điển.


 
từ bi và tính không 1



Thứ hai, tôi cũng tin rằng những ai học tập đạo Phật trong một truyền thống sẽ được khuyến cáo nên lưu ý xem xét những kinh văn được bảo tồn trong quy điển của những truyền thống khác. Thường là chúng ta để cho ngôn ngữ trở thành một rào cản và bỏ qua phiên bản của chính các kinh văn mà chúng ta học hỏi vốn được bảo tồn trong những ngôn ngữ khác. Cây cầu được dựng lên trong cuốn sách này giữa các văn bản tiếng Pali, tiếng Sanskrit, tiếng Trung Hoa, và tiếng Tây Tạng phơi bày mối quan tâm được san sẻ rộng rãi đối với việc vun bồi lòng từ bi và thấu hiểu tính không. Nó cũng khiến chúng ta suy ngẫm về những sắc thái khác biệt trong việc trình bày từ những bối cảnh đa dạng.

Sau hết, quyển sách này đã gom hai chủ đề về từ bi và tính không bên trong một văn bản đơn nhất, làm sáng tỏ giá trị của việc xem những chủ đề ấy có tính tương hỗ bổ túc cho nhau. Trong cung cách này, nhưng chúng ta có thể nối trong Phật giáo Đại thừa, Tỳ kheo Analayo đã khiến đôi cánh chim phối hợp giữa trải nghiệm thiền định và sự thấu hiểu triết học cùng tung bay.
Ogyen Trinley Dorje (Karmapa đời thứ 17 – ngày 18/11/2014, Bodhgaya, Ấn Độ)


 
từ bi và tính không 2


Dẫn Nhập:
Với cuốn sách này, tôi thăm dò những sự thực hành thiền định về từ bi và tính không bằng việc khảo sát và kiến giải những tư liệu liên quan từ các kinh văn sơ kì. Tương tự như khảo sát trước đây của tôi mang tựa đề Perspective On Satipatthana (Những viễn kiến về Tứ niệm xứ), trong trường hợp này, tôi tiếp cận việc thực hành từ viễn kiến xuất hiện qua một sự khảo sát so sánh những phiên bản song hành giữa các kinh điển Pali với các kinh điển còn lưu lại trong tiếng Trung cũng như trong tiếng Sanskrit và tiếng Tây Tạng. Mặc dù sự trình bày của tôi căn cứ trên phương pháp luận mang tính chất hàn lâm, nhưng như một tổng thể, cuốn sách này nhằm tới các hành giả và tương ứng là với việc thực hành thiền định làm cơ sở cho sự thăm dò của tôi.

Trong chương 1, tôi thăm dò bản tính của từ bi, trước khi Chương 2 dẫn đến việc tôi đặt từ bi bên trong những tập hợp tiêu chuẩn về tứ phạm trú (tức từ, bi, hỉ, xả). Trong Chương 3, tôi khảo sát những kết quả được trong mong từ sự từ bi trưởng thành. Ba chương kế tiếp chuyên về tính không, chủ yếu căn cứ trên sự gia nhập thiền định có thứ lớp vào tính không được mô tả trong Culasunnata-sutta (Kinh Tiểu Không) và những văn bản song hành. Trong Chương 7, tôi cung ứng những giáo huấn thực tiễn về cách thực hành thiền định có thể tiến hành ra sao, từ từ bi tới tính không. Chương 8 cống hiến những bản dịch của Madhyama-agama (Trung A-hàm) song hành với Karajakaya-sutta (Kinh Thân y sinh) và Culasunnata-sutta, cùng với Mahasunnata-sutta (Kinh Đại Không), đó là ba kinh có tầm quan trọng trung tâm trong sự khảo sát của tôi.

Để giữ nhận thức một cảm giác về sự thực hành, tôi cố gắng tra xét các trích đoạn kinh văn trong ánh sáng của sự liên hệ của chúng với việc thiền định. Trong một vài trường hợp khi tôi trích dẫn các học giả về thiền định, ý hướng của tôi không phải là đưa ra những phát biểu của họ như trực tiếp đáp ứng với điều ấy, hay trong một cung cách nào đó, chứng thực cho những gì tôi đang thảo luận. Những tham chiếu như thế chỉ phản ánh sự kiện rằng trong việc thực hành của  chính tôi, tôi đã thấy những gì mình trích dẫn là hữu ích, mặc dù, vì không từng thực hành dưới sự hướng dẫn của những vị thầy này, tôi không thể nào xác minh ngữ cảnh và những hàm ý các giảng dạy truyền giảng của họ một cách trọn vẹn.

Hình thức thực hành tôi trình ra trong những trang sau đây nhằm cống hiến chỉ một phương thức có thể về cách tiếp cận, không hề có bất cứ tuyên xưng mặc nhiên nào rằng đây là sự thấu hiểu đúng đắn duy nhất hay sự mô tả phù hợp với những kinh văn sơ kỳ. Tôi chỉ có ý hướng cung ứng một trong vài thông lộ có thể để khích lệ người đọc khai triển hướng tiếp cận của chính họ. Khi dịch những phiên bản song hành được bảo tồn trong Trung văn và các ngôn ngữ khác, tôi không hàm ý một sự phê phán bất cứ kiểu nào về giá trị tương đối của chúng đối với quy điển tiếng Pali.

Thay vì thế, tôi cống hiến những bản dịch này thuần túy như một phương tiện thích nghi để khiến người đọc có được ấn tượng quen thuộc về tình huống trong những phiên bản song hành. Sự phong phú của những kinh văn được bảo tồn trong bộ A-hàm bằng Trung văn phần lớn không được đại chúng biết đến, nhất là do sự thiếu vắng các bản dịch. Do đó, tôi cố gắng cung cấp bản dịch qua sự tuyển lựa các đoạn văn tương ứng. Tất cả các bản dịch là của chính tôi; đôi khi sự thấu hiểu của tôi về một đoạn văn khác so với một bản dịch hiện đã có được thấy trong các cước chú, ở đó tôi quy chiếu về những bản dịch tiếng Anh tiêu chuẩn của các đoạn văn bằng tiếng Pali tương ứng để dễ dàng cho việc so sánh vượt qua những nhận xét mà tôi có thể cung cấp về sự khác biệt giữa các văn bản song hành.

Từ một quan điểm mang tính hàn lâm, không thể nào tái thiết với một sự chắc chắn tuyệt đối những gì Đức Phật lịch sử đã nói. Tuy nhiên, bên trong những giới hạn của tư liệu nguồn, chúng ta có thể vận dụng sự khảo sát so sánh về những kinh văn thời sơ kì đưa chúng ta quay lại gần hết  mức với những phát biểu nguyên thủy của một giáo lý cụ thể. Điều này cống hiến một cửa sổ mở vào những trình tự sớm nhất của tư tưởng Phật giáo về từ bi và tính không. Vốn được cho sẵn rằng giai đoạn sơ kì hẳn là điểm xuất phát chung của các tông phái và các truyền thống khác biệt của Phật giáo, tôi hy vọng rằng sự khảo sát của tôi sẽ hữu ích với những người tu tập theo bất cứ truyền thống Phật giáo nào.


 
từ bi và tính không 3


Để đưa ra nền tảng chung như thế, tôi đã gắng sức thăm dò những tư liệu được bảo tồn trong các kinh văn quy điển của nhiều tông phái. Trong những trường hợp hiếm hoi khi phải xa rời lối tiếp cận này, tôi sẽ cảnh báo người đọc rằng đoạn văn nêu lên chỉ được bảo tồn trong một truyền thống duy nhất. Trong trích đoạn được chú dịch ở những chương sau, tôi đã cố gắng tránh lối dùng từ ngữ mang phái tính, để đảm bảo rằng sự trình bày của tôi không gây ấn tượng rằng chỉ nhằm hướng tới những người tu tập trong các tự viện thuộc phái nam.

Những văn bản thực sự thường có một vị tăng như là người đảm nhiệm vai trò cốt yếu và tôi đã tuân thủ nguyên tắc nguyên thủy trong bản dịch trọn vẹn của ba bộ kinh chủ yếu này vào phần cuối sách, để cống hiến cho độc giả một văn bản trung thành với văn bản gốc trong sự hạn hẹp về khả năng dịch thuật của tôi. Tuy nhiên, trong những đoạn trích rải rác, tôi thường thay chữ “tăng” bằng chữ “người, vị”, để đảm bảo rằng các hướng dẫn về thiền định có sự kêu gọi tương tự với bất cứ độc giả nào, tu sĩ hay cư sĩ, nam hay nữ. Khi dịch từ Trung văn, đôi khi tôi dùng những từ ngữ tiếng Pali trong bản dịch để dễ bề so sánh, chứ không chủ định giữ một lập trường về ngôn ngữ nguyên thủy được sử dụng cho bản dịch Trung văn. Có ngoại lệ là những từ ngữ như “Dharma (Pháp)” và “Nirvana (Niết Bàn)”, cả hai từ này hiện được thông dụng trong các ấn phẩm ở phương Tây.

Trích:
I. Vun Vồi Từ Bi – Bản Tính Của Từ Bi
Trong chương này, tôi suy xét những phương diện của việc vun bồi từ bi, từ những biểu lộ tích cực về từ bi tới việc thực hành từ bi trong thiền định. Những kinh văn sơ kì không cống hiến một định nghĩa ngắn gọn về từ bi. Việc đưa ra những định nghĩa chính xác là mối quan tâm chủ yếu về sau, cho nên việc xác định ý nghĩa của một từ đặc thù trong Phật giáo sơ kỳ thường đòi hỏi ít nhiều thông giải. Đặc thù hữu ích về phương diện này là những tỉ dụ (simile).

Một tỉ dụ cung ứng sự trợ giúp để thông hiểu bản tính của từ bi có ở một bản kinh trong Anguttara-nikaya (Tăng Chi Bộ Kinh) và song hành của nó trong Madhyma-agama (Trung A-hàm), nêu ra những đường lối để vượt qua sự oán hận. Tỉ dụ ở đây mô tả một tình huống kích khởi cảm xúc từ bi để minh họa thái độ mà ta nên vun bồi hướng về ai đó đang bị đắm chìm trong sự không lành mạnh. Đây là bản dịch của tôi về tỉ dụ trong phiên bản của Madhyama-agama/ Trung A-hàm:

Này Chư Hiền, cũng như có người đi xa trên con đường dài; nửa đường mắc bệnh rất là khốn đốn, héo hắt, cô độc, không bạn bè; thôn xóm phía sau càng lúc càng xa mà thôn xóm phía trước lại chưa đến. Nếu có người đi đến, đứng bên cạnh, thấy người bộ hành này đi xa trên con đường dài, nửa đường mắc bệnh rất là khốn đốn, héo hắt, cô độc, không bạn bè, thôn xóm phía sau càng lúc càng xa mà thôn xóm phía trước thì chưa đến. Người kia nếu được người chăm sóc, từ giữa cánh đồng xa xôi dắt đến thôn ấp, cho uống thang thuốc hay, bồi dưỡng bằng đồ ngon mỹ diệu, được chăm sóc kỹ lưỡng; như vậy người ấy chắc chắn được lành bớt. Đó là người kia có lòng thương xót, có từ niệm đối với người bệnh này.


 
từ bi và tính không 4


Tỉ dụ này cho thấy rằng một thành tố thiết yếu của từ bi là sự quan tâm đối với người khác muốn được cứu vớt khỏi khổ đau và phiền não. Mặc dù điều này chẳng có gì gây ngạc nhiên, một điểm tinh tế và quan trọng cần được ghi nhận ở đây là rằng tỉ dụ không hạn định hành vi nhìn thấy sự đau khổ có thực như là lòng từ bi. Đúng ra, từ bi là quan tâm tới kẻ khác thoát khỏi phiền não. Hướng tỉ dụ phơi bày ra khiến điều ấy sáng tỏ, nơi thị kiến về người bệnh được chăm sóc, hay thậm chí thực sự chăm sóc cho họ, tương ứng với “những ý nghĩ từ bi, đồng cảm, và ý tứ ân cần” của người đi ngang qua.

Vạch ra một sự phân biệt minh bạch giữa nhận thức rằng những kẻ khác đang đau khổ và mong ước cho họ thoát khỏi đau khổ là quan trọng, bởi vì  trong tâm trí trụ vào nỗi đau khổ có thực là sự thiền định về dukkha (khổ). Sự thiền định như thế cung ứng một cơ sở cho việc vun bồi thiền định về từ bi. Tuy nhiên, sự vun bồi về từ bi chính tự thân nó tìm được biểu hiện trong niềm mong ước người khác thoát khỏi khổ. Trong hướng đi ấy, tâm trí lấy thị kiến về sự thoát khỏi phiền não như là đối tượng của nó. Một đối tượng như thế có thể phát sinh một tâm thái tích cực, thâm chí là một tâm thái hoan hỉ, thay vì buồn rầu. Điều này không phải là dễ, bởi cái gì gây ra sự hứng khởi về từ bi lẽ tự nhiên cũng có thể dẫn tới tự thân bị phiền não do buồn rầu.

Vì vậy, quan trọng là giám sát chặt chẽ sự đáp ứng của chính ta với phiền não của kẻ khác. Điều này một cách lý tưởng nên tiến hành từ sự mở lòng ra chân thật tiếp nhận nỗi đau và lẽ khổ của kẻ khác, tiếp nhận điều kiện tâm trí tích cực của sự tràn đầy mong ước kẻ khác được thoát khỏi phiền não và đau khổ. Thông hiểu được con đường này, từ bi không có nghĩa là thương hại đến sự tồn tại của đau khổ kéo dài nơi kẻ khác. Như thế sẽ chỉ sa xuống làm mồi cho những gì truyền thông về sau coi là “kẻ thù kề cận” của từ bi. Theo Visuddimagga (Thanh Tịnh Đạo), độc ác là “kẻ thù xa” của từ bi, nghĩa là trực tiếp đối lập với nó, trong khi những hình thức thế tục của buồn rầu là “kẻ thù gần” của từ bi. Khỏi cần nói, cả hai kẻ thù này tốt nhất là tránh xa.

Những kinh văn sơ kỳ không minh nhiên vạch ra một sự phân biệt giữa những kẻ thù gần và xa của từ bi. Tuy nhiên, chúng nêu ra rằng từ bi trực tiếp đối lập với mong ước kẻ khác bị tổn hại (tương ứng với kẻ thù xa của từ bi). Một phát biểu thể hiện sự tương phản giữa độc ác với vun bồi thiền định về từ bi có thể tìm thấy trong Đại kinh Giáo giới La-hầu-la (Trung Bộ Kinh số 62) và song hành của nó ở Ekottarika-Agama (Tăng Nhất A-hàm). Điều giống như vậy cũng hiện xuất từ một trong một tập hợp gồm sáu xuất ly giới (nissarana, gọi là xuất ly giới do lục duyên), được liệt kê trong Dasuttara-sutta (Kinh Thập Thượng) và những song hành. Sau đây tôi dịch phần tương ứng từ phiên bản tiếng Sanskrit:

“Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta”. Vị ấy cần phải được nói như sau: “Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy”. Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà sân tâm vẫn ngự trị, an trí, sự kiện không thể xảy ra như vậy.

Đoạn này làm sáng tỏ không thể lầm lẫn được rằng một người đã chân thành phát triển từ bi sẽ không còn bị đắm chìm trong sự độc ác, và điều này giữ vững không chỉ trong thời gian người đó đang thực sự dấn thân vào thực hành. Mặc dù còn thiếu sót với việc buông xả trọn vẹn tàn dư của ác độc, việc vun bồi thiền định về từ bi rõ ràng tác động lên tính cách của người đó, khiến không thể nào người đó bị độc ác lấn lướt trọn vẹn. Một khi điều này đã xảy ra, không còn bất cứ phạm vi với một quy mô rộng nào cho những hoạt động không lành mạnh diễn ra. Trong con đường như vậy, việc vun bồi từ bi có những phân nhánh quan trọng về mặt đạo đức và có thể cống hiến một sự đóng góp thực chất vào tiến bộ hướng đến giải thoát, một chủ đề tôi sẽ quay lại sau này…


 
từ bi và tính không 5


MỤC LỤC:
Bảng các chữ viết tắt
Lời tựa của ngài Karmapa đời thứ 17
Dẫn nhập
  1. Vun bồi từ bi
  2. Từ bi trong bối cảnh
  3. Thành thục bi
  4. Vật không
  5. Tâm không
  6. Ngã không
  7. Chỉ dẫn thực hành
  8. Kinh văn phiên dịch
Danh mục sách tham khảo
Về tác giả


 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây