PHẬT PHÁP LÀ ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ THẾ GIAN - ĐẠI SƯ ẤN THUẬNGiảng: Đại Sư Ấn Thuận Dịch: Thích Đạo Quang Nhà XB: Văn Hoá Sài Gòn Số Trang: 508 Trang Bìa: Mềm - Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2010 Độ Dày: 2,3cmPPASSÁCH GIÁO LÝ100.000đSố lượng: 3 Quyển
PHẬT PHÁP LÀ ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ THẾ GIAN - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN
Giảng: Đại Sư Ấn Thuận Dịch: Thích Đạo Quang Nhà XB: Văn Hoá Sài Gòn Số Trang: 508 Trang Bìa: Mềm - Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2010 Độ Dày: 2,3cm
LỜI NGƯỜI DỊCH Nói đến phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Quốc cũng như Đài Loan, người ta sẽ nghĩ ngay đến Đại sư Thái Hư (1889- 1947) và Đại sư Ấn Thuận (1906-2005). Song, thầy không rầm rộ vận động cải cách Phật giáo như Đại sư Thái Hư mà thầy âm thầm dùng hết thời gian kiếp sống nhân sinh của mình, chú tâm nghiên cứu Phật pháp. Kết quả, thầy đã để lại cho Phật giáo chúng ta nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại, có giá trị học thuật rất cao. Với chủ trương không chịu ảnh hưởng truyền thống của một tông phái nào, thầy chỉ xiển dương, giải thích phương pháp giải thoát của Phật-đà một cách khách quan với một cái nhìn trong sáng, đối với Phật pháp, quyết chẳng bị sự câu thúc hẹp hòi thành kiến tông phái, mong muốn đứng trên lập trường thành ý bạn bè cầu sự chân thật.
Do đó, trong các tác phẩm của thầy để lại đều có sự nghiên cứu tường tận về hết thảy các tông phái Phật giáo. Tất cả công trình nghiên cứu của thầy được tập hợp lại thành “Diệu Vân tập” (24 quyển) và “Hoa Vũ tập” (5 quyển). Tập sách “Phật Pháp Là Ánh Sáng Cứu Độ Thế Gian” mà các vị đang cầm trên tay, được dịch trong Diệu Vân tập. Trong này không phải chỉ có một bài viết với tên “Phật Pháp Là Ánh Sáng Cứu Độ Thế Gian”, mà trong đó có rất nhiều bài viết cũng như bài giảng khác. Chúng ta sẽ được đắm mình trong từng con chữ từng con chữ hết sức tinh xảo và đầy ý nghĩa của thầy. Quả thật, tập sách này là chìa khóa cho những ai muốn tìm hiểu Phật giáo, là công trình nghiên cứu vĩ đại cho những ai muốn nghiên cứu giáo nghĩa thâm sâu của Phật-đà, song không phải bên trong lại thiếu khuyết nội dung tu tập, mà mỗi con chữ, mỗi lời nói đều được phát xuất từ năng lượng tu tập của thầy, nhất định chúng ta sẽ được tận hưởng vị ngọt cam lộ khi thực tập theo những gì thầy dạy.
Trong quá trình phiên dịch, tôi nhận thấy có một số danh từ Phật học rất quen thuộc với người học Phật nước ta không thể dịch ra nghĩa, do đó tôi để nguyên âm. Suy ta ra người, trước kia còn tại gia, mỗi khi đọc sách gặp những danh từ Phật học, song dịch giả không chú thích, tôi cảm thấy rất khó chịu, biết hỏi ai bây giờ, mà chắc gì họ làm mình thỏa mãn, còn tra cứu thì không có thời gian, cũng như phương tiện. Với thịnh ý đó, khi phiên dịch có những danh từ Phật học nào, tôi cố gắng chú thích bên dưới, biết rằng làm như vậy sẽ có người cho rằng đây là sách phần lớn để đọc bình thường chứ đâu phải sách nghiên cứu, tôi không cho như vậy, dù sách gì đi chăng nữa, đó cũng là những lời do chính kim khẩu của đức Như Lai và chư đại đức tăng nói ra, cũng đều hướng người đọc đến thiện lành, tịnh hóa ba nghiệp, thăng hoa cuộc sống, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nối gót Bồ-tát, bước lên quả vị Phật.
Với tâm nguyện đau đáu “xin làm những việc nhỏ bé nhất, nhưng làm với tâm lượng rộng lớn”, tôi hi vọng các bạn sẽ cảm nhận được tấm lòng rộng lớn của tôi qua tập sách này. Sau cùng ngưỡng nguyện hồng ân ba ngôi báu thùy từ gia hộ cho các bạn thân tâm an lạc, cuộc sống hạnh phúc. Nguyện đem công đức lành có được trong dịch phẩm này, trước hồi hướng đến hai đấng sinh thành và bà con quyến thuộc, bạn bè gần xa, sau rộng ra cho hết thảy pháp giới chúng sinh. Nguyện tất cả đều an lành trong giáo pháp giải thoát của đức Như Lai! Nam mô A-di-đà Phật! Saigon mùa Vu Lan báo hiếu 2008 Thích Đạo Quang cẩn chí
SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ Pháp sư Ấn Thuận (1906 – 2005) là vị học tăng của Phật giáo hiện đại Trung Quốc. Người Hải Ninh tỉnh Chiết Giang. Thầy họ Trương tên Lộc Cần. Thuở nhỏ thầy học Nho, nghiên cứu đạo gia, y học Trung Quốc và tôn giáo Tây phương. Năm 20 tuổi thầy tình cờ đọc Trang Tử, thấy lời tựa của Phùng Mộng Trinh có câu: “Như vậy văn Trang Tử, với lời chú của Quách Tượng, phải chăng mở đường cho Phật pháp?...” Do đó, thầy muốn tìm hiểu Phật pháp. Năm 23 tuổi mẹ thầy bỗng nhiên lâm bệnh qua đời, gây một chấn động lớn trong tâm hồn thầy. Không lâu sau chú và cha ruột cũng lần lượt rời xa thầy, thầy cảm thấy nhân sinh thật vô thường và quyết chí xuất gia.
Năm 25 tuổi, thầy xuất gia ở am Phúc Tuyền núi Phổ Đà. Lạy Hòa thượng Thanh Niệm làm thầy, pháp danh Ấn Thuận, hiệu Thịnh Chính. Sau đó, thầy tôn trưởng lão Dục Sơn làm nghĩa sư và thọ giới cụ túc ở chùa Thiên Đồng. Thầy từng học ở Phật học viện Mân Nam, thầy chỉ học có một học kì, bởi thầy vừa chăm chỉ vừa thông minh, cho nên kết quả rất tốt và được đặc cách làm giáo thọ học viện. Thầy thường đến tham phỏng hòa thượng Hư Vân, luật sư Từ Châu và thân cận với Đại sư Thái Hư... Đồng thời thầy thường đến các nơi như Phổ Đà, Hạ Môn, Vũ Xương để giảng kinh dạy học.
Năm 1936 thầy xem Đại Tạng ở Phổ Đà Phật Đảnh Sơn, rồi lần lượt đến Hàng Châu, Tây Hồ, Dương Châu... gặp được Đại sư Thái Hư. Tiếp đó thầy đến Phật Học Viện Vũ Xương, Viện giáo lí Hán Tạng, rồi đến Học Viện Pháp Vương huyện Hợp Giang tỉnh Tứ Xuyên, lúc đó thầy 33 tuổi, thường thảo luận về nghĩa lí đạo pháp với pháp sư Pháp Tôn. Năm 42 tuổi, thầy chủ biên bộ Thái Hư Đại Sư toàn tập ở chùa Tuyết Đậu. Năm 44 tuổi (1949), thầy rời Hạ Môn đến Hương Cảng (Hông Kông), nhận chức Hội Trưởng Hội Liên Hiệp Phật Giáo Hương Cảng, kiêm Hội trưởng phân hội Hương Cảng và Macao của Hội Hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới; ấn hành Phật Pháp Khái Luận tại Hương Cảng.
Năm 47 tuổi, theo lời mời của cư sĩ Tử Khoan và quyết nghị của hội Phật giáo Trung Quốc, thầy dự đại hội Phật giáo lần thứ hai ở Nhật Bản. Cũng năm này thầy đến Đài Loan. Sau đó, nhận chức đạo sư chùa Thiên Đạo và chủ nhiệm tạp chí Hải Triều Âm ở Đài Bắc. Năm 48 tuổi thầy dự định lập tinh xá Phúc Nghiêm ở Hương Cảng, sau lại đổi ý, dời về xây cất ở bờ hồ Thanh Thảo, Tân Trúc, Đài Loan và định cư ở đó.
Năm 49 tuổi, theo lời mời của pháp sư Tính Nguyện, thầy đến hoằng pháp ở Phi Luật Tân (Philippin). Năm 51 tuổi thầy làm trụ trì chùa Thiện Đạo. Năm sau thầy rời chùa. Sau đó nhiều lần thầy đi hoằng pháp ở nước ngoài. Sau nữa thầy lập Phật học viện cho nữ giới ở Tân Trúc và giảng đường Tuệ Nhật ở Đài Bắc. Năm 1964, thầy lập Diệu Vân Lan Nhã ở Gia Nghĩa, vào tháng 5 năm đó thầy đóng cửa tịnh tu ở đây. Năm sau, thầy nhận làm giáo giáo sư Triết học tại Học Viện Văn Hóa Trung Quốc (Đại Học Văn Hóa ngày nay). Năm 1974, thầy được đại học Taishò của Nhật Bản căn cứ vào bộ sách Trung Quốc Thiền Tông Sử, tặng học vị Tiến sĩ Văn học, thầy là vị tăng đầu tiên của Trung Quốc được nhận Tiến sĩ Văn học của Nhật.
Trong giới Phật giáo có những pháp sư theo thầy tu học và nổi danh như: Thường Giác, Diễn Bồi, Tuệ Minh, Như Tuấn... Không chịu ảnh hưởng truyền thống của một tông phái nào, thầy chỉ xiển dương, giải thích phương pháp giải thoát của Phật đà một cách khách quan với một cái nhìn trong sáng. Thầy trực tiếp y theo kinh luận nguyên thỉ như A-hàm, Tì-đàm và cả kinh luận ba hệ Ấn Độ xưa là Không, Hữu, Chân thường mà tìm hiểu tinh nghĩa về Đức Phật và các vị Đại sư đời sau. Đặc biệt thầy rất thấu đáo về sở học Trung Quán của Bồ-tát Long Thọ. Có thể nói từ đời Tống đến nay, thầy có cống hiến rất lớn về việc nghiên cứu Trung Quán.
Ngoài ra đối với Phật giáo Nguyên Thỉ, các bộ phái Phật giáo và lịch sử Thiền Tông Trung Quốc thầy cũng có công phu nghiên cứu tinh thâm. Riêng đối với Đại thừa Phật giáo Ấn Độ, thầy phân ra làm ba hệ lớn là: Tính không duy danh, Hư vọng duy thức và Chân thường duy tâm. Đối với học thuyết xưa thầy có cái nhìn rất khác biệt, cho nên tác phẩm của thầy rất phong phú và rộng rãi như Duy Thức Học Thanh Nguyên, Tính Không Học Thám Nguyên, Nguyên Thỉ Phật Giáo Thánh Điển Chi Tập Thành, Trung Quốc Thiền Tông Sử... Phần lớn những ghi chép về việc hoằng pháp và trước thuật của thầy được gom lại thành Diệu Vân Tập 24 quyển. Năm 2005, thầy thấy nhân duyên hóa độ chúng sinh đã mãn, nên thuận theo thế thường an nhiên trở về, tại Tân Trúc, Đài Loan, thị hiện trụ thế 100 tuổi đời, 75 hạ lạp. (Phỏng dịch theo Phật Quang Đại Từ Điển và Trung Quốc Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư).
TRÍCH “PHẬT PHÁP LÀ ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ THẾ GIAN”: Kính thưa các bạn đồng tu! Ở trong thời đại thế sự hỗn loạn,lòng người không ổn định, bất an này, thế mà chúng lại có cơhội, được nghe Phật pháp, tuyên giảng phương pháp giải thoátcủa Phật-đà một cách an ổn, vui vẻ, tôi cho rằng đây là ân huệcủa ba ngôi báu (Tam Bảo), lòng từ bi của đức Như Lai!Hôm nay giảng tại chùa Tín Nguyện này, cũng là buổi giảngđầu tiên trong năm mới, cho nên tôi lấy đề tài có hai chữ, đólà “quang minh” (ánh sáng). Tôi thấy tuyệt đại đa số, đều luônmong cầu ánh sáng, đều mong muốn có được ánh sáng, khôngnghi ngại gì nữa, trong cuộc sống hằng ngày nếu có ánh sángmới có khả năng đạt được bình an.
Nhưng, trong vũ trụ bao lanày, đầy dẫy sự đen tối, vậy ai có thể đem ánh sáng đến cho bạnđây? Chỉ có đức Thế Tôn và phương pháp giải thoát của Ngài.Hay nói cách khác, mọi người chỉ cần có niềm tin thanh tịnh nơiPhật pháp, mới có khả năng đạt được ánh sáng.Chúng ta thường nghe rất nhiều người nói, thế giới này cóquá nhiều sự đen tối, bất kể đứng ở góc độ, quốc gia nào, cũngđều tràn ngập mâu thuẫn và rất nhiều rất nhiều hình thức đấutranh, những thứ này dẫn đến đau khổ hoặc muộn phiền. Ngườithực tập phương pháp giải thoát của Phật-đà phải hiểu rõ điểmnày, nhận chân sự đen tối của xã hội và thế giới, nhờ đó mới cótâm tìm cầu ánh sáng ngay trong đen tối.
Nếu chúng ta nói từ góc độ Phật pháp, sở dĩ thế giới, nhân loạinày có đen tối, hỗn loạn, căn bản đều do chúng ta. Ai cũng cho rằngmình đúng, rất thông minh, có cách giải quyết vấn đề hay nhất. Kìthật, nhân loại chẳng thông minh gì cả, cũng không có cách giảiquyết nào tối ưu. Chúng ta thường xem việc xấu là tốt, mà việc tốtthật sự thì chẳng ai chịu làm, đặc biệt xem sai lầm là chính xác,nhận khổ làm vui, bạn nghĩ xem nhân loại có thông minh không?Ví dụ, nhân loại càng ngày càng thông minh, khoa học, văn minhcũng tiến bộ hằng ngày, nhưng những sản phẩm của thông minhnày sinh ra lại hại chính mình, đem đến sự đe dọa như thế nào chonhân loại?
Đó chính là ai ai cũng lo sợ chiến tranh sắp xảy ra, lolắng thảm họa chiến tranh nguyên tử bùng phát, đây là bằng chứngsống cho sự sai lầm của thông minh. Do đó, những kết quả của phátminh và tiến bộ ngày nay, đều là mối thảm họa cho nhân loại.Nói như vậy không phải tôi cho tiến bộ của khoa học khôngtốt, mà mục đích tôi muốn chỉ cái không thông minh của nhẫnloại, không biết cách lợi dụng khoa học, ngược lại để khoa họcđiều khiển mình. Giống như dao, không biết dùng nó để làm lợicho mình, ngược lại để nó làm hại mình. Bởi không biết khéoléo sử dụng khoa học, cho nên tuy khoa học tiến bộ mà nhânloại vẫn cứ mãi xoay vần, dò dẫm trong đêm dài đen tối. Phậtpháp muốn từ trong đen tối chỉ cho chúng ta con đường sáng đểthoát khỏi đen tối!
Nhân loại ở trong đêm dài đen tối, thường sinh ra tâm lí sai lầm,sợ hãi, sầu khổ, giống như ở trong căn phòng tối, không phải khôngthấy đồ đạt, mà là nhìn nhầm, có khi nhìn sợi dây ngỡ con rắn, hoặccho bóng của tia chớp là người, hoặc đi lại sai lầm.Tất cả những tôn giáo trên thế giới, đều cho rằng mình sẽchỉ cho chúng sinh con đường sáng, những học vấn cũng tự chomình là chân lí. Kì thật, chỉ có Phật pháp mới là chân lí. Đức PhậtThích-ca Mâu-ni thành Phật cách đây hơn 2.000, duy chỉ Phật phápmới có ánh sáng (hay nói cách khác, chỉ có Phật pháp mới cho taphương pháp giải thoát thật sự). Ánh sáng của Ngài có khả năngcho chúng ta ánh sáng, soi sáng lòng người và trải khắp các nơi.
Hiện tại mọi người niệm “A-di-đà Phật”, nghĩa là đang niệm “ánhsáng vô lượng”. Đức Thế Tôn độ chúng sinh bằng hai loại ánhsáng, đó là ánh sáng của đại trí tuệ và ánh sáng của đại từ bị. Ánhsáng đại trí tuệ của Đức Phật, giúp cho nhân loại nhận chân được:Trước khi chưa sinh ra như thế nào, chết rồi sẽ như thế nào, thế nàolà thiện ác, vả lại còn chỉ rõ tại sao nhân loại có thống khổ. Nếuchỉ cho chúng ta thấy con đường thống khổ không vẫn chưa đủ,do đó chỉ thêm con đường giải thoát khỏi thống khổ, đạt được anvui, hạnh phúc, đây đều là ánh sáng đại trí tuệ của Ngài đã chỉ chochúng ta một cách hết sức rõ ràng. Nếu chúng ta có thể tiếp nhậnánh sáng đại trí tuệ này, sẽ không còn sai lầm, nương theo ánh sángđại trí tuệ của Phật để hiểu rõ ý nghĩa chân chính nhân sinh.
Tớiđây, sự thông minh của nhân loại đã không còn chỗ dựa, mà sai lầmcủa nhân loại thì lại quá nhiều. Thầy Xá-lợi-phất từng nói: “Nếumọi người không đạt được ánh sáng đại trí tuệ của Phật, thì cũngchẳng khác nào người mù, không nhìn thấy được thứ gì cả, mà ảnhsáng bên ngoài cũng không thể truyền vào.” Đây là đạo lí.Đức Thế Tôn không chỉ dùng ánh sáng đại trí tuệ chiếu soichúng ta, mà còn dùng ánh sáng đại từ bi cứu độ chúng ta.Không có lúc nào, không có nơi nào, Ngài không dang tay cứuđộ, giáo hóa chúng ta, Ngài quan tâm, lo lắng cho chúng ta cònhơn con mình sinh ra. Nếu chúng ta đạt được ánh sáng đại từ bi,trong tâm sẽ có cảm giác hết sức an ninh, không có sầu muộnvà khổ não.
Giống như em bé đi một mình, trong lòng luôn sợđi lạc, bị người bắt nạt, nếu đi chung với mẹ, cảm giác sợ sệtnày không còn, bởi vì có được năng lượng từ bi của mẹ hiền chechở. Người học Phật nếu còn thấy ưu sầu, khổ não, thì chưa cóniềm tin chân chính, chưa hiểu rõ Phật pháp, cho nên không đạtđược sự soi rọi ánh sáng từ bi của Phật.Ánh sáng từ bi của Phật chiếu khắp muôn nơi, chẳng chỗ nàokhông có, song có người sẽ nói rằng họ không tiếp nhận được, cáinày cũng giống như ánh sáng bề ngoài của mặt trời rất lớn, khôngnơi nào không chiếu đến, nhưng chúng ta ở trong nhà đóng tất cảcửa lại, không cho ánh sáng lọt vào. Cho nên, chỉ cần chúng tacó được niềm tin chân chính, liền có thể đoạn diệt phiền não, sầumuộn, tự nhiên ánh sáng sẽ chiếu đến.
Tôi nghĩ có nhiều ngườimuốn hỏi: Tâm của tôi rất tốt, cũng rất tin Phật, vậy tại sao khôngnhận được ánh sáng? Tôi thấy trong nước mình có hiện tượng nhưthế này: Mọi người đến cầu xin Bồ-tát gia hộ cho mình được thànhcông, phát tài, nhưng một khi niềm hi vọng, mong cầu không đượcđáp ứng, không thành hiện thực, người ấy sinh ra oán trách Phật,Bồ-tát, chúng ta không nên có tâm như vậy! Cần phải biết: Đã tinPhật, dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào, tuyệt đối cũng không được rađiều kiện. Có tín tâm kiên cố, niềm tin vững chắc, tự nhiên có cơhội đạt được ánh sáng của Phật.Đức Thế Tôn từ bi thị hiện xuống thế gian, tuyên giảngphương pháp giải thoát cho chúng ta, dùng ánh sáng đại trí tuệvà ánh sáng đại từ bị chiếu soi chúng ta, giúp chúng ta có đượcánh sáng trong cuộc sống, đạt hai ưu điểm:
1. Thành tựu sự nghiệp: Bất luận chúng ta làm việc gì, đềucần sự chỉ dẫn của ánh sáng, ánh sáng từ của Đức Phật cứu độkhắp chúng sinh, khiến cho ai nấy được an tâm yên trí, đạt đượcvui vẻ, tất cả công đức. Hết thảy việc lớn nhỏ, đều có thể nươngtựa vào ánh sáng đại trí tuệ và đại từ bi của Phật, thu hoạch đượcnhững gì mình mong muốn, hi vọng.
2. Tràn đầy niềm hi vọng: Trong ánh sáng đại trí tuệ vàđại từ bi của Phật, luôn luôn có niềm hi vọng vô cùng, ngườihọc Phật gặp khó khăn quyết chí không lùi bước, không sợ thấtbại. Bởi họ đã tiếp nhận được ánh sáng của Phật, tin tưởng conđường sáng suốt phía trước.
Cho nên, hết thảy khó khăn trong thế gian, vấn đề ở nơi chínhmình, nếu ai ai đều tiếp nhận được ánh sáng của Phật, thì có thểnương ánh sáng đó soi rọi cho người khác. Mình có cái nhìn, suynghĩ chân chính, nhất định có ảnh hưởng rất lớn đến người khác,đây chính là phương pháp cứu độ thế gian của Đức Phật. Hôm nayđược diện kiến các vị tại đây, chia sẻ đề tài “Phật Pháp Là ÁnhSáng Cứu Độ Thế Gian”, hi vọng các vị sẽ tiếp nhận được ánh sángđại trí tuệ, đại từ bi của Phật, có cuộc sống mãi mãi nằm trong ánhsáng, kính chúc các vị đường trước rộng thênh thang!
MỤC LỤC: Lời Người Dịch Sơ Lược Về Tác Giả Phật Pháp Là Ánh Sáng Cứu Độ Thế Gian Đức Phật Thị Hiện Xuống Nhân Gian Phương Pháp Hàng Phục Ma Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật Đều Đại Hoan Hỷ Xưng Tán Và Nương Tựa Bồ Tát Quán Thế Âm Thực Tập Pháp Môn Đại Bi Của Bồ Tát Quán Thế Âm Thánh Đức Của Bồ Tát Địa Tạng Và Pháp Môn Thực Tập Của Ngài Sáng Lập Các Tông Pháp Phật Giáo Trung Quốc Đặc Sắc Của Phật Giáo Trung Quốc Tìm Hiểu Sơ Lược Tam Luận Tông Phong Luận Tam Thừa Và Nhất Thừa Từ Tâm Hành Của Học Giả Trung Đạo Phật Giáo ……. …….