KINH LĂNG NGHIÊM - HT THÍCH DUY LỰCDịch & Giải: HT. Thích Duy Lực Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo Số Trang: 301 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 14x20cm Năm Xuất Bản: 2018 Độ Dày: 1,5cmKLN1KINH TỤNG50.000đSố lượng: 49 Quyển
Lời Dịch Giả Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời, người xưa nói “Đọc chỗ chẳng có chữ” là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú; Còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm. Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỷ cho.
Trích “Kinh Lăng Nghiêm – Quyển Một”: Tôi nghe như vầy: Lúc bấy giờ, tại tịnh xáKỳ Hoàn thành Thất La Phiệt, Đức Phật và chúngĐại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều làĐại A La Hán, đã ra khỏi luân hồi, đầy đủ oai nghi,giúp Phật hoằng pháp nơi các quốc độ, trì giớithanh tịnh, làm mô phạm cho Tam Giới, ứng hiệnvô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tột vị laira khỏi trần lao. Hàng đệ tử được phó chúc trụ trìPhật pháp gồm có: Đại Trí Xá Lợi Phất, Ma HaMục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Phú Lâu Na DiĐa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ni Sa Đà v.v... là bậcthượng thủ và có vô số Bích Chi với môn đồ đồng đếnnơi Phật cùng các Tỳ Kheo mãn hạ tự tứ. Khi ấy,mười phương Bồ Tát tuân theo lời Phật sẽ cầu Mật nghĩa,hỏi đạo để quyết nghi.
Bấy giờ, Như Lai trải tòa ngồi yên vì Đại chúngtrong Hội khai thị pháp chưa từng có, nghĩa lý thâm sâu,diệu âm thuyết pháp vang khắp mười phương thế giới,hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hợp, trong đó Văn Thù Sư Lợilà bậc Thượng Thủ.Khi ấy, vua Ba Tư Nặc nhân ngày giỗ của phụ vươnglàm lễ trai tăng, sắm đủ các món ăn quý báu, đích thânđến thỉnh Phật và chư Đại Bồ Tát vào cung thọ trai.Trong thành còn có nhiều trưởng giả, cư sĩ khác cũngcùng ngày thiết lễ trai tăng, thỉnh Phật đến thọcúng dường. Phật sai Văn Thù dẫn đầu chư Bồ Tát vàA La Hán, chia thành nhiều nhóm, ứng lời mời đếnthọ trai nơi các trai chủ. Chỉ có A Nan được vị khácmời riêng, đi xa chưa về, không kịp cùng dự vớiTăng chúng.
Lúc ấy, trên đường trở về, một mình A Nan chẳng cóThượng Tọa và A Xà Lê cùng đi, ngày đó lại không aimời đi cúng dường, trong tâm mong cầu gặp được vịtrai chủ sau cùng. Trước kia, A Nan đã từng nghePhật quở Tu Bồ Đề và Đại Ca Diếp là bậc A La Hánmà người chuyên chọn khất thực nhà giàu, người chuyênchọn khất thực nhà nghèo, tâm chẳng bình đẳng,quyết tuân theo pháp bình đẳng bất nhị của Như Lai,để tránh mọi sự chê bai và nghi hoặc, trong tâm cho rằng:Đối với trai chủ, chẳng kể quý tộc hay hèn hạ, thức ăndơ sạch, phát tâm từ bi bình đẳng để thành tựu chotất cả chúng sanh đều được gieo trồng vô lượng công đức.
Vừa nghĩ như vậy, tay ôm bình bát, đi từng nhà dọc theođường phố, oai nghi nghiêm chỉnh, đúng pháp khất thực.Lúc A Nan đang khất thực đi ngang nhà dâm, bị nànghuyễn thuật Ma Đăng Già dùng tà chú Phạm Thiêncủa ngoại đạo tóc vàng nhiếp vào nhà dâm, vuốt vecám dỗ, sắp bị hoại giới thể.Phật đã biết trước việc này, thọ trai xong liền về,vua và đại thần, Trưởng giả cư sĩ, đều đi theo Phật,xin nghe pháp yếu.Bấy giờ, đảnh đầu Thế Tôn phóng ra hào quangbách bửu vô úy, trong hào quang nở ra bửu liên hoangàn cánh, trên đó có hóa thân Phật ngồi kiết giàthuyết thần chú, sai Văn Thù đem chú đến cứu hộ,tà chú tiêu diệt, dắt A Nan và Ma Đăng Già về nơiPhật ở.
A Nan gặp Phật, đảnh lễ rơi lệ, hối hận xưa naychỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa tròn đạo lực,nay ân cần thỉnh hỏi Như Lai về phương tiện đầu tiêncủa ba thứ thiền quán: Sa Ma Tha, Tam Ma vàThiền Na), mà mười phương Như Lai đã tu được thànhchánh giác. Khi đó, có hằng sa Bồ Tát và các bậcĐại A La Hán, Bích Chi Phật nơi mười phương đềuxin cùng nghe, im lặng ngồi yên để lãnh thọ pháp yếucủa Phật.Khi ấy, Thế Tôn giơ tay dịu dàng rờ đầu A Nan,nói với A Nan và đại chúng:Có pháp Tam Ma Đề, gọi là ĐẠI PHẬT ĐẢNHTHỦ LĂNG NGHIÊM VƯƠNG, bao hàm vạn hạnh,là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp mônđưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai,nay Ngươi hãy chú ý nghe.
A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.
Phật bảo A Nan: Ngươi và Ta là anh em, cùng mộtgiống nòi, chẳng biết lúc mới phát tâm, ở nơi pháp Ta,Ngươi thấy tướng thù thắng gì liền xả ân ái sâu nặngcủa thế gian?
A Nan bạch Phật: Con thấy ba mươi hai tướngthù thắng tuyệt diệu của Như Lai, hình thể trong sángnhư lưu ly, thường tự nghĩ tướng này chẳng phải dodục ái sanh ra. Tại sao? Vì dục ái ô nhiễm xấu xa,cấu kết tinh huyết nhơ bẩn chẳng thể sanh ra diệu tướngquang minh, thanh tịnh thù thắng như thế, do đónên hâm mộ theo Phật xuất gia.
Phật nói: Lành thay! A Nan, các Ngươi nên biết,tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục,chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạchsáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơnnên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạolìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nóingay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến cácngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co.Nay Ngươi muốn tham cứu vô thượng Bồ Đề,phát minh chơn tánh, hãy thực tâm mà trả lời câu hỏicủa Ta.
A Nan, nay Ta hỏi Ngươi: Lúc Ngươi pháttâm duyên theo ba mươi hai tướng của Như Lai, lấy gìđể thấy? Ai biết sự ham thích?
- Bạch Thế Tôn, dùng tâm và mắt của con thấy tướngthù thắng của Như Lai, sanh lòng ham thích nênphát tâm, nguyện xả bỏ sanh tử.
Phật bảo: Như Ngươi vừa nói, sự ham thích do nơitâm và mắt. Nếu chẳng biết tâm và mắt ở đâu thìchẳng thể hàng phục được trần lao; Ví như đất nướccó giặc, vua sai binh dẹp trừ, binh lính tất phải biếtsào huyệt của giặc. Khiến Ngươi bị luân chuyển ấylà lỗi tại tâm và mắt. Ta hỏi Ngươi: Tâm và mắt củaNgươi hiện đang ở đâu? ***
Bảy Chỗ Gạn Hỏi Tìm TâmPhá Chấp Tâm Ở Trong Thân - Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sanh trênthế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay connhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ởtrong thân, như mắt Thanh Liên Hoa của Như Lai ởtrên mặt Như Lai vậy.
Phật bảo: A Nan! Nay Ngươi ngồi trong giảng đườngcủa Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?
- Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rãi thanh tịnhnày trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ởngoài giảng đường.
- A Nan! Bây giờ Ngươi ở trong giảng đường trước tiên thấy gì?
Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấyNhư Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấyrừng cây.
- A Nan! Người thấy rừng cây, do nhân nào được thấy?
Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường mở trốngnên con ở trong thấy suốt bên ngoài. Phật bảo A Nan: Như Ngươi vừa nói, thân ở trong giảng đường,nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; Mà có chúng sanhnào ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấyrừng cây bên ngoài chăng?
- Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường chẳng thấyNhư Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.
A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của Ngươitất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của Ngươithật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân.Vậy có chúng sanh nào trước thấy trong thân rồi saumới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy đượctim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: Móng ra, tóc dài, gân chuyểncũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thâncòn chẳng thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài?Cho nên Ngươi nói “Cái tâm giác trì trụ ở trong thân”là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốn chẳng có nghĩađúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nóiCHẲNG ĐÚNG).
Phá Chấp Tâm Ở Ngoài Thân A Nan củi đầu bạch Phật:Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm conthật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòngthì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mớitừ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh chẳng thấytrong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đènở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng,nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so vớinghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?
Phật bảo A Nan: - Các Tỳ Kheo vừa theo Ta khất thực trong thànhrồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, Ngươi thử nghĩ,trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khácđược no chăng?
-Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheođều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thểmột người ăn mà khiến cả chúng đều no.
- A Nan! Nếu tâm giác trị của Ngươi thật ở ngoài thânthì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biếtthì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay tađưa tay cho Ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngườibiết được chăng?
- Bạch Thế Tôn! Vâng biết.
- A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thìsao lại nói tâm ở ngoài thân? Nên biết, Ngươi nói“Tâm giác tri trụ ở ngoài thân” là chẳng đúng.
Phá Chấp Tâm Ẩn Núp Sau Con Mắt Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấybên trong nên chẳng ở trong thân; Thân tâm cùng biếtmột lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân,nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.
- Ở chỗ nào?Tâm giác trị này đã chẳng biết trong mà thấyngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt.Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắtNgày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoàimà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được.Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơicon mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt.
Phật bảo A Nan: - Theo lời Ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắtnúp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấychén lưu ly chăng?
- Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.
- A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy đượcchén lưu ly; Còn tâm núp sau con mắt sao chẳngthấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh,cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì Ngườinói “Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt” là chẳng đúng…
Mục Lục: Lời Dịch Giả Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Một Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Hai Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Ba Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Bốn Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Năm Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Sáu Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Bảy Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Tám Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Chín Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển Mười