094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

KINH LỜI VÀNG - HT THÍCH TRÍ NGHIÊM KINH LỜI VÀNG - HT THÍCH TRÍ NGHIÊM Dịch Giả: Thích Trí Nghiêm
NXB: Tôn Giáo
Số Trang: 286 Trang
Hình Thức: Bìa mềm
Khổ: 14,5x20,5cm
Năm XB: 2014
Độ Dày: 1,4cm
KLV2 KINH TỤNG 45.000 đ Số lượng: 119 Quyển
  • KINH LỜI VÀNG - HT THÍCH TRÍ NGHIÊM

  •  2097 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: KLV2
  • Giá bán: 45.000 đ

  • Dịch Giả: Thích Trí Nghiêm
    NXB: Tôn Giáo
    Số Trang: 286 Trang
    Hình Thức: Bìa mềm
    Khổ: 14,5x20,5cm
    Năm XB: 2014
    Độ Dày: 1,4cm


Số lượng
LỜI TỰA
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu. Trích yếu ba tạng gồm có 175 bộ vừa Kinh, Luật, Luận. Tổng số được mười vạn lời. Những bộ Kinh vĩ đại nhất của Phật Giáo đều có mặt ở trong này là như : bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, bộ Tạp Thí Dụ 80 quyển, bộ Hoa Nghiêm 80 quyển. Riêng bộ Hoa Nghiêm được trích dẫn đến 80 lần.

Một công trình biên khảo ngần ấy giáo điển tập thành một quyển Kinh tổng hợp đầy đủ năm Thừa giáo lý từ thấp lên cao. Nội dung phân khoa chia mục trình bày thứ tự theo phương pháp khoa học rất dễ hiểu, khiến cho độc giả sau khi đọc xong tiện bề thu thập ghi nhớ, tránh được nỗi phiền phức phải lẫn quẫn trong rừng giáo lý. Còn về nội dung hay dở thế nào, lẽ dĩ nhiên xin độc giả gắng đọc rồi sẽ biết. Muốn thay cho lời tựa này được đầy đủ ý kiến, dịch giả xin dịch hai bức thư bằng Hán văn sau đây : Một của dịch giả xin phép biên giả để dịch in, một của biên giả phúc đáp vui lòng đồng ý.
Thích Trí Nghiêm
Phật lịch 2506 - Nha Trang ngày 20 tháng 10 năm Nhâm Dần (Tức ngày 16 tháng 11 năm 1962)



 
kinh lời vàng



Trích “Chương I – Tín Ngưỡng”:
Quay về nương dựa nên gọi là quy y. Hành tướng quy y như con theo cha mẹ, nương dựa phục tùng; như dân nương nhờ vua, như người yếu nương nhờ kẻ mạnh. Nương Phật như thầy, nên gọi là quy y Phật. Nhờ pháp như thuốc, nên gọi là quy y Pháp. Nương Tăng là bạn, nên gọi là quy y Tăng.
Kinh Đại Thừa Nghĩa

Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu.
Kinh Hoa Nghiêm

Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp Tam bảo cũng không ích gì.
Kinh Tâm Địa Quán

Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.
Luận Trí Độ

Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.
Kinh Tiểu Địa Quán

Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổn, bề ngoài ngự phòng oán địch. Phật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng đức Như Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo những kẻ sa môn ngoại đạo phạm chí ác ma và ác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các pháp lành.
Kinh Trung A Hàm



 
kinh lời vàng 1



Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành.
Kinh Niết Bàn

Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin.
Kinh Lăng Nghiêm
Vì muốn đến niết bàn, nên tin Phật pháp, cần phải nghe mới được trí huệ, chẳng phải buông lung mà thông suốt; được như vậy thì lo gì đời nầy không vào được cảnh giới cao tột.
Kinh Tăng Nhứt A Hàm (văn Ba lị)

Lòng tin làm nhơn cho nghe pháp, nghe pháp làm nhơn cho lòng tin.
Kinh Niết Bàn

Đến bạn lành, được nghe pháp mầu nhiệm là được pháp các bậc thánh tôn yêu quí. Đức Như Lai trí tuệ hơn hết, trùm khắp hư không, nói ra giáo pháp, duy có Phật mới có thể hiểu thấu được. Vậy nên các ngươi cần phải nghe nhiều hiểu rộng chánh pháp, mới tin nổi lý chơn thiệt chánh pháp của Ta. Được làm thân người trong cõi người rất khó, mà được gặp giáo pháp Như Lai lại càng khó hơn. Vậy nên nghe được giáo pháp phải tinh tấn tu trì.
Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội

Nhơn duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhơn duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhơn duyên là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp.
Kinh Niết Bàn

Nói lòng tin có 4 món: một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như; hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí; ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo; bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh như thật.
Luận Khởi Tín


 
kinh lời vàng 2



Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ. Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.
Kinh Niết Bàn

Nếu có chúng sanh rõ tin Phật trí cho đến thắng trí, rồi tu các công đức để hồi hướng lòng tin. Những chúng sanh này ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sanh: xếp bằng mà ngồi trong chừng giây lát, thân thể sáng rực, trí tuệ công đức như các Bồ tát đầy đủ trọn vẹn.
Kinh Vô Lượng Thọ
Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.
Kinh Bảo Tích

Nếu cầu Bồ đề để làm lợi ích chúng sanh, ấy là những kẻ vì chúng sanh hơn hết vậy; hạng nầy còn không thể so sánh huống là bậc trên nữa. Vậy nên đã được nghe các pháp này, kẻ trí thường sanh tâm vui pháp sẽ được đại phước không lường và mau được chứng đạo vô thượng.
Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm

Hoặc có người nói: Quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, do lòng tin làm nhơn. Thật ra chánh nhơn của bồ đề (tức chánh đẳng giác) tuy còn nhiều vô lượng, nhưng nếu nói lòng tin, tức đã bao quát hết rồi vậy.
Kinh Niết Bàn

Bồ đề Tâm là con đường lớn, vì có thể đưa người được vào cõi Nhất thế trí. Bồ đề Tâm là con mắt sáng, vì có thể xem thấy hết thảy đường chánh nẻo tà. Bồ đề Tâm là mặt trăng sáng, vì soi rõ các tịnh pháp đều viên mãn. Bồ đề Tâm là nước sạch, vì rửa sạch tất cả dơ bẩn phiền não. Bồ đề Tâm là ruộng tốt, vì nuôi dưỡng chúng sanh trong sạch. Bồ đề Tâm là hạt giống tất cả đức Phật, vì có thể sanh tất cả pháp các đức Phật.
Kinh Hoa Nghiêm

Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai.
Kinh Niết Bàn

Trăng Bồ đề trong mát, soi rốt ráo hư không, chúng sanh tâm nước sạch, bóng Bồ đề hiện ngay.
Kinh Hoa Nghiêm



 
kinh lời vàng 3



(Văn Ba-lị): Đức Phật biết mở giây sanh tử cho tất cả chúng sanh: Ngài đích thân đối với thần nhơn, chỉ rõ pháp hiểu biết, khiến họ thấy hoặc nghe, đều được an tâm. Đức Phật thật là bậc Đạo nhơn, là Thiện nhơn, là Quyết định nhơn, là Vô lậu nhơn, vì Ngài thấu suốt thân mệnh, chính là bậc Đại nhơn trí tuệ cao cả vậy.
Kinh Tăng Nhứt A Hàm

……




 


MỤC LỤC
Lời Tựa
PHẦN THỨ NHẤT - QUY Y
Chương I - Tín Ngưỡng
Chương II - Niệm Phật
Chương III - Sám Hối
PHẦN THỨ HAI - NGÔN HÀNH
Chương I - Tu Thiện – Phá Ác
Chương II - Tự Lợi
A. Chế Tâm
B. Thật Ngữ
C. Nhẫn Thọ
D. Cần Tấn
E. Sắc Dục
F. Hổ Thẹn
G. Lìa Các Trộm Cướp
H. Rượu Có Nhiều Lỗi
I. Điều Hòa Bốn Đại
Chương III - Lợi Tha
A. Biết Ơn Trả Ơn
B. Vua – Tôi – Chủ – Tớ
C. Khen Ngợi Hiếu Lành
D. Đạo Thầy Trò
E. Bằng Hữu Thiện Ác
F - Đạo Vợ Chồng
G – Từ Là Cội Gốc
H - Người Thăm Bệnh
Chương IV - Tam Bảo
A. Phật Bảo
B. Pháp Bảo
C. Tăng Bảo
D. Cứu Khổ – Cho Vui
PHẦN THỨ BA – NHƠN QUẢ
Chương I - Muôn Vật Trong Vũ Trụ
A. Thật Tướng Của Muôn Vật
B. Muôn Vật Sanh Khởi
Chương II - Chúng Sanh
A. Vô Thường
B. Thân Người
C. Tâm Người
D. Tội Ác
E. Nghiệp Báo
F. Luân Hồi
G. Công Hạnh Và Từng Bậc Giải Thoát
Chương III - Phật Đà
A.Từ Bi
B. Trí Tuệ
C. Cứu Tế
D. Pháp Thân
E. Niết Bàn
Phụ Lục




 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây