094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

LUẬN KINH THẬP ĐỊA - VANSUBANDHU LUẬN KINH THẬP ĐỊA - VANSUBANDHU Tác Giả: Vansubandhu – Bồ Tát Thiên Thân
Việt Dịch: Nguyên Huệ
NXB: Phương Đông
Số Trang: 486 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ: 13x20,5cm
Năm XB: 2011
Độ Dày: 2,5cm
LKTD SÁCH VỀ LUẬN 100.000 đ Số lượng: 1000000 Quyển
  • LUẬN KINH THẬP ĐỊA - VANSUBANDHU

  •  2125 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: LKTD
  • Giá bán: 100.000 đ

  • Tác Giả: Vansubandhu – Bồ Tát Thiên Thân
    Việt Dịch: Nguyên Huệ
    NXB: Phương Đông
    Số Trang: 486 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ: 13x20,5cm
    Năm XB: 2011
    Độ Dày: 2,5cm


Số lượng
Luận kinh thập địa là tác phẩm Luận Thích bề thế của Bồ tát Thế Thân. Kinh thập địa là một biệt hành của Kinh Hoa Nghiêm đã được lưu hành rộng khắp, trước khi được kết tập thành Phẩm Thập Địa, là Phẩm thứ 22 của Kinh Hoa Nghiêm bản 60 quyển (Hán dịch là Đại sư Phật Đà Bạt Đà La) và là phẩm thứ 26 của kinh Hoa Nghiêm bản 80 quyển (Hán dịch là Đại sư Thật Xoa Nam Đà).

 
luận kinh thập địa


Lần đầu tiên, một tác phẩm thuộc loại Luận giảng về Kinh của Bồ tát Thế Thân được Việt dịch. Đây là tác phẩm bề thế nhất so với các tác phẩm cùng loại của cùng tác giả. Cùng với Bồ tát Long Thọ, Bồ tát Vô Trước, những trang Luận giảng của Bồ tát Thế Thân ở đây là những những mẫu mực, những mở đường, góp phần làm Nhân để xuất sinh Mảng Sớ Giải vô cùng phong phú trong Hán Tạng.

Kinh nói: “ Ngày đêm tu tập căn thiện không biết chán đủ. Thân cận thiện tri thức. Thường yêu mến pháp. Tìm cầu học rộng không hề biết chán. Chánh quán như pháp đã được lãnh hội. Tâm không tham chấp. Không vướng mắc vào lợi dưỡng, tiếng khen, sự cung kính. Không cầu tìm các thứ vật dụng cần dùng cho đời sống. Thường sinh tâm như thật, không thấy chán đủ”.


 
luận kinh thập địa 1


Luận nêu: Mười câu trên đây là nói về thành tựu tu hành. Thế nào là thành tựu tu hành?
Tức tích tập các căn thiện không ngừng nghỉ. Như kinh nói: “ Ngày đêm tu tập căn thiện không biết chán đủ”. Sự tích tập này có 8 thứ:

1. Tích tập do thân cận không quên các pháp.  Như kinh nói: “Thân cận thiện tri thức”.
2. Tích tập do yêu mến pháp: Đối với những hỏi đáp, luận bàn, giải thích, tâm luôn  vui thích. Như kinh nói: “Thường yêu mến pháp”.
3. Tích tập do đa văn.  Như kinh nói: “Tìm cầu học rộng không hề biết chán”.
4. Tích tập do chánh quán. Như kinh nói: “Chánh quán như pháp đã được lãnh hội”.
5. Tích tập do không vướng mắc.  Như kinh nói: “Tâm không tham chấp”. Ba câu vừa nói như tích tập do đa văn v,v… đó là văn, tư, tu tuệ theo thứ lớp như vậy. Không chấp là không tham vướng nơi Tam –muội.
6. Tích tập do không tham
7. Tích tập do không mong cầu: Là đối với các thứ lợi dưỡng đã đạt được thì không tham. Lợi dưỡng chưa đạt được thì không cầu. Nếu không như thế thì giới hạnh của Bồ-tát bị cản trở, bị thoái chuyển. Như kinh nói: “Không vướng mắc vào lợi dưỡng, tiếng khen, sự cung kính. Không cầu tìm các thứ vật dụng cần dùng cho đời sống”.
8. Tích tập do tâm như thật: Là tâm xuất thế gian, khiến niệm niệm hiện tiền. Như kinh nói: “Thường sinh tâm như thật, không thấy chán  đủ”.
Trích: “Luận Kinh Thập Địa


 
luận kinh thập địa 2


Kinh văn thuộc hệ Saṅskrit khá quan trọng trong lịch sử của Phật giáo Đại thừa là Daśabhūmika-sūtra (Kinh Thập Địa). Nguồn gốc của kinh này, theo M. Winternitz, xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 3 sau CN, do Dharmarakṣa (Trúc Pháp Hộ) dịch sang Hoa ngữ vào năm 297. Thế nhưng A.B. Keit lại cho rằng, kinh này xuất hiện vào thế kỷ thứ 4; còn J.K. Nariman thì chẳng đề cập gì đến kinh này. A.B. Keit không mấy chú trọng, ngoài cách diễn đạt sơ sài rằng kinh này nhấn mạnh đến 10 giai đoạn tu chứng của Bồ-tát liên quan đến quả Phật. Ý kiến của M. Winternitz có lẽ đúng với nguồn gốc xuất hiện của kinh này. Nguồn tin khả tín là những bản dịch Hoa ngữ, như sẽ trình bày dưới đây.

Daśabhūmika hiện có 4 bản dịch Hoa ngữ với những đề kinh khác nhau. Bản sớm nhất do Dharmarakṣa (Trúc Pháp Hộ) dịch với tựa đề: “Bồ-tát Thập Trụ Hành Đạo Phẩm”, 1 quyển, đời Tây Tấn, ĐC 10-283. Bản thứ hai do Gītamitra (Kỳ-đa-mật) dịch với tựa đề: “Phật Thuyết Bồ-tát Thập Trụ Kinh”, 1 quyển, đời Đông Tấn, ĐC 10-284. Bản thứ ba do Kumārajīva (Cưu-ma-la-thập) dịch với tựa đề: “Thập Trụ Kinh”, 4 quyển, đời Diêu Tần, ĐC 10-286. Bản thứ tư do Śīlabhadra (Thi-la-bạt-đà-ra) dịch với tựa đề: “Phật Thuyết Thập Địa Kinh”, 9 quyển, đời Đường, ĐC 10-287.


 
luận kinh thập địa 3


Daśabhūmika nhấn mạnh đến công hạnh tu tập mà một Bồ-tát cần phải trải qua mười giai đoạn mới có thể chứng đắc Phật địa. Liên quan đến Daśabhūmika, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong những kinh Đại thừa thuộc văn hệ Saṅskrit như: Phẩm Thập Địa thứ 26 trong Avataṁsaka-sūtra (Kinh Hoa-nghiêm), Suvarṇaprabhāsa-sūtra (Kinh Kim Quang Minh), Laṅkāvatāra-sūtra (Kinh Lăng-già). Về sau Kinh này được chú giải ở quyển thứ 17 trong Daśabhūmika-vibhāṣā-śāstra (Luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa) của ngài Nāgārjuna, và quyển thứ 12 trong Daśabhūmikasūtra-śāstra (Thập Địa Kinh Luận) của ngài Vasubandhu. Ngoài ra, kinh này còn có thể tìm thấy trong bộ luận Mahāvastu của Lokottaravādins (những người theo Xuất Thế Bộ) cũng được gọi là Caityakas, con đẻ của Mahāsaṅghikas (Đại Chúng Bộ). Daśabhūmika rất thiết thực, vì nó cũng là một trong những chủ đề thường được nhắc đến trong thời khoá lễ Công phu chiều của Thiền môn…

 



MỤC LỤC
Phần Giới Thiệu
Tiểu Sử Tóm Tắt
Quyển 1
Địa Thứ Nhất: Địa Hoan Hỷ, Phần 1
Quyển 2
Địa Thứ Nhất: Địa Hoan Hỷ, Phần 2
Quyển 3
Địa Thứ Nhất: Địa Hoan Hỷ, Phần 3
Quyển 4
Địa Thứ Hai: Địa Ly Cấu
Quyển 5
Địa Thứ Ba: Địa Minh
Quyển 6
Địa Thứ Tư: Địa Diệm
Quyển 7
Địa Thứ Năm: Địa Nan Thắng
Quyển 8
Địa Thứ Sáu: Địa Hiện Tiền
Quyển 9
Địa Thứ Bảy: Địa Viễn Hành
Quyển 10
Địa Thứ Tám: Địa Bất Động
Quyển 11
Địa Thứ Chín: Địa Thiện Tuệ
Quyển 12
Địa Thứ Mười: Địa Pháp Vân



 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây