094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TÔN GIÁO VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI - TS CAO HUY THUẦN TÔN GIÁO VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI - TS CAO HUY THUẦN Tác Giả: Cao Huy Thuần
NXB: Hồng Đức
Số Trang: 142 Trang
Bìa: Mềm, Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2017
Độ Dày: 0,8cm
XHHD VĂN HỌC - TRIẾT HỌC 63.000 đ Số lượng: 110 Quyển
  • TÔN GIÁO VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI - TS CAO HUY THUẦN

  •  1869 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: XHHD
  • Giá bán: 63.000 đ

  • Tác Giả: Cao Huy Thuần
    NXB: Hồng Đức
    Số Trang: 142 Trang
    Bìa: Mềm, Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2017
    Độ Dày: 0,8cm


Số lượng
Về Tác Giả:
Cao Huy Thuần là người Pháp gốc Việt, ngoài việc là một giáo sư đại học ngành Chính trị học tại Picardie, Pháp, Cao Huy Thuần còn là nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Cộng đồng Âu châu tại Picardie University. Ông hay thường xuyên về Việt Nam giảng dạy, nói chuyện cũng như dự các hội thảo, tham gia tổ chức các Tuần lễ văn hóa Phật giáo tại Pháp và cả Việt Nam.


 
cao huy thuan la ai



Tên thật & bút danh: Cao Huy Thuần
Nơi sinh: Tại Huế

Con Đường Sự Nghiệp Của Cao Huy Thuần:
  • Từng học tại đại học Luật Sài Gòn từ 1955 đến 1960.
  • Ông từng dạy tại Đại học Huế từ 1962 đến 1964.
  • Ông bắt đầu viết báo và cho xuất bản tờ báo Lập Trường vào năm 1964 trước khi sang Pháp du học.
  • Đầu năm 1969, tác giả Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris.
  • Sau đó trở thành Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie.
  • Ông đã in rất nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Với tiếng Việt, Cao Huy Thuần đã viết rất nhiều bài báo tại Việt Nam và được đánh giá là các tác phẩm văn chương chính trị có tầm ảnh hưởng nhất định.

Các Tác Phẩm Đã Xuất Bản:

- Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi Và Ta (Triết Lý Luật Và Tư Tưởng Phật Giáo) (2000)
- Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam, 1857-1914 (2002)
- Từ Đông Sang Tây (Chủ Biên Cùng Với Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính) (2005)
- Tôn Giáo Và Xã Hội Hiện Đại (2006)
- Nắng Và Hoa (2006)
- Thế Giới Quanh Ta (2007)
- Thấy Phật (2008)
- Khi Tựa Gối, Khi Cúi Đầu (2011)
- Chuyện Trò (2012)
- Nhật Ký Sen Trắng (2014)
- Sợi Tơ Nhện (2015)



Lời Nói Đầu Trong Dịp Tái Bản:
Quyển sách Tôn Giáo Và Xã Hội Hiện Đại này của Giáo sư Cao Huy Thuần được xuất bản năm 2006, bây giờ tìm không đâu thấy. Hơn mười năm đã trôi qua, nhiều sự việc mới chồng chất trên những sự việc đã làm ví dụ trong sách, nhưng những kiến thức về lý thuyết làm nòng cốt cho quyển sách vẫn không mất thời gian tính, vẫn còn giữ nguyên giá trị, vẫn còn cần thiết cho bất cứ ai nghiên cứu về môn xã hội học tôn giáo, nhất là trong giới Đại học. Nhận thấy ích lợi đó, Sách Khai Tâm đã đề nghị và được tác giả đồng ý tái bản nguyên văn. Chúng tôi hân hạnh được góp phần vào việc quảng bá tri thức, đem quyển sách giá trị này trở lại với đông đảo độc giả.
Ban Biên Tập



 
tôn giáo và xã hội hiện đại



Lời Nói Đầu:
Cuối tháng 7 năm nay, tôi hân hạnh được nói chuyện sáu lần tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, trong khuôn khổ một giảng văn ngắn về xã hội học tôn giáo được mở rộng ra cho giới Đại học. Nguyên văn những nói chuyện đó được in lại thành quyển sách Tôn Giáo Và Xã Hội Hiện Đại này. Mỗi việc làm mang một ý nghĩa và một kỷ niệm đặc biệt; tôi muốn giữ nguyên ý nghĩa và kỷ niệm đó, không muốn sửa đổi thêm bớt gì trong bản in này để quyển sách đầy đủ hơn hoặc hoàn hảo hơn. Nếu có dịp, tôi sẽ viết thêm sáu chương nữa để bổ túc cho những vấn đề được trình bày ở đây.

Trong những vấn đề về xã hội học tôn giáo ở phương Tây, tôi chỉ chọn một số vấn đề - những vấn đề lý thuyết và thực tế nào có liên quan ít nhiều đến quan tâm của trí thức Việt Nam. Tôi không có ý định nói chuyện Âu Mỹ để bàn chuyện suông về Âu Mỹ. Tâm sự của tôi không có gì gửi gắm nơi phương trời ấy. Nếu có đôi lúc tôi trót “ngổn ngang trăm mối”, ấy là để gửi cho bạn bè ở phương trời này, để cùng san sẻ với nhau những lo lắng chung trên một lĩnh vực sinh tử của đất nước. Tôi chân thành cảm tạ Nhà xuất bản Thuận Hóa đã nhanh chóng ấn hành giảng văn này.
Cao Huy Thuần - Paris, mùa thu năm 2005



 
tôn giáo và xã hội hiện đại 1



Nhập Đề:
Môn xã hội học ra đời ở Châu Âu hồi thế kỷ 19 để nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học những biến chuyển đã đưa Châu Âu đến “xã hội hiện đại”. Khoa học kỹ thuật lúc đó đã phát triển, Thiên Chúa giáo bị phê phán như lạc hậu, “tính hiện đại” là đối tượng của môn nghiên cứu mới, nhưng đồng thời môn nghiên cứu mới đó cũng mang tính hiện đại. Vì vậy, hiển nhiên, câu hỏi về số phận của tôn giáo nằm tận trong căn bản của môn xã hội học vừa khai sinh. Ngay từ khởi thủy, với Auguste Comte, với Emite Durkheim, với Max Weber, khoa xã hội học đã đặc biệt chú trọng đến hiện tượng tôn giáo, và, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của khoa học, đã lạc quan tin tưởng có thể thay thế tôn giáo bằng một đạo đức thế tục mang tính khoa học, cởi bỏ những tin tưởng và những hình thức có tính siêu hình, huyền thoại.

Môn xã hội học trở thành vừa là một dụng cụ nghiên cứu, vừa là một khí giới hành động, nhằm mục đích hoàn thiện “tính hiện đại”. Từ quan niệm dấn thân như vậy vào quá trình “hiện đại hóa”, các nhà xã hội học có khuynh hướng xem tính hiện đại như đối kháng với tính tôn giáo. Mà thật vậy, kỹ nghệ hóa, đô thị hóa, lý tính hóa đã chẳng góp phần vào việc phá vỡ những hệ thống tôn giáo vững chắc qua bao nhiêu chục thế kỷ đó sao? Con người hiện đại ở Châu Âu đã chẳng trở nên lạnh lùng, khô cứng, đánh mất “thế giới thần tiên” mà nhân loại đã được nuôi dưỡng qua bao nhiêu thời đại đó sao? Trước tình trạng thoái trào ngày càng rõ của Thiên Chúa giáo, đâu có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà xã hội học dự đoán tôn giáo sẽ bay về trời vào cuối quá trình của hiện đại hóa?



 
tôn giáo và xã hội hiện đại 2



Cả hai phía đối kháng đều đã góp phần vào tiên đoán đó. Về phía các nhà xã hội học, Saint Simon, Comte, Durkheim, và sau đó kể cả Marx, với quan niệm tiến hóa diễn ra qua từng giai đoạn kế tiếp bắt buộc, đã vẽ ra một tương lai trong đó tôn giáo truyền thống sẽ úa tàn, sẽ khuất núi, hoặc sẽ được thay thế bằng một tôn giáo thế tục, khoa học. Về phía tôn giáo, sự chống đối bảo thủ quyết liệt để cố giữ lại vị trí ưu tiên trong Nhà nước rồi trong xã hội, suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đã góp phần minh chứng luận thuyết Nhà thờ và tính hiện đại không đội chung trời. Khái niệm “thế tục hóa”  đã trở thành chìa khóa để các nhà xã hội học nghiên cứu hoàng hôn của tôn giáo trong những xã hội kỹ nghệ hóa.

Nhưng có thật “thế tục hóa” và tính tôn giáo chơi với nhau một trận chiến trong đó hễ một người thắng thì người kia thua? Ở Mỹ, không ai thua ai, mà hầu như ai cũng thắng. Ở Nhật, một nước kỹ nghệ hóa từ lâu, tám mươi triệu người vẫn còn giữ truyền thống mỗi dịp Nguyên Đán đi lễ đền một lần để lễ bái và để … xin bùa. Đâu là xã hội “thế tục hóa”? Châu Âu, trong lĩnh vực tôn giáo, là một mô hình riêng, trong đó địa vị toàn trị của Thiên Chúa giáo trong lịch sử đã gây ra phản ứng chống troàn tị của “thế tục hóa”. Khảo sát mô hình Âu Châu cốt là để so sánh. So sánh lịch sử của tôn giáo ở đó với tôn giáo ở nơi khác; so sánh địa vị của tôn giáo ở mỗi nơi; so sánh thái độ chính trị của mỗi tôn giáo. Gọi là “tôn giáo”, kỳ thực bao nhiêu khác biệt giữa hệ thống tín ngưỡng này với hệ thống tín ngưỡng kia. Cái nhìn, chính trị hay khoa học, phải khác.



 
tôn giáo và xã hội hiện đại 3



Trích “Chương I – Tính Hiện Đại Là Gì?”:
Vì tôi sắp nói đến những vấn đề tôn giáo quan trọng diễn ra trong bối cảnh Âu Mỹ, những khái niệm mà tôi phải dùng là những khái niệm Âu Mỹ, bắt đầu là những khái niệm phân định thời kỳ lịch sử: “thượng cổ”, “trung cổ”, “phục hưng”, “cận đại”, “hiện đại”. Đó là những khái niệm đặc thù của Âu Châu, không tương xứng gì với cách phân định của ta. Giai đoạn lịch sử mà Âu Châu gọi là “hiện đại” bắt đầu từ thế kỷ 16, khi những biến chuyển quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị, triết lý, làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần cùng cách suy nghĩ của dân chúng Âu Châu, trong đó tất nhiên có thái độ đối với tôn giáo.

Nhưng, đứng về mặt tư tưởng, nhất là tư tưởng về tôn giáo, nếu muốn tìm một đường phân ranh rõ ràng hơn giữa “mới” và “”, giữa “hiện đại” và “quá khứ”, phải nói đến thế kỷ 18, thế kỷ được gọi là “khai sáng”, khai sáng dưới ảnh hưởng của “triết lý khai sáng”. Đường phân ranh đó vẫy tay như để giã biệt, như để đoạn giao với những gì xảy ra trước đó.  Những yếu tố gì đã cho phép gọi thế kỷ 18 là “đoạn giao của tính hiện đại”? Hai yếu tố nòng cốt: một là lý tính được giải phóng khỏi sự thống trị của lòng tin; hai là cá nhân được giải phóng khỏi những ràng buộc của tập tục. Từ hai yếu tố căn bản đó, nẩy sinh ra nhiều yếu tố khác nữa, sẽ lần lượt trình bày sau đây.

 
  1. Sự Giải Phóng Của Lý Tính Phê Phán
Từ thế kỷ 16, lý tính đã dần dần phát triển để thoát ra khỏi sự thống trị của lòng tin đè nặng trên đầu dân chúng ở Châu Âu. Bắt đầu với chủ thuyết nhân bản (Mirandole, Erasme, Montaigne) lấy con người làm gốc, suy luận phát triển đưa đến tranh biện, rồi ly khai, giữa Nhà thờ, khi Tin Lành chống lại độc quyền đọc và giải thích Thánh Kinh của giáo quyền La Mã. Đến thế kỷ 17, Descartes (1596 – 1650) nổi bật như triết gia đưa lý tính lên địa vị ưu việt, tách rời tận gốc lĩnh vực của lý trí và lĩnh vực của lòng tin, giải phóng triết lý ra khỏi thần học. “Tôi suy nghĩ vậy thì tôi hiện hữu” (cogito, ergo sum), ai cũng biết câu nói nổi tiếng đó của ông. Trong “Discours de la methode” (Phương pháp luận – 1637), ông viết: “Nguyên tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận một điều gì là thật nếu tôi không biết hiển nhiên nó là thật; nghĩa là triệt để tranh hấp tấp và thành kiến; và, trong những phán đoán của tôi, đừng bao giờ hiểu quá những gì đến với đầu óc của tôi một cách trong sáng và rõ ràng đến nỗi tôi không có duyên cớ gì để nghi ngờ”.

Chừng đó đủ để thấy rằng cơ sở của nhận thức mới về tri thức là óc phê bình, phê phán. Phê phán, đó là chức năng của lý tính. Thế kỷ 18 mở màn cho lý tính phê phán. Màn “hiện đại” mở ra với ba tiếng trống của Kant, ba tác phẩm bắt đầu với hai chữ “phê phán”: “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788), “Phê phán khả năng phán đoán” (1790). Mở đầu tác phẩm thứ nhất, ông viết: “Thế kỷ của chúng ta đúng là thế kỷ của phê phán: không gì được thoát ra khỏi phê phán. Tôn giáo nói rằng thánh thiện thì không bị phê phán. Vô ích. Luật lệ nói rằng tối thượng (majeste) thì không bị phê phán. Vô ích. Nói thế, cả hai cũng đánh mất đi quyền được người khác thành thật tôn trọng, quyền mà lý tính chỉ ban cấp cho những gì trả lời được một chất vấn tự do và công khai”.

Không có gì được thoát ra khỏi phê phán. Nghĩa là: không có đối tượng nào được xem là tuyệt đối, là húy kỵ, kể cả Thượng đế, kể cả Nhà thờ. Bởi vì điều mà các triết gia “khai sáng” nhắm đến trước tiên là bác bỏ quyền uy mà nhà thờ tự phong cho mình để nói cái gì là đúng, cái gì là sai. Nhà thờ đã đưa lên dàn lửa Galilee vì sự thật mà nhà bác học vĩ đại này phát minh – Trái đất xoay quanh Mặt trời – bị xem là  sai vì trái với những xác quyết của Thánh Kinh. Vụ án Galilee là một trong những ví dụ điển hình để các triết gia “khai sáng” đòi giải phóng lý tính ra khỏi lòng tin. Kant hô to: “hãy dám tư tưởng”! Không có lĩnh vực nào là lĩnh vực riêng của bất cứ quyền uy nào: tất cả đều phải bước qua “tòa án của lý tính”…




 



Mục Lục:
Lời Nói Đầu Trong Dịp Tái Bản
Lời Nói Đầu
Nhập Đề
Chương I: Tính Hiện Đại Là Gì?
Chương II: Thế Tục Hóa Ở Pháp Và Ở Mỹ
Chương III: Max Weber: Từ Giã Thế Giới Thần Tiên
Chương IV: Biến Thể Của Lòng Tin
Chương V: Ở Đây Và Bây Giờ
Chương VI: Hậu Hiện Đại?
Thay Lời Kết
Sách Tham Khảo Chính (Ngoài Những Sách Báo Đã Ghi Chú Ở Cuối Trang)




 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây