094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

CẨM NANG ĐỜI NGƯỜI - ĐẠI SƯ TINH VÂN CẨM NANG ĐỜI NGƯỜI - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
Dịch Giả: Nguyễn Quốc Đoan
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức & Thời Đại
Số Trang: 245 Trang
Bìa: Mềm & Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2016 (tái bản 2020)
Độ Dày: 1cm
CNDN ĐẠI SƯ TINH VÂN 72.000 đ Số lượng: 120 Quyển
  • CẨM NANG ĐỜI NGƯỜI - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  2551 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: CNDN
  • Giá bán: 72.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch Giả: Nguyễn Quốc Đoan
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức & Thời Đại
    Số Trang: 245 Trang
    Bìa: Mềm & Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2016 (tái bản 2020)
    Độ Dày: 1cm


Số lượng
Phần I – Trí Tuệ Đời Người
Trí tuệ là của cải vô hình. Người có trí tuệ, tâm hồn bao la rộng khắp. Vì thế, người trí tuệ là người giàu sang nhất.



 
cẩm nang đời người




Trích “Châm Ngôn Đời Người”:
Chỗ đáng quý của bạn bè là biết khuyên nhủ bảo ban nhau làm điều tốt lành, sửa điều xấu ác. Có câu: “Dĩ khổ khẩu vi lương dược; cứu tự cứu tha. Dĩ lương ngôn vi châm biếm; lợi kỷ lợi tha”. (lấy lời cay đắng làm thuốc hay, cứu mình cứu người. Lấy lời lành làm chính lễ, lợi mình lợi người) Người ta nhiều lúc cần có thiện tri thức, và bạn bè tốt dìu dắt nhau, như bài thơ “khuyên bạn” của Mạnh Giao có câu:

Nhân sinh tĩnh táo thù
Mạc yếm lương châm quy.

(Tính người tĩnh, nóng khác nhau.
Ngại chi khuyên nhủ ít câu thân tình).


 
cẩm nang đời người 1



Ngoài lời bạn bè khuyên can ngay thẳng, nếu ngay trong cuộc sống, chúng ta chịu khó suy nghĩ về ý nghĩa đời mình rồi tự cảnh tỉnh khích lệ, tự nâng cao mình thì đó mới là lời châm ngôn viên mãn tốt đẹp của đời người. Về châm ngôn đời người, xin bàn 4 điểm:

Thứ Nhất: đời người lấy vô thường làm lời răn

“Công danh cái thế vô phi đại mộng nhất trường
Phú quý kinh nhân, nan tao vô thường nhị tự”

(Công danh trùm đời, chẳng qua một cơn mộng lớn
Phú quý kinh nhân, tránh sao hai chữ vô thường)



 
cẩm nang đời người 2



Vô thường là thực tướng của đời người. Người ta có sinh lão bệnh tử. Đó chính là sự biểu hiện của vô thường. Vì  thế, chúng ta nên tự nhắc nhở mình hãy biết dùng thời gian, cơ duyên đời người, chớ sống buông thả. Nếu từ vô thường mà ngộ ra được chân lý duyên khởi duyên diệt thì nhất định sẽ có tinh tiến.

Thứ Hai: Làm việc lấy tận tâm làm công lao

Cá heo ra sức biểu diễn mới được người cho ăn. Làm người nếu dốc hết tâm lực để mới nội tỉnh không lỗi. Hàng ngày nếu thấy việc gì tốt, có ích cho người chẳng hại đến ai thì ta nên tận tâm tận lực làm tốt những điều nên làm xem như có công lao rồi; còn thành công hay thất bại xét ra cũng không quan trọng.



 
cẩm nang đời người 3



Thứ Ba: Gặp hiểm nguy, lấy không rối làm định lực

Gặp nguy hiểm, người ta dễ hoảng loạn: Hễ hoảng hốt liền sinh ra rối loạn. Nên khi gặp nạn nguy hiểm, trước hết cần bình tĩnh. Có bình tĩnh mới ứng biến, tự cứu được. Phương Đông Mỹ tiên sinh, là một nhà triết học, có lần đi bơi gặp nguy hiểm chìm đuối. Ông bình tĩnh đối phó, vất bỏ việc sống chết không màng; hóa ra trong chết cầu sống mà được thoát hiểm. Lúc ấy, đúng như lời nhà Nho từng nói: “Tĩnh nhi hậu năng định, định nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng an”. (Tĩnh rồi mới định, định rồi mới suy nghĩ, suy nghĩ rồi mới yên) Vì thế, gặp nguy hiểm mà không rối là có định lực.


 
cẩm nang đời người 4



Thứ Tư: Cứu vật lấy từ bi làm định lực

Từ bi là tình yêu được tịnh hóa, là cống hiến vô tư không cần đền đáp. Dùng tâm tư từ bi bố thí là lòng không có ý đồ, không có ý tham, hoàn toàn vì làm lợi cho người. Vì thế, hễ có từ bi là đời này còn có ánh sáng và hy vọng. Thậm chí nếu từ bi với vật thì hoa cỏ cây cối cũng xum xuê rườm rà để đáp lại chúng ta, côn trùng chim chóc cũng đáp đền bằng tiếng hót líu lo thánh thót vui tai. Nơi nào có từ bi nơi ấy đều có lợi. Lấy từ bi cứu vật làm lợi người. Đó là căn bản của việc làm người. Nước sông cần đường dẫn mới thoát chảy ra biển. Người ta cần có châm ngôn mới đi vào con đường ngay được…



 
cẩm nang đời người 5



MỤC LỤC:
PHẦN I: TRÍ TUỆ ĐỜI NGƯỜI
  1. Châm Ngôn Đời Người
  2. Nỗi Lo Đời Người
  3. Ánh Sáng Đời Người
  4. Đời Người Vui Sướng
  5. Đời Người Trong Gương
  6. Đời Người Như Lái Xe
  7. Chân Tướng Đời Người
  8. Trợ Duyên Đời Người
  9. Hiện Tượng Đời Người
  10. Nhận Thức Đời Người
  11. Đời Người (1)
  12. Đời Người (2)
  13. Hoạn Nạn Đời Người
  14. Cẩm Nang Đời Người
  15. Sự Từng Trải Ở Đời
  16. Nhân Sinh Quan Kiện Toàn
  17. Đời Người Ngay Lúc Này
  18. Trí Tuệ Đời Người
  19. Đời Người Viên Mãn
  20. Cách Nhìn Đời
  21. Căn Bản Đời Người
  22. Những Cái Nhất Trong Đời Người
  23. Sự Tiếp Dẫn Đời Người
  24. Phật Pháp Và Đời Người
  25. Đời Người Giàu Sang
  26. Đời Người Phong Phú
  27. Đời Người Nên Tự Cường
  28. Học Tập Và Đời Người
  29. Có Một Nhân Sinh Quan Khác
  30. Hoa Và Đời Người
  31. Ví Dụ Đời Người
  32. Đời Người Tích Cực
PHẦN II: SỰ THẬT CỦA SINH MỆNH
  1. Chỗ Thiếu Sót Của Sinh Mệnh
  2. Động Lực Của Sinh Mệnh
  3. Trợ Lực Của Sinh Mệnh
  4. Ý Nghĩa Của Sinh Mệnh
  5. Chân Nghĩa Của Sinh Mệnh
  6. Hiểu Rõ Sinh Mệnh
  7. Thường Lạc Ngã Tịnh Và Sinh Mệnh
  8. Cuộc Sống Khỏe Mạnh
  9. Yêu Quý Cuộc Sống
  10. Cuộc Sống Lành Mạnh
  11. Cuộc Sống Thảnh Thơi
  12. Quan Trọng Của Cuộc Sống
  13. Chân Nghĩa Cuộc Sống
  14. Sức Khỏe Của Cuộc Sống
  15. Làm Thế Nào Thể Nghiệm Cuộc Sống Tôn Giáo?
  16. Chân Nghĩa Của Cuộc Sống
  17. Cuộc Sống An Tâm
  18. Sinh Hoạt Thế Gian
  19. Sinh Hoạt Thế Nào?
  20. Mở Rộng Cuộc Sống
  21. Ý Vị Của Cuộc Sống
  22. Cuộc Sống Giải Thoát
PHẦN III: KHAI PHÁT TỰ NGÃ
  1. Kinh Doanh Chính Mình
  2. Khai Thác Chính Mình
  3. Kiện Toàn Chính Mình (1)
  4. Kiện Toàn Chính Mình (2)
  5. Kiện Toàn Chính Mình (3)
  6. Kiện Toàn Tự Ngã
  7. Tự Thúc Giục Mình
  8. Tìm Được Mình
  9. Châm Ngôn Răn Mình
  10. Pháp Ung Dung Tự Tại
  11. Cảm Thấy Chính Mình
  12. Tự Tạo Cạm Bẫy
  13. Siêu Độ Chính Mình
  14. Sức Mạnh Tự Kìm Chế
  15. Cải Thiện Mình
  16. Tự Rèn Giũa
  17. Tự Mình Tiến Bộ
  18. Phương Pháp Tự Giữ Gìn
  19. Điều Ngự Việc Làm
  20. Tự Mình Tiến Đức
  21. Mong Có Nhiều Phúc
  22. Chiến Thắng Chính Mình
  23. Tôn Trọng Chính Mình
  24. Khéo Đối Xử Với Mình
  25. Tìm Tâm Trở Lại
  26. Khai Phát Chính Mình
  27. Làm Sao Hiểu Mình
  28. Làm Sao Để Chín Chắn
  29. Làm Sao Tìm Thấy Tâm Mình?
  30. Tự Thành Tựu
  31. Tự Cường
  32. Tự Khắc Chế
PHẦN IV: TRONG CHỖ NHÂN NGÃ
  1. Trong Chỗ Nhân Ngã
  2. Yêu Cầu Chính Mình
  3. Tự Vời Họa Phúc
  4. Đức Của Quần Ngã
  5. Luật Kỷ Hành Thiện
  6. Lập Mình Lập Người
  7. Trong Khoảng Quần Ngã
  8. Những Điều Kỵ Về Nhân Ngã
  9. Chỗ Kỵ Của Việc Kết Bạn
  10. Thiên Nhiên Người Bạn Có Ích
  11. Nghịch Tăng Thượng Duyên
  12. Mối Quan Hệ Quần Ngã Tích Cực
  13. Mối Quan Hệ Vật Ngã Tích Cực
  14. Che Chở Người Khác
  15. Khiến Người Tin Nghe
  16. Giao Du Với Người
  17. Tu Dưỡng Thân Tâm
  18. Cẩn Thận Tiến Đức
  19. Trung Đạo
  20. Vẻ Đẹp Của Đạo Đức
  21. Nhẫn Nhịn Cãi Vã
  22. Quý Phúc


 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây