094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

PHẬT HỌC ỨNG DỤNG - ĐẠI SƯ TINH VÂN PHẬT HỌC ỨNG DỤNG - ĐẠI SƯ TINH VÂN Giảng: Đại Sư Tinh Vân
Dịch: Nguyễn Phước Tâm
NXB: Hồng Đức & Thời Đại
Số Trang: 211 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2017
Độ Dày: 1,3cm
PHUD ĐẠI SƯ TINH VÂN 80.000 đ Số lượng: 10 Quyển
  • PHẬT HỌC ỨNG DỤNG - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  1811 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: PHUD
  • Giá bán: 80.000 đ

  • Giảng: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch: Nguyễn Phước Tâm
    NXB: Hồng Đức & Thời Đại
    Số Trang: 211 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2017
    Độ Dày: 1,3cm


Số lượng
Đôi Nét Về Tác Giả
Đại sư Tinh Vân, tên tục là Lý Quốc Thâm, sinh ngày 22 tháng 7 năm Đinh Mão (1927) tại Giang Đô, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc); là truyền nhân đời thứ 48 Lâm Tế Chánh Tông; bậc thầy Phật học nổi tiếng quốc tế, tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn (Đài Loan), hội trưởng Tổng hội Thế giới Hội Phật Quang Quốc Tế. Năm 1967 ngài sáng lập Phật Quang Sơn, lấy việc hoằng dương “Phật giáo nhân gian” làm tông phong (phong mạo riêng biệt của một tông). Trước sau xây dựng hơn 200 chốn đạo tràng trên khắp thế giới, lập ra 9 phòng mỹ thuật, 26 thư viện, Nhà xuất bản, 12 nhà in, hơn 20 trường học Trung Hoa, 16 học viện tùng lâm Phật giáo, nhiều tác phẩm nổi tiếng, có hơn 110 tác phẩm Phật học và được phiên dịch sang hơn 10 ngôn ngữ như Việt, Anh, Nhật, Đức, Pháp, Hàn, Thái, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, … lưu hành rộng rãi trong và ngoài nước.


 
phật học ứng dụng 1 min


Với những thành tựu đó, không ngạc nhiên khi các trường đại học trên thế giới trao tặng học vị tiến sĩ danh dự đến ngài, như Đại học Đông Phương (Mỹ), Đại học Whittier (Mỹ), Đại học St. Thomas (Chi Lê), Đại học Chulalongkom và Magude (Thái Lan), Đại học Dongguk (Hàn Quốc), Đại học Griffith (Úc), Đại học Trung Sơn (Đài Loan), Đại học Phụ Nhân (Đài Loan) …, ngoài ra, ngài còn nhận được các giải thưởng như “Giải thưởng an định thân tâm” của hãng truyền hình vệ tinh Phoenix (Phượng Hoàng) Hồng Kông, “Giải thưởng thành tựu trọn đời” của Hiệp hội nhà văn người Hoa trên thế giới, “Giải thưởng thành tựu xuất sắc” của Tổng thống George W. Bush, đoạt giải thưởng văn xuôi Eric Hoffer và giải thưởng xuất bản độc lập năm 2011 (Eric Hoffer Award for Short Prose and Independent Books) với tác phẩm “Thảo luận vấn đề đối với Phật giáo đương đại” do nhà xuất bản Phật Quang Mỹ quốc xuất bản. Có thể nói, công lao đẩy mạnh việc phát triển Phật giáo hiện đại hóa, nhân gian hóa, quốc tế hóa của ngài quả thật lớn lao và đáng khâm phục!

 
phật học ứng dụng 2 min


Lời người Dịch
Trên cơ sở “Phật giáo nhân sinh” và “Phật giáo nhân gian” của Thái Hư (1889 – 1947), Tinh Vân (1927-) đã kế thừa đồng thời ra sức hoằng dương tinh thần Phật giáo nhân gian, và không lâu sau, đã trở thành kiểu mẫu phát triển quan trọng nhất của Phật giáo hiện nay. Phật Học Ứng Dụng chính là một trong hàng loạt tác phẩm của đại sư Tinh Vân được triển khai trên tinh thần nhập thế đó. Tác phẩm gồm có 24 bài với từng chủ đề riêng lẻ, trình bày ngắn gọn, bám sát từng bước phát triển thời đại, đưa ra những kiến giải độc đáo, sâu sắc. Đặc biệt, tác giả còn khéo biết liên hệ và vận dụng kiến thức Phật học vốn đươc cho là cao thâm, khó hiểu vào đời sống hằng ngày một cách tài tình, gần gũi, thiết dụng; các chủ đề như: luân lý đạo đức, sinh hoạt gia đình, kinh tế chính trị, xử lý tình cảm, quy hoạch cuộc đời, thăm bệnh cần biết, chăm sóc người hấp hối, phúc thọ giàu nghèo, sinh lão bệnh tử, …

Nội dung mỗi bài có giới hạn độ dài, trên dưới 2000 chữ. Ở bên dưới mỗi bài, gần như đều có phần chú giải, người đọc có thể tham khảo thêm. Phần chú giải trong dịch phẩm, có chỗ do chính tác giả chú giải, nhằm giải thích rõ hơn những điều muốn biểu đạt trong chủ đề; có chỗ do người dịch mạo muội thêm vào, nhằm làm rõ những từ ngữ chuyên ngành Phật học. Tất nhiên, phần chú giải, đã cung cấp không ít tri thức vô cùng thú vị và ý nghĩa.


 
phật học ứng dụng 3


Hy vọng dịch phẩm này có thể mang đến cho người đọc, người mong muốn tìm hiểu và thực hành theo tinh thần giáo dục Phật giáo những bài học bổ ích, nhất là có thể ứng dụng kiến thức Phật học vào trong sinh hoạt hằng ngày, từ đó góp phần làm cho cuộc đời cằn cỗi này ngày một tươi đẹp hơn. Do vì nhiều vấn đề khác nhau được tác giả trình bày trong cùng một tác phẩm, lại trích dẫn khá nhiều Phật điển, điển tích, … dưới dạng cổ văn, vì vậy, mặc dù người dịch đã làm hết mình để đảm bảo độ chính xác của nguyên tác, nhưng chắc rằng vẫn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các bậc thức giả.
Nguyễn Phước Tâm
Thượng Hải, ngày 30 tháng 6 năm 2017


 
phật học ứng dụng 4 min


Trích” Chuẩn Mực Đạo Đức Của Phật Giáo”:
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, có khả năng duy trì kỷ cương quốc gia, khiến nó không rối loạn, có vai trò bảo vệ an toàn đời sống nhân dân xã hội. Lễ giáo mà Trung Quốc xưa kia lập ra, gọi là “tứ duy bát đức”, nhân luân “ngũ thường”, đều là kỳ vọng xây dựng nên một quốc gia hưng thịnh của “trung thứ nhân nghĩa”, có phép tắc trật tự. Toàn bộ nội dung tư tưởng Phật giáo là lấy con người làm gốc, gắn bó mật thiết với đời sống nhân quần xã hội, như đức Phật từng hướng dẫn phép trị nước cho các vị vua như vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara), vua Ba-tư-nặc (Prasenajit), vua A-xà-thế (Ajatasatru), là “đạo đức chính trị”; giảng dạy và truyền thụ những nguyên tắc sống chung trong cùng một gia đình cho Thiện Sinh Tử, Ngọc Da Nữ, chính là “đạo đức gia đình”; đức Phật từng dùng thi kệ khuyên dạy cách tiêu xài đồng tiền, đại để nói rằng: “vốn liếng, của cải kiếm được của mình nên chia làm bốn phần, một phần gọi là phí dụng hàng ngày trong gia đình, một phần dự trữ để dự phòng nhỡ có xảy ra bất trắc gì, một phần giúp đỡ bà con quyến thuộc hay những thân hữu, một phần bố thí vun đắp phước đức”, chỉ dẫn người đời sử dụng đồng tiền đúng đắn, chính là “đạo đức của cải”. Chuẩn mực đạo đức Phật giáo, bao hàm các cương thường lễ pháp của thế gian, cả đến tu hành thánh hiền xuất thế gian. Nay lược bàn chuẩn mực đạo đức Phật giáo như sau:
  1. Ngũ giới thật thiện là chuẩn mực đạo đức của Phật giáo:
Ngũ giới của Phật giáo là “đạo đức căn bản” làm người nên tuân thủ giữ gìn; thập thiện là “đạo đức tăng thượng” tịnh hóa nội tâm, thăng hoa nhân cách; nhân quả nghiệp báo thì là “đạo đức thiện ác” bất biến của thế gian. Hình phạt nghiêm khắc, cố nghiên có thể nhận được tác dụng tích cực nhất thời, nhưng vốn không phải là cách làm rốt ráo. Phật giáo lấy ngũ giới thập thiện xem là chuẩn mực đạo đức nhân bản, khởi xướng “chớ làm các việc xấu, hãy làm những việc tốt”, không xâm phạm thân thể, tiền của, danh dự, tôn nghiêm của người khác, sửa đổi triệt để lòng người, khiến nhân luân cương thường có trật tự, làm cho nếp sống xã hội trở nên lương thiện. Ngũ giới thập thiện chính là chuẩn mực đạo đức của Phật giáo.

 
phật học ứng dụng 5


 
  1. Giúp đời lợi người là chuẩn mực đạo đức của Phật giáo:
Các Phật, Bồ-tát (Bodhisattva) tùy loại ứng hóa, lợi ích chúng sinh, tinh thần giúp đời lợi người, chính là chuẩn mực phù hợp với Phật giáo. Ở mọi ngành nghề cũng cần có lòng cứu đời giúp người, giống như thầy/cô giáo cần phải có trách nhiệm “giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giải thích các vấn đề nghi hoặc”; nhân viên điều dưỡng cần có đạo đức cứu đời “thị bệnh như thân, cứu nhân nhất mạng” (xem người bệnh như người thân, cứu một mạng người); công nhân cần tích cực làm việc, lấy sản xuất báo ơn quốc gia; thương nhân cần mua bán kinh doanh hợp pháp, không được lấy của cải không phải của mình; quân nhân vì bảo vệ sự an toàn cho nhân dân toàn quốc, phải anh dũng chiến đấu, chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Cũng có nghĩa là, mỗi một người, có thể xả bỏ sự cố chấp ích kỷ, noi theo tinh thần cổ đức tiên hiền, tức “lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ”, hay như tinh thần Bồ-tát “nếu còn một người chưa độ, thì tự mình nhất định không được lẩn trốn”, để giúp đời lợi người. Giúp đời lợi người chính là chuẩn mực đạo đức của Phật giáo…

 
phật học ứng dụng 6 min


Mục Lục:
Đôi Nét Về Tác Giả
Lời Người Dịch
Bài 1: Chuẩn Mực Đạo Đức Của Phật Giáo
Bài 2: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Luân Lý
Bài 3: Diệu Dụng Của Bát-Nhã
Bài 4: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Kinh Tế
Bài 5: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Chiến Đầu
Bài 6: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Giáo Dục
Bài 7: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Chính Trị
Bài 8: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Phúc Thọ
Bài 9: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Giàu Nghèo
Bài 10: Những Điều Cần Biết Về Tham Thiền Của Phật Giáo
Bài 11: Giữ Giới Và Phạm Giới
Bài 12: Đạo Thầy Trò Trong Phật Giáo
Bài 13: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Gia Đình
Bài 14: Đạo Hiếu Trong Phật Giáo
Bài 15: Xử Lý Vấn Đề Tình Cảm Của Phật Giáo
Bài 16: Lễ Nghi Sinh Hoạt Của Tín Đồ Phật Giáo
Bài 17: Hành Một Ngày Của Tín Đồ Phật Giáo
Bài 18: Trăm Việc Mật Hạnh
Bài 19: Quy Hoạch Cuộc Đời Của Tín Đồ Phật Giáo
Bài 20: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Sinh Lão Bệnh Tử
Bài 21: Những Điều Cần Biết Khi Thăm Người Bệnh
Bài 22: Những Hiểu Biết Cần Có Khi Chăm Sóc Người Hấp Hối
Bài 23: Những Cuốn Sách Phật Giáo Nên Đọc
Bài 24: Tài Liệu Tham Khảo Phật Học


 
thông tin cuối bài viết 2

 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây