094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TỰ TRUYỆN - ĐẠI SƯ TINH VÂN TỰ TRUYỆN - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
Dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh
NXB: Hồng Đức & Thời Đại
Số Trang: 609 Trang
Bìa: Mềm - Có Tay Gập 
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2013
Độ Dày: 2,6cm
TVTT1 ĐẠI SƯ TINH VÂN 145.000 đ Số lượng: 9 Quyển
  • TỰ TRUYỆN - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  1955 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TVTT1
  • Giá bán: 145.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh
    NXB: Hồng Đức & Thời Đại
    Số Trang: 609 Trang
    Bìa: Mềm - Có Tay Gập 
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2013
    Độ Dày: 2,6cm


Số lượng
Lược Truyện Đại Sư Tinh Vân
Đại sư Tinh Vân sinh năm 1927, người Giang Đô tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Năm 12 tuổi, Đại sư xin xuất gia với Hòa thượng Chí Khai Thượng Nhân ở chùa Đại Giác ở Nghi Hưng; năm 1947, tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn; năm 1949 đến Đài Loan đảm nhiệm chức vụ Chủ biên cho tạp chí Nhân sinh và Chủ nhiệm giáo vụ của Hội giảng tập Phật giáo Đài Loan.

Năm 1953, Đại sư hướng dẫn Hội niệm Phật ở Nghi Lan; năm 1957 thành lập Trung tâm phục vụ Văn hóa Phật giáo ở Đài Bắc; năm 1962 xây dựng chùa Thọ Sơn và sáng lập Học viện Phật giáo Thọ Sơn; năm 1967 khai sáng Phật Quang Sơn lấy việc hoằng dương “Phật pháp nhân gian” làm tông phong, thiết lập tông chỉ lấy văn hóa hoằng dương Phật pháp, lấy giáo dục bồi dưỡng nhân tài, lấy từ thiện để làm phúc lợi xã hội, lấy sự cộng tu để tịnh hóa nhân tâm. Đại sư dốc sức đẩy mạnh sự nghiệp hoằng pháp, từ thiện, văn hóa và giáo dục Phật giáo, đồng thời dung hòa cổ kim, đặt ra hệ thống điều lệ, ấn hành Sổ tay đồ chúng Phật Quang Sơn, mang đến cho Phật giáo phong cách hiện đại hóa mới mẻ.


 
đại sư tinh vân tự truyện 1


Trong thời gian hơn 60 năm xuất gia, Đại sư lần lượt xây dựng hơn 200 đạo tràng ở khắp nơi trên thế giới như: Chùa Tây Lai, Nam Thiên, Nam Hoa, là những ngôi chùa lớn nhất ở Bắc Mỹ, Châu Úc, và Châu Phi. Đại sư còn sáng lập 21 nhà trưng bày mỹ thuật, 26 thư viện, 4 nhà xuất bản, 12 nhà sách, hơn 50 trường học Trung Hoa, 16 Học viện Tùng lâm Phật giáo, trường Công Thương Trí Quang, trường Trung học Phổ Môn, trường Trung Tiểu học Quân Đầu, v.v… Ngoài ra, Đại sư còn sáng lập ra bốn trường đại học ở các thành phố lớn như: Trường Đại học Tây Lai ở Los Angeles (Mỹ), Phật Quang ở Đài Loan Trung Quốc, Nam Hoa và Nam Thiên (đang xây dựng) ở Sydney (Úc). Năm 2006, trường Đại học Tây Lai chính thức trở thành hội viên của Hiệp hội các trường Đại học miền Tây nước Mỹ (WASC), là trường Đại học đầu tiên ở Mỹ do người Hoa sáng lập và nhận được vinh dự này.

Từ năm 1970, Đại sư lần lượt thành lập cô nhi viện, tịnh xá Phật Quang, Quỹ Từ Bi, xây dựng bệnh viện Vân Thủy và phòng khám Phật Quang, hỗ trợ chính quyền huyện Cao Hùng xây chung cư cho người già, và cùng với Quỹ Phúc Huệ đến Đại Lục quyên góp, xây dựng mấy chục trường Trung, Tiểu học Phật Quang và bệnh viện Phật Quang, dạy trẻ nhỏ, nuôi dưỡng người già yếu, giúp đỡ người nghèo khổ. Năm 1976, Đại sư sáng lập tờ Phật Quang học báo, năm sau thành lập Ủy ban biên tu Phật Quang đại tạng kinh, biên soạn Phật Quang Đại tạng kinh, Phật Quang đại từ điển.


 
đại sư tinh vân tự truyện 2 min


Năm 1997, Đại sư cho xuất bản Trung Quốc Phật giáo bạch thoại kinh điển bảo tạng, Phật Quang đại từ điển (bản CD), xây dựng kênh truyền hình vệ tinh Phật Quang (Buddha Light TV) (nay đổi tên là kênh truyền hình vệ tinh Nhân Gian), và phối hợp thành lập Đài phát thanh ở Đài Trung. Năm 2000, Đại sư sáng lập tờ nhật báo Phật giáo đầu tiên ở Đài Loan với nhan đề là Nhân gian phúc báo; năm 2001, chuyển thể tạp chí Phổ môn vốn phát hành hơn 20 năm thành Phổ môn học báo hai tháng một số, đồng thời thành lập Pháp tạng văn khố, thu thập luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến Phật học của hai bờ eo biển và các luận văn bằng tiếng Hán khắp thế giới, biên tập thành Trung Quốc Phật giáo học thuật luận điển, Trung Quốc Phật giáo văn hóa luận cùng, mỗi bộ 100 quyển, v.v…

Tác phẩm do Đại sư đã trước tác và biên soạn như: Thích Ca Mâu Ni Phật truyện, Tinh Vân đại sư giảng viễn tập, Phật giáo tùng thư, Phật Quang giáo khoa thư, Vãng sự bách ngữ, Phật Quang khấn nguyện văn, Mê ngộ chi gian, Đương đại nhân tâm tư trào, Nhân gian Phật giáo hệ liệt, Nhân gian Phật giáo ngữ lục …, Tổng tính có đến gần 20 triệu chữ và được dịch sang hơn 10 loại ngôn ngữ: Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, v.v… được lưu bố rộng rãi trên khắp thế giới.

Đại sư giáo hóa khắp nơi, có hơn cả ngàn vị đệ tử xuất gia, tất cả đều đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, tín chúng trên toàn cầu có hơn vài triệu người. Cả cuộc đời hoằng dương Phật pháp tại nhân gian, ngài khởi xướng tư tưởng “Người trái đất”, phần lớn phát huy những khái niệm như: “Hoan hỷ và dung hòa, đồng thể và cộng sinh, tôn trọng và bao dung, bình đẳng và hòa bình, tự nhiên và sinh mệnh, viên mãn và tự tại, cộng thị và công phi (phải trái được công nhận), phát tâm và phát triển, tự giác và hành Phật”.

Năm 1991, Đại sư thành lập Hội Phật Quang Quốc Tế, và được bầu làm Hội trưởng Tổng hội Thế giới, thành lập hơn 170 hiệp hội khu vực quốc gia trên khắp năm châu lục, trở thành xã đoàn người Hoa lớn nhất toàn cầu. Thực hiện lý tưởng “Phật Quang phổ chiếu tam thiên giới, pháp thủy trường lưu ngũ đại châu”. (Phật Quang chiếu khắp ba nghìn thế giới, dòng nước pháp tuôn trào cả năm châu). Từ khi sáng lập Hội Phật Quang Quốc Tế cho đến nay, Đại sư lần lượt tổ chức Đại hội Hội Viên Thế Giới tại các thành phố lớn như Los Angeles, Toronto, Paris, Sydney. Mỗi lần đại hội đều có trên 5 nghìn đại biểu tham dự.


 
đại sư tinh vân tự truyện 3


Năm 2003 thông qua sự thẩm tra và quyết định của Liên Hiệp Quốc, Hội Phật Quang Quốc Tế chính thức gia nhập Tổ chức phi chính phủ Liên Hiệp Quốc” (NGO). Để thúc đẩy sự hòa bình thế giới, Đại sư từng có những cuộc hội đàm, trao đổi ý kiến với các nhà lãnh đạo Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Tây Tạng. Danh tiếng đạo đức của Đại sư truyền khắp thế giới, đơn cử như: Năm 1995, Đại sư nhận được giải thưởng Phật Bảo của Đại hội Phật giáo Ấn Độ trao tặng; năm 2000, tại Hội nghị liên hữu tín đồ Phật giáo thế giới, Thủ tướng Thái Lan Chuan Leekpai đã trao tặng “Giải thưởng Cống hiến tốt nhất cho Phật giáo” và biểu dương những thành tựu của Đại sư đối với Phật giáo thế giới. Năm 2006, Đại sư được hãng truyền hình vệ tinh Phoenix (Phượng Hoàng) của Hồng Kông trao “Giải thưởng Thân tâm an định” và Hiệp hội nhà văn người Hoa trên thế giới trao tặng “Giải thưởng Thành tựu trọn đời”, tổng bộ người Mỹ gốc Á của Đảng Cộng Hòa Mỹ, đại diện Tổng thống George W.Bush trao tặng “Giải thưởng Thành tựu xuất sắc”.

Năm 1978 Đại sư lần lượt nhận được học vị tiến sĩ danh dự từ các trường đại học như: Đại học Đông Phương (Mỹ), Đại học St. Thomas (Chile), Đại học Chulalongkorn và Magude (Thái Lan), Đại học Dongguk (Hàn Quốc), Đại học Phụ Nhân (Đài Loan), Đại học Griffith (Úc), Đại học Whittier (Mỹ), Đại học Trung Sơn (Cao Hùng Đài Loan). Năm 1988, nhân dịp khánh thành chùa Tây Lai, ngôi chùa lớn nhất Bắc Mỹ, Đại sư truyền thọ “Tam đàn đại giới Vạn Phật”. Đây là lần đầu tiên, Đại sư truyền thụ Tam đàn đại giới cho các nước phương Tây. Đồng thời, Đại sư cũng tổ chức “Đại hội liên hữu Phật tử thế giới lần thứ 16”, đặt ra tiền lệ đại biểu Phật giáo hai bên eo biển cùng tham gia hội nghị, lần đầu tiên mở ra sự giao lưu bình đẳng của giới Phật giáo Đài Loan và Trung Quốc.


 
đại sư tinh vân tự truyện 4 min


Tháng 2 năm 1998, Đại sư đến Bồ đề Đạo Tràng của Ấn Độ để truyền Tam đàn đại giới quốc tế và nhiều lần truyền thọ năm giới, đàn đại giới quốc tế và nhiều lần truyền thọ năm giới, bồ tát giới cho Phật tử tại gia, quyết khôi phục lại giới pháp Tỷ khưu ni cho các nước Phật giáo Nguyên thủy đã bị thất truyền hơn một nghìn năm qua. Tháng 11 năm 2004, Đại sư đến chùa Nam Thiên ở Úc, truyền thọ Tam đàn đại giới quốc tế, đây chính là lần đầu tiên truyền thọ Tam đàn đại giới cho châu lục này. Đại sư còn tích cực thúc đẩy tổ chức lễ Phật đản ở Đài Loan. Ngày 8 tháng 4 năm 1998, Đại sư dẫn phái đoàn đến Ấn Độ cung nghinh xá lợi răng Phật về thờ phụng.

Tháng 10 năm 2001, Đại sư đến địa điểm xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 ở New York (Mỹ) làm lễ cầu siêu cho những người tị nạn; tháng 1 năm 2002, cùng các bên liên quan ở Trung Quốc đạt được thỏa thuận về chuyển xá lợi ngón tay Phật với nguyên tắc: “Tinh Vân dẫn đầu, phối hợp nghinh thỉnh cùng chung thờ phụng, tuyệt đối an toàn”, sau đó thành lập “Ủy ban cung nghinh xá lợi ngón tay Phật của giới Phật giáo Đài Loan”, đến chùa Pháp Môn ở Tây An thỉnh xá lợi về phụng thờ trong 37 ngày.

Tháng 7 năm 2003, Đại sư đến chùa Nam Phổ Đà ở Hạ Môn tham gia “Đại pháp hội hàng phục bệnh SARS, cầu quốc thái dân an và thế giới hòa bình của giới Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao”. Cũng trong năm ấy vào tháng 11, Đại sư nhận lời mời tham gia “Đại hội kỷ niệm 1250 năm Đại sư Giám Chân Đông Bộ thành công”, sau đó dẫn đoàn hợp xướng Phạn bối Phật Quang Sơn lần đầu tiên được mời đến diễn tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Tháng 2 năm 2004, giới Phật giáo hai bên eo biển cùng chung tổ chức “Đoàn biểu diễn âm nhạc Phật giáo Trung Quốc”, đến biểu diễn tại Đài Loan, Hồng Kông và Úc, Mỹ, Canada …

Tháng 3 năm 2006, Đại sư được mời đến thư viện Nhạc Lộc, được vinh danh là “học phủ nghìn năm”, thuộc thành phố Trường Sa, Hồ Nam, thuyết giảng “Văn hóa Trung Quốc và Ngũ thừa Phật pháp”, là người xuất gia đầu tiên trong lịch sử có buổi diễn thuyết ở nơi này. Vào tháng 4 cùng năm, Đại sư nhận lời mời tham gia “Diễn đàn Phật giáo thế giới” lần đầu tiên được tổ chức ở Hàng Châu. Và, Đại sư phát biểu chủ đề “Làm thế nào để xây dựng một xã hội hài hòa” mở ra một trang mới trong sự giáo lưu hòa bình tôn giáo.

Năm 2004, Đại sư nhận lời đảm nhiệm chức vụ Ủy ban chủ nhiệm Ủy ban tôn giáo của “Tổng hội vận động phục hưng văn hóa Trung Quốc” cùng với các vị lãnh đạo hàng đầu của Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Đạo giáo tham gia “Đại pháp hội âm nhạc cầu hòa bình”, tạo điều kiện cho việc giao lưu tôn giáo. Tháng 11 cùng năm, Đại sư cùng người thẩm xét giải Nobel Văn học Thụy Điển là giáo sư Goran Malmqvist (1924-) và nhà Hán học người Thụy Điển là giáo sư Torbjorn Lodén (1947-), tổ chức các cuộc tọa đàm giao lưu về “Đạo Phật và văn học”, “Đạo Phật và hòa bình thế giới”.

Từ sau chuyến thăm Trung Quốc năm 1989, Đại sư một lòng mong muốn thống nhất tổ quốc, chủ trương một Trung Quốc, Những năm gần đây, Đại sư trở về Nghi Hưng phục hưng tổ đình chùa Đại Giác, và quyên góp tiền xây dựng thư viện Giám Chân ở Dương Châu, tiếp nhận chiếc chuông tặng của chùa Hàn Sơn ở Tô Châu, hy vọng có thể thúc đẩy Trung Quốc thống nhất, góp phần làm cho thế giới hòa bình. Có thể nói công lao của Đại sư đối với việc phát triển Phật giáo trong quá trình chế độ hóa, hiện đại hóa, nhân gian hóa và quốc tế hóa thật vô cùng vĩ đại!
Phòng thư ký Pháp đường Phật Quang Sơn, Đài Loan.


 
đại sư tinh vân tự truyện 5



Mục Lục:
Lược Truyện Đại Sư Tinh Vân
  1. Đường Đời
  2. Bên Bờ Sống Chết
  3. Thời Khắc Then Chốt
  4. Bà Ngoại
  5. Mẹ, Bà Nội Của Mọi Người
  6. Khổ Hạnh
  7. Những Năm Tháng Đói Khát
  8. Hoằng Pháp
  9. Sinh Nhật
  10. Đi Đường
  11. Ma Tổ, Quán Thế Âm Của Đài Loan
  12. Chụp Ảnh
  13. Vận Động Với Bóng
  14. Đạo Tình Pháp Ái
  15. Nhật Ký “Vui Vẻ” Ở Bệnh Viện Vinh Dân
  16. Ở Nam Kinh, Tôi Là Thính Giả Của Mẹ
  17. Linh Cảm
  18. Người Trái Đất
  19. Nhân Duyên Chữ Một Nét Bút
  20. Nhật Ký Kiểm Tra Sức Khỏe Ở Trung Tâm Trị Liệu Mayo
  21. Nhân Duyên Xây Chùa Hà Hoa
  22. Thân Gia Phật Môn
  23. Nói Chuyện Với Đức Phật
  24. Cuộc Vận Động Phật Giáo Mới Của Tôi
 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây