094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐỜI SỐNG PHẬT GIÁO - ĐẠI SƯ TINH VÂN ĐỜI SỐNG PHẬT GIÁO - ĐẠI SƯ TINH VÂN Giảng: Đại Sư Tinh Vân
Dịch: Nguyễn Quốc Đoan
NXB: Hồng Đức & Thời Đại
Số Trang: 246 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2016 (tái bản 2020)
Độ Dày: 1,1cm
DSPG ĐẠI SƯ TINH VÂN 72.000 đ Số lượng: 20 Quyển
  • ĐỜI SỐNG PHẬT GIÁO - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  665 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: DSPG
  • Giá bán: 72.000 đ

  • Giảng: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch: Nguyễn Quốc Đoan
    NXB: Hồng Đức & Thời Đại
    Số Trang: 246 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2016 (tái bản 2020)
    Độ Dày: 1,1cm


Số lượng
Nếp Sống Nhà Phật
Người thời nay giác ngộ tôn giáo để an thân lập mệnh, thăng hoa nhân cách so với khoa học kỹ thuật thì dễ hơn nhiều. Tín ngưỡng Phật giáo, giúp ta có sức mạnh từ bi hỷ xả. Có Phật pháp giúp chúng ta ổn định và nhận biết được chính mình để từ đó tiến lên hoàn thành, viên mãn bản thân.


 
đời sống phật giáo


Bốn Uy Nghi Giúp Hành Vi Mực Thước
Mọi hành vi của thân, ngữ, ý thể hiện ra ngoài đều là hình thức của sinh hoạt. Bốn uy nghi chỉ ngôn ngữ, động tác trong khi đi, đứng, ngồi, nằm; tất cả đều nên lưu lộ sự hàm dưỡng và tác phong mẫu mực. Đó cũng là điều nhà chùa yêu cầu tăng chúng phải có tư thái trong khi đi, đứng, ngồi, nằm. Bất kể ai, nếu đứng ngồi nghiêng ngả, mũ áo lôi thôi, nói năng dung tục thì đều là những người thiếu lịch sự trong sinh hoạt. Giữ gìn 4 uy nghi là điều ai cũng làm được. 4 uy nghi như sau:

Thứ Nhất: Đi tự tại như gió

Lúc đi như làn gió hòa, nhẹ nhàng, tiêu sái, ung dung. Sách Đại Minh Tam Tạng Pháp Số viết: “Người tu, khi đi không để tâm chạy rông bên ngoài, không bộp chộp mà luôn giữ chính niệm, mượn chính niệm nuôi dưỡng thân tâm”. Đâu chỉ người tu mới thế, nếu một người khi đi nghiêng ngả, lê chân lệt xệt, dáo dác nhìn quanh nhất định là thiếu trang trọng, không đúng phép tắc. Vì vậy, khi đi kinh hành trên đường, bạn nên lưu ý đến tư thế của mình để giữ gìn phong thái cho tốt.


 
đời sống phật giáo 1


Thứ Hai: Đứng thẳng như cây tùng

Người xưa, nói về dáng đứng của thanh niên nam nữ thường dùng từ “đình đình ngọc lập” ý nói họ như những cây ngọc trước gió, như thế mới là đẹp. Lúc đứng, ta nên đứng thẳng như cây tùng, tự nhiên dáng đứng ấy sẽ lộ ra chính khí trong nội tâm. Sách Lễ Ký viết: “Trong lúc tế lễ, đứng dựa dẫm là đại bất kính” khi bạn dựa tường dựa cột, tâm ý lan man hẳn nhiên sẽ bị người ta khinh thường, chẳng ai kính trọng.


 
đời sống phật giáo 2


Thứ Ba: Ngồi ổn như chuông

Ngồi có nhiều tư thế. Có người quen duỗi chân, người quen bắt chân chữ ngũ, có người lại có thói quen rung đùi lắc gối. Những cách ngồi ấy khiến tâm ý dễ lan man, nôn nóng, nghiêng ngả khó tập trung. Vì vậy khi ngồi dừng dao động. Hãy để hai chân tự nhiên, hoặc xếp bằng để thân tâm trang trọng trầm ổn như cái chuông úp.


 
đời sống phật giáo 3


Thứ Tư: Nằm an lành như cây cung

Nằm ở đây là chỉ lúc ngủ. Ngủ nên giữ dáng nằm như cây cung cong. Kinh điển ghi rằng: “Nằm cách này, lấy tay phải làm gối, quay sang bên phải, sườn phải hướng xuống, bàn tay trái đặt trên đầu gối trái, hai bàn chân đặt chồng lên nhau. Nằm như thế sẽ điều nhiếp được thân tâm, không mất chánh niệm, tâm không hỗn loạn. Nằm nghiêng bên sườn phải gọi là nằm thế cát tường”. Nhà Phật rất chú trọng lễ nghi. Đi như gió, ngồi như chuông, đứng như tùng, nằm như cung. Có những uy nghi như thế vừa hợp với tự nhiên mà cũng rất có lợi cho sức khỏe thân tâm. Trong sinh hoạt hàng ngày, ta nên áp dụng những động tác, cử chỉ này để đi đứng tiến thoái. Có câu: “Tướng vạn pháp trong tướng của tánh, gởi diệu lý ra ngoài tục lý”. Trong mọi uy nghi cử chỉ, ta nên tự nhiên bồi dưỡng khí độ của “biển xanh mênh mông, núi cao chót vót”…

 
đời sống phật giáo 4
 
đời sống phật giáo 5


Mục Lục:
Phần I: Nếp Sống Nhà Phật
  1. Bốn Uy Nghi Giúp Hành Vi Mực Thước
  2. Bốn Niệm Trụ Ổn Thỏa Thân Tâm
  3. Bốn Nhiếp Pháp Rộng Kết Thiện Duyên
  4. Bốn Thánh Đế – Sáng Trưng Chân Lý
  5. Chớ Khinh Thường Việc Nhỏ
  6. Chớ Khinh Thường Việc Nhỏ
  7. Thận Trọng Việc Làm
  8. Làm Sao Kết Duyên
  9. Tùy Duyên Bất Biến
  10. Duyên
  11. Tự Khóa Kệ
  12. Cách Điều Ngự
  13. Tiến Cùng Thời Đại
  14. Chân Chính Bế Quan
  15. Nguyên Tắc Sống Chung
  16. An Trú
  17. Mệnh Và Vận
  18. Thứ Lớp Hữu Tình
  19. Yếu Quyết Một Chữ
  20. Hạng Nhất Trên Đời
  21. Bốn Nguyên Tắc Đời Người
  22. Bốn Cái Không Mong Trên Đời
  23. Bốn Giai Đoạn Đời Người 1
  24. Bốn Giai Đoạn Đời Người 2
  25. Bốn Cái Cao Nhất Của Đời Người
  26. Bốn Đức Trong Đời Người
  27. Diệu Dụng Của Chữ Nhất
  28. Trong Khoảng Một Niệm
  29. Một Phân Tu Hành
  30. Trong Một Ngày
  31. Điều Quan Trọng Trong Ngày
  32. Sinh Hoạt Trong Ngày
  33. Làm Thế Nào Mỗi Ngày Làm Một Việc Thiện?
Phần II: Đạo Tu Hành
  1. Làm Thế Nào Coi Trọng Cả Tri Lẫn Hành?
  2. Đệ Nhất Nghĩa Hướng Thượng
  3. Từ Một Ngày Đến Một Đời
  4. Nhất Dĩ Quán Chi
  5. Phúc Của “Một Chữ”
  6. Một Nửa Này, Một Nửa Kia
  7. Đệ Nhất Pháp
  8. Bốn Được
  9. Bốn Tệ
  10. Bốn Quý
  11. Bốn Điên Đảo
  12. Bốn Việc Thiện
  13. Bốn Pháp Nhiếp
  14. Năm Thứ Tu
  15. Năm Châm Ngôn Dưỡng Tâm
  16. Năm Lối Sinh Hoạt
  17. Năm Tâm Tham Thiền
  18. Năm Việc Thiền Quán
  19. Năm Thứ Tiếp Nhận
  20. Năm Giới Và Năm Thường
  21. Năm Tâm Thường Ngày
  22. Bài Ca Sáu Nhẫn
  23. Sáu Trung Quán
  24. Dùng Sáu Tâm Vun Bồi Phước Tuệ
  25. Sáu Cách Sống Ngay Thẳng
  26. Sau Tâm Tu Sáu Hạnh
  27. Sáu Việc Không Nói
  28. Sáu Pháp Cách Ngôn
  29. Bài Minh Sáu Hối
  30. Diệu Dụng Của Sáu Độ
  31. Sáu Pháp Chữa Sáu Bệnh
  32. Sáu Thứ Thần Thông
  33. Sáu Điều Nên Có Trong Việc Ăn Uống
  34. Lục Độ
  35. Sáu Đục
  36. Sáu Loại Bạn Có Hại
  37. Sáu Loại Trợ Duyên
  38. Ví Dụ Về Sáu Độ
  39. Sáu Cửa Kỳ Diệu Trong Cư Xử Với Mọi Người
  40. Bát Chính Đạo Mới (1)
  41. Bát Chính Đạo Mới (2)
  42. Tư Tưởng Mười Không (1)
  43. Tư Tưởng Mười Không (2)
  44. Tư Tưởng Mười Có (1)
  45. Tư Tưởng Mười Có (2)
Phần III: Đạo Đức Phúc Mệnh
  1. Đạo Đức Phúc Mệnh
  2. Đức Của Trời Lành
  3. Phương Pháp Sửa Đổi Mệnh Vận
  4. Nết Lành Là Gì?
  5. Bài Kệ Xử Thế
  6. Mười Hai Pháp Làm Người Xử Thế (1)
  7. Mười Hai Pháp Xử Sự Làm Người (2)
  8. Mgười Hai Pháp Xử Sự Làm Người (3)
  9. Kế Tục Xoay Vòng
  10. Khéo Xử Vui Hòa
  11. Trời Đất Đều Là Văn Chương
  12. Thế Giới “Hưởng Có”
  13. Thế Giới Hữu Hạn
  14. Làm Thế Nào Để Thụ Dụng?
  15. Cội Nguồn
  16. Ích Lợi Của Sự Hòa Nhập
  17. Tự Chiêu Nghiệp Cảm
  18. Bài Quyết Chữ “Chớ”
  19. Chỗ Diệu Của Bất Động
  20. Hình Dáng Thiên Đường
  21. Quỷ Ở Đâu?
  22. Ý Nghĩa Của Tháng Bảy
  23. Nỗi Lụy Mê Vọng
  24. Chỗ Diệu Dụng Của Cơ Biến
  25. Sự Khải Thị Của Bệnh Tật
  26. Đào Luyện
  27. Chỗ Diệu Dụng Của Khổ
  28. Làm Sao Tiêu Sầu Giải Muộn?
  29. Quán Chiếu Là Gì?
 
thông tin cuối bài viết 2
  
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây