094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

NHÂN GIAN PHẬT GIÁO NGỮ LỤC - ĐẠI SƯ TINH VÂN NHÂN GIAN PHẬT GIÁO NGỮ LỤC - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
Người Dịch: Giới Niệm
                      Khánh Hiếu
                      Huệ Trang
NXB: Hồng Đức & Thời Đại
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2017
Trọn Bộ Gồm 3 Quyển
NGPG ĐẠI SƯ TINH VÂN 250.000 đ Số lượng: 20 Bộ
  • NHÂN GIAN PHẬT GIÁO NGỮ LỤC - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  857 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: NGPG
  • Giá bán: 250.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
    Người Dịch: Giới Niệm
                          Khánh Hiếu
                          Huệ Trang
    NXB: Hồng Đức & Thời Đại
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2017
    Trọn Bộ Gồm 3 Quyển


Số lượng
Trích “Quyển Hạ – Hệ Thống Tư Tưởng”:
Trải qua nhiều thời kì, các vị tổ sư không lấy việc thành Phật làm mục tiêu, mà các ngài chỉ cầu được khai ngộ và minh tâm kiến tánh. Tuy ở tại nhân gian nhưng ngay sau khi ngộ đạo thì cuộc sống của các ngài giải thoát tự tại, thân tâm an lạc, cho nên nói các thiền giả là những người có tính nhân gian nhất.
(Nhân gian Phật giáo hệ liệt – Nhân gian và thực tiễn, Tư tưởng của Phật giáo nhân gian)


 
nhân gian phật giáo ngữ lục 1 min



Con người có thể không tin vào một điều gì, nhưng không thể không tin nhân quả; vì nhân quả nghiệp báo như bóng theo hình, không một ai tránh được. Nhân quả là tư tưởng rất vĩ đại, cũng là chân lý rất công bằng, rất phù hợp với chân lý của khoa học và lý trí. Nhân quả chính là lương tri, là nguyên tắc, là người thầy, là cảnh sát của chúng ta. Nếu mỗi người trên thế gian đều có quan niệm nhân quả thì xã hội không cần đến cảnh sát và tòa án. Vì vậy, chúng ta đề xướng Phật giáo nhân gian, cần phải đề xướng quan niệm nhân quả; có quan niệm nhân quả, nhất định chúng ta sẽ cẩn thận với việc làm của mình ngay từ đầu, đề phòng sai trái, chấm dứt các việc ác, thực hành các việc thiện.
(Nhân gian Phật giáo hệ liệt – Nhân gian và thực tiễn, Tư tưởng của Phật giáo nhân gian)

Vị giáo chủ của Phật giáo – đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là vị Phật của nhân gian, Ngài chọn thế giới Ta Bà hiện tại của chúng ta để đản sinh và thành đạo, điều này nói lên đức Phật lấy nhân gian làm chính yếu. Phật giáo nhân gian của đức Phật thể hiện sáu đặc tính sau:
  1. Tính nhân gian: Đức Phật không phải là thần tiên đến không hình đi không dấu, mà Ngài cũng có cha mẹ, gia đình và cuộc sống ở nhân gian như chúng ta. Nhưng trong cuộc sống, Ngài luôn biểu hiện việc hành trì từ bi, giới hạnh và trí tuệ. Ngài là vị Phật có tính nhân gian.
 
  1. Tính đời sống: Đối với cuộc sống sinh hoạt  gia đình hằng ngày, từ y phục, ăn uống, cho đến đi đứng ngồi nằm đức Phật đều có chỉ dạy, thậm chí đối với cách chung sống, cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, giữa người này với người khác trong gia đình; cho đến việc tham dự những hoạt động của đất nước, xã hội Ngài cũng chỉ dạy rất rõ ràng.
 
  1. Tính lợi tha: Đức Phật đản sanh ở thế gian hoàn toàn là để thị giáo lợi hỉ, lấy lợi tha làm bản hoài để giáo hóa chúng sanh, ban lợi ích cho chúng sanh.
 
  1. Tính hỷ lạc: Phật giáo là tôn giáo giúp cho con người hoan hỉ, giáo nghĩa từ bi của đức Phật chính là để giải quyết khổ đau của chúng sanh và ban cho họ sự an lạc.
 
  1. Tính thời đại: Đức Phật có duyên đặc biệt với thế giới chúng ta, tuy Ngài thị hiện ở thế gian hơn 2500 năm trước và đã chứng nhập niết bàn, nhưng đối với chúng sinh nhiều đời nhiều kiếp Ngài đều giành cho họ nhân duyên được độ. Vì vậy, mãi đến ngày nay, chúng ta vẫn dùng giáp pháp tư tưởng của đức Phật làm nguyên tắc trong đời sống chúng ta.
 
  1. Tính phổ tế: Về thời gian, tuy Phật giáo nói quá khứ, hiện tại và vị lai nhưng lại xem trọng việc phổ tế trong đời hiện tại; về không gian tuy Phật giáo nói thế giới này, thế giới khác và vô lượng thế giới nhưng lại xem trọng việc phổ tế ở thế giới này; nói đến chúng sinh, tuy đức Phật nói chúng sinh trong mười pháp giới nhưng lại xem trọng việc phổ tế con người…
 
nhân gian phật giáo ngữ lục 2 min


Trích “Quyển Trung – Quan Niệm Về Cuộc Sống”:
Chỉ cần là việc có lợi cho mọi người, cống hiến cho Phật giáo, thì phải kịp thời nắm bắt thời cơ, nỗ lực sáng tạo, đừng để cơ hội vụt qua, tạo nên sự đáng tiếc cả đời. Đặc biệt là người tuổi trẻ càng nên trân  trọng thời kỳ trai tráng tốt nhất, trí lực dồi dào, không nên đợi đến đầu tóc bạc trắng mới than vắn thở dài “Ta đã bỏ phí thời trai trẻ”. Người thông minh không nên hồi tưởng về quá khứ, cũng không mơ ước đến tương lai, mà phải kịp thời nắm chắc hiện tại, nỗ lực phấn đấu.
(Nhân gian Phật giáo hệ liệt – Phật giáo và cuộc sống, Phật giáo và cuộc sống)

Có nhiều người rất có học thức, họ vào Phật môn được mấy mươi năm, nhưng lại không thể tương ưng với Phật pháp. Nguyên nhân từ đâu? Chính là họ không thể đem Phật pháp mà mình kính ngưỡng, tôn sùng để ứng dụng trong cuộc sống. Do đó, trong quá trình tín ngưỡng, ta phải đem Phật pháp được tín ngưỡng và sinh hoạt trong cuộc sống kết thành một mảng, đó mới là điều quan trọng.
(Nhân gian Phật giáo hệ liệt – Phật giáo và cuộc sống, Phật giáo và cuộc sống)


 
nhân gian phật giáo ngữ lục 3 min


Sống trong xã hội công nghiệp bận rộn này, nếu không biết sử dụng tiết kiệm thời gian từng phút từng giây thì nhất định sẽ cảm thấy thời gian không đủ để dùng, cuộc sống sẽ không được như ý. Bởi vì, cái xã hội nông nghiệp nhàn nhã mặt trời mọc thì dậy đi làm, mặt trời lặn thì về nghỉ ngơi đã qua rồi, nên chúng ta tùy theo sự thay đổi kết cấu của xã hội, cần phải gom nhặt thời gian rảnh rỗi để dụng tâm tư duy, nắm bắt được “nửa ngày nhàn nhã trong cõi phù sinh ngắn ngủi này”, mới có thể hoàn thành nhiều tâm nguyện và sự nghiệp của mình.
(Nhân gian Phật giáo hệ liệt – Phật giáo và cuộc sống, Phật giáo và cuộc sống)

Ngũ thừa tức là Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa, đây là năm giai vị học Phật. Trong Phật pháp của Nhân thừa, Thiên thừa rất xem trọng đời sống vật chất; ở giai đoạn của Thanh văn, Duyên giác, thì xem trọng cuộc sống tinh thần hơn. Đối tượng của Nhân thừa và Thiên thừa, là chúng tại gia; đối tượng của Thanh văn, Duyên giác là chúng xuất gia. Đương thời, người hoằng pháp bình thường thì luôn có một quan niệm sai lầm, chính là thường đem việc làm của Thanh văn, Duyên giác, dùng để yêu cầu đại chúng Nhân thừa và Thiên thừa làm. Ví dụ như ăn chay, khổ hạnh là phương thức tu hành của Thanh văn, Duyên giác, nếu dùng phương pháp này để yêu cầu người tại gia, dường như là không có hợp lý…
(Nhân gian Phật giáo hệ liệt – Phật giáo và cuộc sống, Phật giáo và cuộc sống)


 
nhân gian phật giáo ngữ lục 5


Trích “Quyển Thượng – Thiền Là Gì?”:
Thiền giống cái gì? Có mười hai ví dụ:
  1. Thiền như trang giấy mỏng, xé nát trở về không.
  2. Thiền như tay không nắm đấm, thả tay ra là hết.
  3. Thiền như mây mờ trong hư không, gió thổi qua liền tan mất.
  4. Thiền như băng giá mùa đông, gặp khí nóng liền tan chảy.
  5. Thiền như bóng tối trên địa cầu, vầng dương ló dạng liền tỏa sáng.
  6. Thiền như chân tướng, khởi nghi liền ngộ.
  7. Thiền như bụi trên mặt kính, lau sạch liền thấy hình.
  8. Thiền như lớp ruột bên trong cây chuối, lột ra từng lớp chẳng còn gì.
  9. Thiền như đóa hoa mùa xuân, cơn gió thổi qua liền rơi rụng.
  10. Thiền như đốm lửa nhỏ trong kho, khiêu ra liền tắt.
  11. Thiền như vọng tưởng của chúng sanh, hiểu rõ liền hết.
  12. Thiền như trạng thái không mê không ngộ, người chứng tất biết.
(Lục Tổ Đàn Kinh giảng thoại – Phẩm tọa thiền)

 
nhân gian phật giáo ngữ lục 6 min


Thiền giống như người câm uống mật, vị ngọt thấm tận tim gan, chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nói thành lời.
(Lục Tổ Đàn Kinh giảng thoại – Phẩm tọa thiền)

Thiền là gì? Thiền là tự giác, thiền là cuộc sống, thiền là nghệ thuật, thiền là trầm mặc, thiền là tự nhiên, thiền là vốn không. Thiền là tự tâm bổn tánh của chúng ta.
(Lục Tổ Đàn Kinh giảng thoại – Phẩm Bát Nhã)

 
nhân gian phật giáo ngữ lục 7


Thiền là kho báu chung của nhân gian, thiền là căn bản của Phật giáo nhân gian. Thiền không phải dùng tri thức mà hiểu được, không thể dùng tri kiến mà đạt được, phải từ trong cuộc sống mà tu hành, mà thể nghiệm. Thiền là cái có thể thống nhất từ trong mâu thuẫn, có thể tương giao từ trong sai biệt.
(Lục Tổ Đàn Kinh giảng thoại – Phẩm Bát nhã)

Thiền là ánh sáng có thể chiếu rọi bản thân, thiền là trí tuệ có thể làm rạng rỡ chính mình. Thiền là một người bạn, trong thiền mọi người đều có nhân duyên với nhau, tất cả chư Phật Bồ Tát, chúng sanh trên thế gian đều là quyến thuộc của chúng ta…
(Lục Tổ Đàn Kinh giảng thoại – Phẩm tọa thiền)


 
nhân gian phật giáo ngữ lục 8 min





MỤC LỤC:
Quyển Hạ
Chương 1: Hệ Thống Tư Tưởng
Chương 2: Hoằng Pháp Lợi Sanh
Chương 3: Pháp Môn Tu Trì
Chương 4: Tông Phong Của Phật Quang
Chương 5: Tân Hỏa Truyền Đăng
Chương 6: Tịnh Độ Thực Tiễn
Quyển Trung
Chương 1: Quan Niệm Về Cuộc Sống
Chương 2: Quan Niệm Về Luân Lý
Chương 3: Quan Niệm Về Tu Trì
Chương 4: Quan Niệm Về Xử Thế
Chương 5: Quan Niệm Về Nghi Lễ
Chương 6: Quan Niệm Về Giáo Dục
Chương 7: Quan Niệm Về Kinh Tế
Chương 8: Quan Niệm Về Chính Trị
Chương 9: Quan Niệm Về Quản Lý
Chương 10: Quan Niệm Về Thế Giới
Chương 11: Quan Niệm Về Sinh Mạng
Chương 12: Quan Niệm Về Tôn Giáo
Phụ Lục
Quyển Thượng
Chương 1: Thiền Là Gì?
Chương 2: Mục Đích Học Thiền
Chương 3: Tham Thiền Như Thế Nào?
Chương 4: Thiền Định Và Bát Nhã
Chương 5: Cuộc Sống Tu Trì Của Thiền Giả
Chương 6: Quang Cảnh Trí Tuệ Thiền
Chương 7: Thế Nào Gọi Là Tịnh Độ?
Chương 8: Tu Pháp Môn Tịnh Độ Như Thế Nào?
Chương 9: Pháp Yếu Niệm Phật
Chương 10: Kiến Lập Tịnh Độ Duy Tâm
Chương 11: Ý Nghĩa Của Tịnh Độ Nhân Gian
Chương 12: Bản Đồ Của Phật Giáo Nhân Gian

 

 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây