094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO - ĐẠI SƯ TINH VÂN PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO - ĐẠI SƯ TINH VÂN Giảng: Đại Sư Tinh Vân
Dịch: Thoại Trang
NXB: Tôn Giáo & Thời Đại
Số Trang: 410 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2016 (tái bản 2020)
Độ Dày: 1,9cm
PTPG ĐẠI SƯ TINH VÂN 110.000 đ Số lượng: 20 Quyển
  • PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  1053 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: PTPG
  • Giá bán: 110.000 đ

  • Giảng: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch: Thoại Trang
    NXB: Tôn Giáo & Thời Đại
    Số Trang: 410 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2016 (tái bản 2020)
    Độ Dày: 1,9cm


Số lượng
Trích “Phật Giáo Sơ Truyền”:
Sự truyền bá sớm nhất của Phật giáo đều lấy phương thức hòa bình để dung hòa nền văn hóa bản địa, khiến cho văn hóa bản địa dễ dàng tiếp thu. Phật giáo từ thời sơ truyền lần lượt mở rộng ra bên ngoài, từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, do đó mới có mối quan hệ dung hòa giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc; và các sự tích của Trung Quốc về Phật giáo sơ truyền. Thời kỳ Phật giáo truyền vào Trung Quốc, xưa nay có nhiều quan điểm khác nhau. Song, đại để chúng ta có thể suy đoán theo sự phát triển và mở rộng các đường giao thông từ triều Hán và Tây Vực, Phật giáo đã dần dần truyền vào Trung Quốc từ Trung Á và Tây Vực.


 
phát triển phật giáo


Phật giáo đã phát triển ở Trung Quốc trải qua hơn 2000 năm, do sự canh tác gieo hạt của các Tổ sư nhiều đời và các đệ tử tại gia hết lòng hộ pháp, lại thêm vào tính dung thông và tính triết lý trong giáo nghĩa thượng thừa, khiến cho Phật giáo và nền văn hóa Trung Hoa dung nhiếp lẫn nhau, khiến cho Phật giáo trở nên Trung Quốc hóa. Trong bài giảng lần này, chúng tôi sẽ trình bày thời gian Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc và quá trình dung nhiếp với nền văn hóa bản địa.

 
  1. Hỏi: Phật giáo bắt nguồn ở Ấn Độ, từ thời đại vua A Dục truyền bá rộng khắp thế giới. Vậy sự truyền bá Phật giáo thời bấy giờ có những phương hướng gì, và truyền bá theo các tuyến đường nào?

Đáp: Sự truyền bá sớm nhất của Phật giáo đều lấy phương thức hòa bình để dung hòa nền văn hóa bản địa, khiến cho văn hóa bản địa dễ dàng tiếp thu; nhưng sự truyền bá của Cơ Đốc giáo lại tương đối khó khăn. Khi Cơ Đốc giáo truyền đến Trung Quốc, các giáo sĩ trong giáo hội này đã gặp rất nhiều chướng ngại và sự chống đối của hầu hết mọi người. Thời gian quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo không chỉ giới hạn ở Trung Quốc, như đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo tại miền Nam Ấn Độ, nhưng phải đợi đến hai năm sau, mới đem Phật giáo truyền đến miền Bắc và dần dần truyền bá khắp Ấn Độ. Khoảng một trăm năm sau, kinh điển Phật giáo do đệ tử Phật và những vị hộ pháp Phật giáo Ấn Độ như vua A Dục, Ca Nị Sắc Ca hết lòng truyền bá, họ lưu truyền phổ biến khắp nước Ấn Độ. Hướng Nam đến nước Sri Lanka, đấy là nơi Phật giáo truyền bá ra bên ngoài sớm nhất; hướng Bắc trải qua các nước Trung Á như Iran (An Tức), Afghanistan (Đại Hạ), Ca Thấp Di La (Kashmir) và thẳng đến tuyến đường Hy Lạp đều có dấu chân Phật giáo. Phật giáo từ thời kỳ sơ truyền sau đó truyền bá mở rộng ra bên ngoài, từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, đã có mối quan hệ dung hòa giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc; và các sự tích của Trung Quốc về Phật giáo sơ truyền.

 
phát triển phật giáo 1

 
  1. Hỏi: Phật giáo từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc bắt đầu vào năm nào?

Đáp: Phật giáo truyền đến Trung Quốc bắt đầu từ năm nào, đứng về mặt lịch sử thì điều này rất khó khảo cứu và đưa ra ví dụ dẫn chứng. Thế nhưng có lẽ vào thời Tần Thủy Hoàng, tức là thời vua A Dục (268-226 TCN) Ấn Độ, bấy giờ các nhân sĩ Phật giáo không ngừng đem Phật giáo truyền dần đến Trung Quốc. Theo lịch sử ghi chép: Một hôm vua Hán Minh Đế mộng thấy người vàng thân cao sáu trượng, tướng mạo trang nghiêm tốt đẹp vô cùng, toàn thân ánh lên sắc vàng sáng ngời và bay liệng trên không trong điện Kim Loan. Sau khi tỉnh mộng, vua bèn hỏi các quan đại thần, người mà vua mộng thấy là vị thần nào? Bấy giờ các đại thần tâu: “Có lẽ bậc Đại thánh sắp ra đời ở phương Tây”. Hán Minh Đế lại hỏi: “Điều đó có ảnh hưởng gì đến thiên hạ không”? Các đại thần tâu: “Lúc này vẫn chưa có ảnh hưởng gì, nhưng một nghìn năm sau giáo pháp của vị thần đó sẽ truyền bá đến đây”. Vị đại thánh nhân này chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế là sau đó, vua Hán Minh Đế phái các sứ giả như Thái Âm, Tần Cảnh … đi về hướng Tây đến Ấn Độ để cầu học Phật pháp, đồng thời sai sứ nghênh đón hai vị cao tăng là Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapa – Mataga) và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ đến Trung Quốc để hoằng dương Phật pháp, đó là thời kỳ Phật giáo sơ truyền chính thức truyền vào Trung Quốc vậy.

 
phát triển phật giáo 2
 
  1. Hỏi: Khi nhắc đến Hán Minh Đế “mộng thấy người vàng” ở trước. Vậy “người vàng” ở đây là chỉ người nào?

Đáp: Người vàng chỉ là một cách nói tượng trưng mà thôi. Bởi vì thời bấy giờ, người Trung Quốc vẫn chưa biết đức Phật, người có sắc tướng màu vàng, phóng ra hào quang sáng mà Hán Minh Đế mộng thấy chỉ là đức Phật Thích Ca Mâu Ni vậy.

 
phát triển phật giáo 3

 
 
  1. Hỏi: Cùng thời với Hán Minh Đế, người có tín ngưỡng kiền thành Phật giáo nhất là vị vua nào?

Đáp: Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc sớm nhất, nền văn hóa cũng được đưa vào Ấn Độ ven theo con đường Tây Vực, cùng với những hạt tiêu, cà rốt, hạch đào, dưa chuột và các thứ rau trái khác mà chúng ta đang ăn hiện nay đều gọi là thức ăn của người “Hồ”, tức là những thức ăn thời đó do người Hồ mang đến, cho nên những thức ăn mà chúng ta ăn được ngày nay có lẽ nên cảm ơn các vị truyền bá Phật giáo ấy, họ thực sự đã hết sức vất vả. Sau khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc, bấy giờ Hán Minh Đế (28-75) hạ lệnh cho xây dựng những ngôi chùa tháp khắp nước từ trong cũng như ngoài thành để cúng dường cho tăng ni có nơi tu học, khiến Phật giáo có đủ ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Bên cạnh đó, người em cùng cha khác mẹ với Hán Minh Đế là Sở Vương Anh cũng rất tin tưởng kiền thành Phật giáo, chính ông là người đã dẫn dắt các nhân vật chính trị bên cạnh mình tin tưởng vào Phật giáo khắp nơi, thậm chí còn tập hợp tất cả mọi người tổ chức pháp hội hay lễ bái. Những cử chỉ và hành động này của Sở Vương Anh cũng như sự tôn sùng Phật giáo của Hán Minh Đế nói chung, tự nhiên khiến những người khắp nơi trên cả nước phục tùng đi theo, Phật pháp vì thế mới được tuyên dương rộng rãi…

 
phát triển phật giáo 4

phát triển phật giáo 5



Mục Lục:
Bài 1: Phật Giáo Sơ Truyền
Bài 2: Ngũ Gia Thất Phái
Bài 3: Bảo Vệ Quốc Gia Và Giữ Gìn Giáo Pháp Của Đức Phật
Bài 4: Thầy Của Đế Vương
Bài 5: Phát Triển Phật Giáo
Bài 6: Phóng Sinh Và Giải Phóng Con Người
Bài 7: Lễ Cưới Theo Nghi Thức Phật Giáo
Bài 8: Đối Với Người Bệnh Tật
Bài 9: Quan Tâm Đến Người Lâm Chung
Bài 10: Bố Thí Kết Duyên
Bài 11: Mỹ Học Trong Tự Viện
Bài 12: Xã Hội Có Học Thức
Bài 13: Phục Vụ Vì Lợi Ích Chung
Bài 14: Ăn Chay
Bài 15: Cơm Hộp Chay Thập Cẩm
Bài 16: Mười Món Ăn Được Chế Biến Bằng Bột Mì
Bài 17: Mười Loại Cơm Chiên
Bài 18: Mười Món Ăn Nhẹ


 
thông tin cuối bài viết 2



 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây