TĂNG SỰ BÁCH GIẢNG - QUY CHẾ TÙNG LÂMGiảng Giải: Đại Sư Tinh Vân Việt Dịch: Đức Thuận NXB: Tôn Giáo & Cty Sách Thời Đại Số Trang: 398 Trang Bìa: Mềm & Có Tay Gập Khổ: 13,5x20,5cm Năm XB: 2016 – 2020 (tái bản) Độ Dày: 1,8cmQCTLĐẠI SƯ TINH VÂN105.000đSố lượng: 120 Quyển
Giảng Giải: Đại Sư Tinh Vân Việt Dịch: Đức Thuận NXB: Tôn Giáo & Cty Sách Thời Đại Số Trang: 398 Trang Bìa: Mềm & Có Tay Gập Khổ: 13,5x20,5cm Năm XB: 2016 – 2020 (tái bản) Độ Dày: 1,8cm
Trích “Bài 1 – Phân Biệt Tùng Lâm”: Tùng lâm Phật giáo phân bố ở phía Nam và phía Bắc dòng Trường Giang, có nhiều tông nhiều phái khác nhau, thật là muôn màu muôn vẻ chẳng đồng. Không riêng những tự viện lớn ở Trung Quốc mới gọi là tùng lâm mà ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có rất nhiều tùng lâm, thậm chí tại Ấn Độ - nơi Phật giáo phát triển sớm nhất cũng có rất nhiều tùng lâm.
Từ xưa đến nay, tùng lâm Phật giáo là nơi tu hành học đạo của tăng chúng khắp mọi nơi, là chốn tu tập đào tạo nhân cách tăng sĩ. Xưa kia, Tứ đại danh sơn, các tùng lâm lớn, các tông phái lớn ở Trung Quốc đều có đạo tràng trọng yếu, số người cư trú thường ngày không dưới trăm người, nghìn người. Cùng với sự hoằng truyền của Phật giáo, các tự viện, đạo tràng cũng đã thích ứng với nhu cầu hoằng pháp ở từng thời gian không gian và xứ sở khác nhau mà triển hiện những diện mạo bất đồng, giúp văn hóa nội hàm của Phật giáo trở nên phong phú. Lần giảng đầu tiên này sẽ nói về ý nghĩa, chủng loại, tên gọi của tùng lâm, kế đó là đưa ra đường hướng phát triển trong tương lai.
Hỏi:Trong Phật giáo, tùng lâm nghĩa là gì? Vì sao gọi là tùng lâm?
Đáp: Tùng lâm trong Phật giáo tương tự như một gia đình, xã hội, mỗi cá nhân đều có gia đình mà mình sinh ra, có nơi chốn để mình công tác. Cũng vậy, người xuất gia thì có thường trụ, chùa chiền sở thuộc. Chùa chiền không chỉ là nơi cư trú, mà còn là nơi để tham học và tu hành.
Tùng lâm có rất nhiều loại, tuy tôi xuất gia đã hơn bảy mươi năm nhưng chỗ biết vẫn còn hạn chế. Tùng lâm Phật giáo phân bố ở phía Nam và phía Bắc dòng Trường Giang, có nhiều tông phái khác nhau, thật là muôn hình muôn vẻ chẳng đồng. Không chỉ riêng những tự viện lớn ở Trung Quốc mới gọi là tùng lâm mà ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có rất nhiều tùng lâm, thậm chí tại Ấn Độ-nơi Phật giáo phát triển sớm nhất cũng có rất nhiều tùng lâm.
“Tùng lâm” tức là tự viện có rất nhiều người xuất gia tập trung cùng nhau tu hành, là nơi giúp cho người xuất gia được thuận tiện tu tập, lại còn là chốn tu luyện đào tạo nhân cách tăng sĩ, học đạo, hành đạo; trước kia, tùng lâm còn gọi là “Trường tuyển Phật”. Chẳng hạn như loài chim thì phải bay lượn và cư trú nơi có nhiều cây cối; muông thú và các loại động vật khác thì sinh sống chốn núi rừng, vì thế phải có tùng lâm mới có chim chóc, muông thú tụ tập. Lại như trúc biếc hoa vàng, trúc biết thì có rừng trúc, hoa thì cũng có rừng hoa, nhiều cây cối tập trung lại thì thành tùng lâm. Nếu tự viên có quy mô quá nhỏ thì không thể gọi là tùng lâm. Nói đến chùa, miếu, am, đường, thì chùa gần với tên gọi tùng lâm hơn; “Miếu” là chùa miếu của Đạo giáo; “Am” là nơi thờ Phật, có quy mô nhỏ hơn chùa; “Đường” là nơi thiện nam tín nữ tại gia tu hành. Thuận theo sự phát triển của Phật giáo, các khu vực trong và ngoài nước đã mở rộng nghĩa “Chùa”, nên mới có rất nhiều tên gọi bất đồng. Tóm lại, tùng lâm thì có quy mô và thực chất ý nghĩa của tùng lâm, không phải hết thảy các tự viện đều có thể gọi là tùng lâm.
Hỏi: Tên gọi “Tùng lâm” phải chăng bắt nguồn từ thời đức Phật ở Ấn Độ? Tên gọi này có liên quan đến nghĩa rừng cây hay lùm rừng không?
Đáp: Tên gọi “tùng lâm” không hoàn toàn liên quan đến nghĩa rừng cây, tuy nhiên, những tự viện lớn trong núi rừng thì gọi là “tùng lâm”, những chùa chiền chốn đô thị cũng được gọi là “tùng lâm”. Trong kinh có ghi: khi Phật còn tại thế, một hôm đức Phật và tôn giả A Nan ra ngoài hành cước, đi qua một ngọn núi cây cối xanh tươi, đức Phật bèn đưa tay chỉ về một nơi và nói: “A Nan, ông xem kìa! Chốn ấy rừng cây tốt tươi, sau này khi Ưu Ba Cấp Đa trở thành tổ sư, tại đây, ông ta sẽ xây dựng chùa chiền trở thành tùng lâm”. Xưa kia, tại nước Ma Kiệt Đà, tịnh xá Trúc Lâm là cơ sở hoằng đạo ở phương Nam, nhưng gọi là “tinh xá” chứ không gọi là “tùng lâm”, cũng có hơn một nghìn tăng nhân cư trú tại đây. Về sau, đức Phật đến nước Xá Vệ ở phương Bắc xây dựng tinh xá Kì Viên, dung chứa đến cả nghìn tăng chúng, trong kinh Kim cang và kinh A Di Đà thì ghi là “kỳ thụ Cấp Cô Độc viên, đây cũng là “tùng lâm”. Đương thời, trường Đại Học Na Lan Đà ở Ấn Độ có thể dung nạp đến mấy vạn học tăng ưu tú, nên cũng được gọi là “tùng lâm”, vì các tự viện lớn của Phật giáo Ấn Độ trong thời kì đầu vốn tương đương với một trường học lớn hiện tại.
Hai tăng nhân Ấn Độ là ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đã “Ngựa trắng thồ kinh” mang Phật pháp truyền đến Trung Quốc. Hán Minh đế sùng kính công hạnh cao thâm của hai vị tăng nhân Thiên Trúc này, nên truyền lệnh xây dựng bốn ngôi tự viện ngay trong thành thị để làm đạo tràng cho nữ giới xuất gia; lại thêm xây dựng ba ngôi tự viện ở ngoại thành để cho nam chúng xuất gia tu hành, nhưng quy mô đều chưa đủ lớn. Mãi đến đời nhà Đường, Mã tổ Đạo Nhất mới sáng lập tùng lâm, Bách Trượng Hoài Hải lập ra thanh quy, từ đó tùng lâm Phật Giáo ở Trung Quốc mới từng bước phổ cập …
Mục Lục: Bài 1: Phân Biệt Tùng Lâm Bài 2: Tùng Lâm Ở Trung Quốc Bài 3: Bố Cục Tùng Lâm Bài 4: Bốn Mươi Tám Đơn Vị Bài 5: Ý Nghĩa Của Chữ “Đơn” Bài 6: Sự Thú Vị Chốn Tùng Lâm Bài 7: Danh Xưng Trong Phật Giáo Bài 8: Ngôn Ngữ Chốn Tùng Lâm Bài 9: Một Ngày Ở Tùng Lâm Bài 10: Tứ Đại Đường Khẩu Bài 11: Tuần Liêu Cáo Chúng Bài 12: Kỳ Đầu Kỳ Cuối Bài 13: Kỳ Nghỉ Phóng Hương Bài 14: Quy Ước Cộng Trụ Bài 15: Chuyển Đơn Và Lưu Đơn Bài 16: Vấn Đề Đặc Thù Bài 17: Nhân Vật Đặc Thù Bài 18: Tài Vật Của Tăng Nhân