094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TÔN GIÁO VÀ THỂ NGHIỆM - ĐẠI SƯ TINH VÂN TÔN GIÁO VÀ THỂ NGHIỆM - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
NXB: Hồng Đức 
Số Trang: 371 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập 
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2014
Độ Dày: 1,6cm
TGTN ĐẠI SƯ TINH VÂN 95.000 đ Số lượng: 999999 Quyển
  • TÔN GIÁO VÀ THỂ NGHIỆM - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  1719 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TGTN
  • Giá bán: 95.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
    NXB: Hồng Đức 
    Số Trang: 371 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập 
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2014
    Độ Dày: 1,6cm


Số lượng
Mục đích của Phật giáo là làm lợi ích cho nhân sinh, tưới tẩm suối nguồn tâm thức cho mọi người có chí hướng vọng, không phân biệt sang hèn cao thấp. Nhưng để đưa được nguồn mạch tư tưởng này đến với tất cả mọi người thì ắt phải có sự dấn thân không nề hà mệt mỏi. Có thể nói Đại sư Tinh Vân là một trong những nhà Phật học lỗi lạc trên thế giới nói chung và Đài Loan nói riêng. Đại sư đã đưa Phật pháp đến với khắp năm châu, bằng phương thức bình dị, hài hòa để ai nấy đều có thể tìm lại con người “nguyên chất” của mình. Đại sư đã xây dựng nên hệ thống Phật giáo nhân gian được đông đảo quần chúng nhiều nước trên thế giới hưởng ứng mà đặc biệt là Phật giáo Đài Loan. Để mọi người có thể hiểu rõ về tư tưởng này, chúng tôi xin giới thiệu bộ Nhân gian Phật giáo thư hệ gồm 8 quyển: Phật giáo và nhân sinh, Phật pháp và Nghĩa lý, Phật giáo và Xã hội, Thiền học và Tịnh Độ, Sinh tử và Giải thoát, Tôn giáo và Thể nghiệm, Học Phật và Cầu Pháp, Nhân gian và Thực tiễn.

 
tôn giáo và thể nghiệm


Đây là bộ tập đại thành những nội dung diễn thuyết của Đại sư hơn ba mươi năm trước, nguyên ủy tác phẩm này là Tinh Vân Đại Sư Diễn Giảng Tập, tổng cộng gồm 4 tập, từng được xem là tài liệu phải đọc để hiểu về Phật giáo và nghiên cứu Phật học, ngoài ra cũng có không ít người xuất gia hay đệ tử tại gia dùng tập diễn giảng làm tài liệu để giảng kinh thuyết pháp. Đại sư cảm thấy rằng bộ diễn giảng này ra đời cách đây đã khá lâu, tuy chân lý Phật pháp không hề thay đổi, cái Chân Thiện Mỹ vẫn bất biến theo dòng đời nhưng do hoàn cảnh biến thiên, con người và sự vật cũng đã đổi thay, nên Đại sư đã chỉnh sửa thêm bớt cho phù hợp với tình hình hiện tại, đồng thời dựa theo tính chất nội dung mà phân thành 8 quyển và đặt lại nhan đề là Nhân Gian Phật Giáo Thư Hệ.

Tám quyển sách này là nội dung cơ bản của Phật giáo nhân gian, trình bày rất dễ hiểu bằng ngôn ngữ hiện đại, đan xen với tình huống thực tế cuộc sống. Về mặt nội dung thì bộ sách không liên đới với nhau, độc giả có thể đọc bất kỳ quyển nào mình thích. Hy vọng mỗi quyển sách sẽ là một “lối về” giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản chất cuộc sống, nhìn thấu cảnh giả huyễn để vượt qua lắm nỗi nhập nhằng, rối ren do thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc và sự xuống cấp trầm trọng của nền đạo đức hiện nay mang đến. Qua đó chúng ta có thể giảm thiểu về “lượng” và gia tăng về “chất” nhằm thăng hoa tinh thần đến cung bậc cao hơn, sống một cuộc đời tiêu dao tự tại!



 
tôn giáo và thể nghiệm 1




Trích “Từ Các Tông Phái Của Phật Giáo Bàn Về Các Phương Pháp Tu Trì”:
Vào thời kỳ lập giáo thuở ban đầu, để thích ứng với căn cơ của chúng sinh, nên Đức Phật đã thuyết giảng nhiều loại pháp môn, nhưng lúc bấy giờ vẫn chưa có sự phân chia các tông phái. Về sau, do các nghiên cứu của các bậc Đại đức qua các đời có khác nhau, nên đối với sự giáo hóa ở thời kỳ Đức Phật, đã có những nghiên cứu khác biệt và có tính thiên lệch, cộng thêm sự thể nghiệm tu trì của các nhân, đã sản sinh ra nhiều kiểu chú giải khác nhau đối với kinh điển, đồng thời cho rằng sự xiển dương của bản thân có khả năng đại diện cho giáo lý của Đức Phật nhất, từ đó diễn biến và dần hình thành nên các tông phái khác nhau.

Trong các tông phái của Phật giáo, Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc đã sản sinh ra tám tông phái khác nhau. Trong tám tông phái này, có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông và Tam luận tông là tương đối xem trọng giáo lý, còn Thiền tông, Tịnh Độ tông, Luật tông và Mật tông tương đối xem trọng việc tu hành. Nội dung dưới đây sẽ nói rõ nội dung, đặc tính và phương pháp tu hành của các tông phái.



 
tôn giáo và thể nghiệm 2


 
  1. Đặc Tính Của Các Tông Phái
Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc thì đã hình thành nên các tông phái khác nhau, mỗi tông phái có một đặc sắc riêng, đặc điểm của họ có thể khái quát bằng bốn câu sau đây:

Mật phú Thiền bần phương tiện Tịnh,
Duy thức nại phiền Gia Tường không,
Truyền thông Hoa Nghiêm tu thân Luật,
Nghĩa lý tổ chức Thiên Thai tông.
  1. Mật Phú
“Mật phú” , tức ý nói rằng trong tám tông phái ấy, nếu muốn theo học Mật tông thì kinh tế phải sung túc, bởi vì đàn tràng của Mật tông được bày biện rất tinh xảo trang nghiêm, chất liệu để tạo nên các đạo cụ nếu không bằng vàng thì bằng bạc, nhưng nếu đúc bằng đồng thì có rất nhiều dạng thức. Hơn nữa, tất cả đều phải đầy đủ, việc tu trì và làm pháp cần thời gian rất dài, đối với các vị Thượng sư càng phải cúng dường hậu đãi. Vì thế muốn theo học Mật tông, về mặt kinh tế phải sung túc, thời gian tương đối thanh nhàn, thì mới có thể tu học tốt được.
  1. Thiền Bần
“Thiền bần” là gì? Muốn theo học Thiền tông, nếu không có tiền thì đừng nên lo lắng, bởi vì cuộc sống tu hành của thiền giả, bất luận ở trong rừng núi hay bên khe suối hay bên thềm tranh, chỉ cần ngồi xếp chân lại thì đều có thể tham thiền. Các Tổ Sư Đại đức xưa kia của Thiền tông, có người quanh năm sống ở trong rừng, ăn toàn rau quả dại, mặc toàn y phục vải thô, cuộc sống tuy thanh bần đạm bạc, nhưng niềm vui thiền định lại thật vô cùng.


 
tôn giáo và thể nghiệm 3


 
  1. Phương Tiện Tịnh
“Phương tiện Tịnh” có nghĩa là pháp môn niệm Phật của việc tu hành của Tịnh Độ tông, không phân biệt nghề nghiệp, thân phận, mọi lúc mọi nơi đều có thể tu trì, đó chính là pháp môn tu hành tiện lợi nhất.
  1. Duy Thức Nại Phiền
“Duy thức nại phiền” ý chỉ việc học pháp tướng Duy thức thì phải chịu khó, bởi vì các danh tướng trong pháp tướng, Duy thức rất rắc rối, nếu không chịu khó thì không thể nào hiểu rõ được những đầu mối ấy, như bị rơi vào sương mù năm dặm. Vì thế, việc học Duy thức giống như học toán vậy, phải chịu khó mới có thể học thông suốt được, nên mới có tên gọi là “Duy thức nại phiền”.
  1. Gia Tường Không
Gia Tường trong “Gia Tường không” là đại sư Gia Tường Cát Tạng (549 – 623) của Tam luận tông. Do Đại sư là người tập đại thành của Tam luận tông, cho nên mới gọi là Gia Tường tông. Các kinh luận mà Gia Tường tông lấy làm căn cứ gồm ba bộ là Bách luận (Satasastra), Nhị thập môn luận và Trung luận, ngoài ra nội dung của ba luận này đã làm sáng tỏ trí tuệ Bát nhã của Duyên khởi tánh không, vì thế mới gọi là “Gia Tường không”.
  1. Truyền Thống Hoa Nghiêm
“Truyền thống Hoa Nghiêm”, Trung Quốc được gọi là quốc gia của Phật giáo Đại thừa, hơn nữa tư tưởng Đại thừa của Phật giáo Trung Quốc lấy Hoa Nghiêm làm trung tâm. Đại sư Thái Hư (1889 – 1947) – lãnh tụ Phật giáo thời cận đại, tuy chủ trương bát tông cùng hoằng pháp, nhưng lại lấy tư tưởng Hoa Nghiêm làm căn cứ tín ngưỡng của ngài. Kinh Hoa Nghiêm bắt nguồn từ Ấn Độ, sau khi truyền vào Trung Quốc, đã được sự dung hòa bởi trí tuệ của các bậc Tổ sư Đại đức, nên đã đưa ra nhiều quán pháp khác nhau, và đưa triết lý vào trong thực tiễn từ trong tư tưởng pháp giới duyên khởi của Hoa Nghiêm. Do sự sáng tạo và phát minh của các bậc Đại đức nhiều đời trước, đã khiến cho triết học Hoa Nghiêm khai nở kỳ hoa trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, trở thành tín ngưỡng truyền thống của Phật giáo Trung Quốc, vì thế mới gọi là “Truyền Thống Hoa Nghiêm”.
  1. Tu Thân Luật
“Tu thân Luật” là Luật tông của Phật giáo, họ xem trọng nhất việc tu thân làm người. Bởi vì nhân cách hoàn thành xong thì mới có thể trở thành Phật; làm người cho tốt, hoàn thành xong việc tu thân, mới có thể tiến thêm một bước trong việc khai mở ánh sáng trí tuệ của nội tâm, từ đó chứng ngộ được chân lý tối cao, vì thế mới gọi là Tu thân Luật.
  1. Giáo Lý Tổ Chức Thiên Thai Tông
“Giáo lý tổ chức Thiên Thai tông”, trong các tông phái Phật giáo thì Thiên Thái Pháp Hoa đứng đầu trong việc xây dựng một cách chặt chẽ giáo lý nhà Phật, đồng thời trình bày và phát huy một cách có hệ thống. Thiên Thai Trí Giả đại sư (538-597) chia thánh giáo thời đức Phật làm Ngũ thời, đồng thời dựa vào đối tượng tiếp thu mà chia thành bốn hệ thống có tính phương pháp luật là Đốn, Tiệm, Bí mật và Bất định, cũng như bốn hệ thông có tính chất luận là Tạng, Thông, Biệt và Viên. Bằng phương pháp khoa học, ngài đã quy nạp phân loại Tam tạng Thập nhị bộ kinh cho những chúng sinh có căn tính khác nhau, đồng thời tiến hành phân tích so sánh lần lượt các phương pháp tu tập và thứ bậc chứng quả. Vì thế về phương diện tổ chức giáo lý, Thiên Thai Tông được xem là tông phái chặt chẽ và có hệ thống nhất.

Trên đây đã giới thiệu một cách khái lược đặc điểm của tám tông phái lớn. Ngoài ra, tám tông phái này còn có một đặc điểm chung chính là đều hưng thịnh vào thời Tùy Đường, đồng thời đã mở ra một trang huy hoàng trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, và kết hợp với thời kỳ thịnh trị Tùy Đường, nên được ca ngợi là thời đại hoàng kim trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc….



 
tôn giáo và thể nghiệm 4




Đôi Nét Về Đại Sư Tinh Vân
Đại sư Tinh Vân sinh ngày 22-7 năm Đinh Mão (1927) tại Giang Tô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Là con thứ ba trong một gia đình có bốn anh chị em, năm lên 5 tuổi ngài bắt đầu ăn chay, đến năm 12 tuổi, ngài đến xin xuất gia với Hòa thượng Chí Khai Thượng Nhân chùa Đại Giác ở Nghi Hưng. Vốn tư chất thông minh lại thâm tín Phật pháp chẳng bao lâu sau ngài tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn. Đến năm 1967, Phật Quang Sơn ra đời dưới sự lãnh đạo của ngài. Từ đó đến nay Phật Quang Sơn đã ngày một phát triển về mọi mặt như văn hóa, giáo dục, từ thiện … Có thể nói, đó chính là một minh chứng hùng hồn nhất của diện mạo Phật giáo trong thời đại hiện nay.

Với hoài bão lớn lao, Đại sư đã ngày đêm không mệt mỏi đẩy mạnh sự nghiệp hoằng pháp, văn hóa và giáo dục Phật giáo, ngài thành lập Trung tâm phục vụ Văn Hóa Phật giáo, xây dựng học viện Phật giáo, sáng lập các nhà trưng bày mỹ thuật, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách, các trường học, Học viện Tùng Lâm Phật giáo, v.v… Bên cạnh đó, ngài đã chỉ đạo biên soạn Phật Quang Đại tạng kinh, Phật Quang đại từ điển và cho xuất bản Trung Quốc Phật giáo bạch thoại kinh điển bảo tạng, v.v… với tinh thần không ngại gian khó, ngài đã thuyết giảng khắp nơi từ Đài Loan, đến các nước Đông Nam Á, qua Châu Âu, Châu Mỹ, từ chùa đến trường học, từ tổ chức chính phủ đến tổ chức tư nhân, từ nhà tù đến trung tâm quân sự … Ngài đã và đang gắn kết hàng triệu trái tim của mọi giai tầng trong xã hội lại với nhau thông qua lời dạy  của đức Phật và khẳng định được mình trong việc mang đến lợi ích cho Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Đài Loan nói riêng. Điển hình là Đại sư đã khai sáng bốn trường Đại học lớn như: Đại học Tây Lai ở Los Angeles (Mỹ) Phật Quang ở Đài Loan Trung Quốc, Nam Hoa và Nam Thiên ở Sydney (Úc).


 
dai su tinh van



Với sự khéo léo và tinh tế của mình, ngài đã dung hòa văn hóa xưa và nay, Đông và Tây, đặt ra hệ thống điều lệ, tạo nên một luồng gió mới mang phong cách Phật giáo nhân gian. Nét đẹp từ hạnh nguyện của ngài vẫn mãi dịu dàng và lung linh tỏa sáng, ngài đi đến các nơi trên khắp thế giới: Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc và các nước phương Tây truyền thụ Tam đàn đại giới quốc tế với mục đích ươm mầm đạo pháp. Danh dự và đạo đức của ngài được khẳng định trên toàn thế giới, ngài nhận được những học vị tiến sĩ danh dự từ các trường đại học như: Đại học Đông Phương, Đại học Whittier (Mỹ), Đại học Chulalongkom và Magude (Thái Lan), Đại học Phụ Nhân (Đài Loan – Trung Quốc), v.v… Ngoài ra, ngài còn nhận được các giải thưởng như: “Giải thưởng an định thân tâm” của Hãng truyền hình vệ tinh Phoenix (Phượng Hoàng) Hồng Kông, “giải thưởng thành tựu trọn đời” của Hiệp hội nhà văn người Hoa trên thế giới, “giải thưởng thành tựu xuất sắc” của Tổng thống George W.Bush, v.v…

Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp, uy tín và sự lãnh đạo tài hoa của Đại sư đã vang xa khắp năm châu. Và, những tác phẩm của ngài như: Thích Ca Mâu Ni Phật truyện, Tinh Vân đại sư giảng diễn tập, Phật giáo tùng thư, Phật Quang giáo khoa thư, Giữa Mê và Ngộ, v.v… được phổ biến rộng rãi. Quả thật, ngài đã rất vĩ đại khi mang tinh hoa Phật giáo đến với cuộc đời bằng chính công trình xây dựng và hoằng dương chánh pháp, khẳng định vị thế vô cùng quan trọng của Phật giáo trên toàn thế giới, ngài đã ban tặng cho thế hệ hôm nay và mai sau trí tuệ, tình yêu thương, sự hy sinh, lòng nhiệt huyết, hoài bão làm đẹp cuộc đời, đem lại nguồn an lạc thiết thực cho mọi người trong cuộc sống rối ren đầy hệ lụy này!



Mục Lục:
Từ Các Tông Phái Của Phật Giáo Bàn Về Các Phương Pháp Tu Trì
Từ Hành Nghi Của Các Bậc Cổ Đức Bàn Về Thái Độ Tu Trì Của Chúng Ta Ngày Nay
Tu Chứng Của Bậc Kỳ Nhân
Đức Phật Vĩ Đại
Dáng Vẻ Của Đức Phật
Sự Thể Nghiệm Tôn Giáo Của Đức Phật
Sự  Thể Nghiệm Tôn Giáo Của A La Hán
Sự Thể Nghiệm Tôn Giáo Của Bồ Tát
Sự Thể Nghiệm Tôn Giáo Của Tôi
Bàn Mê Tín Luận Giác Ngộ



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây