Ngạn ngữ Phương Tây có câu: “Gầy dựng một kiến giải chính xác, là liều thuốc phòng bệnh cho việc chống lại sự sai lầm”. Vì vậy, có tư tưởng chính xác, mới có nhân sinh quan chính xác; Có được nhân sinh quan chính xác, mới không lầm lạc, mới có thể kiện toàn nhân cách. 
Trích “Tư Tưởng Làm Nên Sự Nghiệp”:
Người ta được trời phú bẩm cho tính lặng rất tốt. Tăng Sâm là học trò của Khổng Tử, về việc học có phần chậm lụt, nhưng ông biết “người học một lần mình học mười lần” để bù lại. Để tự răn, mỗi ngày ông đều phản tỉnh lỗi lầm của mình rồi sau nổi tiếng là bậc tông thánh. Như thế đủ thấy hễ có nghị lực phấn đấu, có chí hướng lớn lao thế nào cũng có cuộc sống tốt đẹp. Chỉ ngại chăng là những kẻ hay ăn biếng làm, rồi thì cuộc đời cũng nát với cỏ cây mà thôi. Mọi sự việc và triết lý nhân sinh đều phát sinh từ tư tưởng. Hễ tư tưởng chính xác cuộc sống của bạn mới tốt lành. Xin bàn về tư tưởng nên nghiệp:
Thứ Nhất: Nước không động sống không trong
Sách Xuân Thu có câu: “nước chảy không hôi, then cửa không mọt”. Nếu dòng nước không chảy, nước sẽ bị tù đọng hôi thối. Nước phải thông chảy mới sạch sẽ. Tiền tài cũng vậy, nếu dùng mới phát huy giá trị. Nếu không dùng, dù vàng bạc, chôn dưới gầm giường cũng chẳng khác gạch, đá. Người ta lại càng phải như vậy, tư tưởng tri thức phải luôn đổi mới, hình thái sinh hoạt cũng nên thường xuyên thay đổi, trong quan hệ giao thiệp với nhau nên thường qua lại thăm hỏi nhau. Như thế mới không trì trệ, mới tiến kịp thời đại mà không bị đào thải. 
Thứ Hai: Chí không mạnh thì trí không đạt
Từ trẻ, nhiều người từng xác định chí hướng “tôi muốn trở thành một kỹ sư, tôi muốn làm phi công … tôi muốn là thầy giáo … là bác sĩ”. Thế rồi năm tháng trôi qua, vô tình chúng ta rất mau lãng quên chí hướng ban đầu. Vương Thủ Nhân nói: “Học không chăm, do không dốc chí”. Người có ý chí cương nghị chắc chắn biết cách khắc phục nghịch cảnh, đột phá khó khăn để đạt đến mục tiêu. Người lập chí không bền dễ bị ngoại vật, hoàn cảnh làm lung lay ý chí sở học không thể thành. Thứ Ba: Lời nói không tín việc làm tất hỏng
Khổng Tử nói: “Người không giữ tín không biết sẽ làm nên trò trống gì!”, người nói không giữ tín, nhận lời người mà không thực hiện thì chẳng được ai tin tưởng và việc làm cũng chẳng có kết quả tốt đẹp gì. Khi chữ tín bị phá sản thì về sau nói mấy cũng chẳng ai tin, không ai chấp nhận nữa. Thế nên “một lời hứa đáng giá ngàn vàng”. Nhất ngôn kí xuất tứ mã nan truy. Đã là người, cần phải giữ chữ tín. 
Thứ Tư: Lòng không nghĩ thì nghiệp không thành
Người là động vật có tư tưởng. Bình thường nếu không động não thì không thể nghiên cứu được gì. Có câu “học mà không suy nghĩ vu vơ”. Dĩ nhiên không thể nào thành tựu được học nghiệp, sự nghiệp. Phật dạy: “Dùng nghe, nghĩ, tu mà vào tam muội” lại nói: “nghi lớn, ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ. Không nghi không ngộ” vì thế, dù là học nghiệp, sự nghiệp hay đạo nghiệp, nếu muốn thành tựu nhất định phải dụng tâm suy nghĩ. Cần nghĩ sâu, xét kỹ mới thâm nhập vấn đề mới biết cách cải tiến để tiến bộ. Suy nghĩ chính xác hay không là nhân tố quan trọng quyết định việc thành hay bại. Đời là trường học mà ở đó quá trình học tập diễn ra không ngừng. Đừng bao giờ nói “không” trong việc làm, trong suy nghĩ, hành vi. Vì thế tư tưởng làm nên sự nghiệp là điều rất đáng để suy ngẫm… MỤC LỤC:
Phần I: Phương Pháp Tư Tưởng - Tư Tưởng Làm Nên Sự Nghiệp
- Tư Tưởng Dẫn Dắt
- Cử Chỉ Mẫu Mực
- Nghĩa Thật Của Tôn Trọng
- Nhân Nghĩa Lễ Trí
- Thói Quen Tốt
- Cách Xét Hai Cực
- Hai Mặt Của Sự Vật
- Hai Mặt Của Sự Việc
- Lý Của Sự Vật
- Sự Lý Tình Pháp
- Thái Độ Phục Vụ Người Trên
- Sự Quan Trọng Của Lý
- Thông Tình Đạt Lý
- Tuân Theo Chân Lý
- Ai Cũng Có Đặc Biệt
- Nguyên Lý Tự Nhiên
- Đề Phòng Bệnh Của Giác Quan
- Tội Lười Biếng
- Lười Ắt Nghèo
- Bàn Về Thiện Ác
- Nghèo Giàu
- Nghèo Giàu Sang Hèn
- Mệnh Nghèo Nàn Thất Bại
- Đi Ra Ngoài
- Công Dụng Của Tham Gia Hoạt Động
Phần II: Lui Một Bước Mà Nghĩ
- Làm Sao Vượt Được Nan Quan?
- Làm Sao Sửa Lỗi?
- Làm Sao Dứt Phiền Não?
- Lìa Thị Phi Phiền Não
- Cùng Thông Không Đổi Lời
- Nguyên Nhân Nghèo Nàn Thất Bại
- Lý Do Không Thuận
- Đối Mặt Với Áp Lực
- Nguyên Nhân Vấp Váp Thất Bại
- Của Báu Thay Thế
- Đánh Mất
- Trừ Bỏ Rồi Mới Có
- Cày Bừa
- Thay Thế
- Phạm Sai Lầm
- Hăng Hái Vươn Lên
- Bệnh Thái Quá
- Ý Nghĩa Của Nhẫn
- Nhẫn Nại
- Nhẫn Được Mới Hay
- Biết Nghĩ Về Sau
- Suy Nghĩ Và Biết Lỗi
- Nghĩ Lui Một Bước
- Lý Rộng Rãi
- Không Loạn
- Định Nghĩa Gánh Vác
- Làm Sao Rộng Lượng?
- Vượt Lên Chính Mình
Phần III: Cuộc Chơi Trí Tuệ
- Cái Khó Của Viên Dung
- Vòng Tròn Khiếm Khuyết
- Cái Hay Của Khéo
- Thí Dụ Về Trí Tuệ
- Chỗ Dùng Của Trí Tuệ
- Nên Và Không Nên
- Sai Trái
- Đi Đứng Trên Đời
- Kinh Nghiệm
- Đừng Xem Thường Việc Nhỏ
- Cương Nhu Tiến Thoái
- Đấu Trí Chứ Không Đấu Khí
- Phục Tùng (1)
- Phục Tùng (2)
- Diệu Dụng Của Bận Rộn
- Chọn Lựa Thế Nào?
- Lấy Và Bỏ
- Làm Điều Nên Làm
- Vừa Đủ Thì Thôi
- Sự Quan Trọng Của Phòng Hoạn Nạn
- Làm Gì Đều Được
- Không Thể Khinh Cái Nhỏ
- Đáp Đền
- Lợi Và Hại Của Sự Dè Dặt
- Nghệ Thuật Tức Giận
- Chỗ Dùng Của Xa
- Dễ Và Khó
- Cái Tệ Của Thái Quá
- Giữa Hư Và Thực
- Biến Dịch Không Lâu
Phần IV: Dạy Dỗ Hậu Học
- Ai Tốt Nhất?
- Quý Giá Hiếm Có
- Vật Không Trở Lại
- Đại Dụng Của “Tàng”
- Công Dụng Của Vô
- Sự Quan Trọng Của Cảnh Giác
- Biểu Lộ Tình Cảm
- Dạy Dỗ Hậu Học
- Sự Quan Trọng Của Khuyên Can
- Lỗi Của Việc Uống Rượu
- Gom Góp
- Không Bằng
- Có Điều Không Thể
- Tưởng Niệm
- Đổi Mới
- Ta, Người, Xưa, Nay
- Tăng Thêm Những Gì?
- Mời Gọi Tai Ương
- Lấy Và Dung Thứ
- Nỗi Lo Thiếu
- Gốc Họa
- Hiệu Quả Của Nó
- Khuyên Can Như Thế Nào?
- Điều Kiện Hữu Dụng