NHỮNG BÀI PHÁP TIÊU BIỂU CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓATác Giả: HT. Tuyên Hóa Sưu Tầm: Thích Hằng Đạt Nhà Xuất Bản: Phương Đông Hình Thức: Bìa Mềm Số Trang: 208 Trang Khổ Sách: 13x20,5cm Năm XB: 2015 (tái bản 2020) Độ Dày: 1cmBPTHTUYÊN HÓA70.000đSố lượng: 14 Quyển
Tác Giả: HT. Tuyên Hóa Sưu Tầm: Thích Hằng Đạt Nhà Xuất Bản: Phương Đông Hình Thức: Bìa Mềm Số Trang: 208 Trang Khổ Sách: 13x20,5cm Năm XB: 2015 (tái bản 2020) Độ Dày: 1cm
Đôi Nét Về Hòa Thượng Tuyên Hóa: Hoà thượng Tuyên Hóa (tiếng Hán: 宣化上人), pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; 26 tháng 4 năm 1918 – 7 tháng 6 năm 1995) là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông. Sư tên tục là Bạch Ngọc Thư, sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ (tức 26 tháng 4 năm 1918), tại tỉnh Kiết Lâm, huyện Song Thành, tỉnh Tùng Giang, vùng Đông Bắc Trung Hoa (tức Mãn Châu). Cha tên Phú Hải, chuyên nghề nông; mẹ thuộc dòng dõi họ Hồ, sinh được tám người con, năm trai ba gái, và Ngọc Thư là út.
Mẹ sư vốn là một tín đồ Phật giáo sùng đạo. Chịu ảnh hưởng từ mẹ, từ nhỏ sư đã có ý xuất gia. Tuy nhiên, mãi sau khi mẹ qua đời, sư mới đến chùa Tam Duyên lạy Lão Hòa thượng Thường Trí làm thầy, và xuống tóc xuất gia. Khi đó sư mới 19 tuổi. Sau khi xuất gia, sư trở về mộ phần mẹ thủ hiếu trong ba năm. Suốt thời gian ấy, sư sống trong một túp lều tranh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, tu tập.
Suốt cuộc đời, sư luôn khiêm cung, vô ngã và tận tụy rãi lòng đại bi đến tất cả chúng sanh. sư hành đạo không nghỉ ngơi, chỉ muốn dẹp trừ màng vô minh, mê si đang che lấp bản tính chân thật của chúng sanh. sư luôn hành đạo vì hòa bình nhân loại, tôn giáo, quốc gia, thế giới. Mặc dầu chú trọng vào việc phát triển Tổng hội Phật giáo Pháp giới, sự cống hiến và công đức truyền bá Phật giáo qua Tây phương của sư được tóm tắt như sau:
Phật giáo đã có mặt ở Trung Hoa trước khi Bồ-đề-đạt-ma, tổ sư Thiền tông, từ Ấn Độ sang. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều mê mờ về giáo nghĩa chân chính của Phật pháp, không thể phân biệt gì là chân thật hay giả dối, gì là hời hợt hay thâm sâu. Tổ Bồ-đề-đạt-ma thắp lên ngọn đuốc trí huệ, làm sáng tỏ chân nghĩa của Phật pháp, bằng cách dạy họ tự mình rõ tâm thấy tính (minh tâm kiến tính), chứng được quả vị Bồ-đề. Hòa thượng Tuyên Hóa qua Tây phương sau khi Phật giáo được truyền sang đây khoảng một trăm năm. Lúc đó, có rất nhiều người thích nghiên cứu học hỏi Phật pháp, nhưng cũng rất mù mờ với những hiểu biết sai lầm. Vì vậy, nhận thấy rằng chỉ khi nào tăng đoàn Phật giáo được thanh tịnh và vững mạnh thì Phật giáo tại quốc gia đó mới được hưng thịnh, nên sư trùng hưng cải cách chế độ của tăng đoàn, chú trọng việc giữ gìn giới luật tinh nghiêm của hai chúng đệ tử xuất gia và tại gia.
Nhận biết bản tính người Mỹ rất thích thực tế, và nhờ tiếp thừa tinh thần của tổ Bồ-đề-đạt-ma, sư đề xướng thực hành thiền định tinh tấn, để họ có thể trực tiếp tự chứng ngộ giáo nghĩa chân chính của Phật giáo. Vì có một số người nhận thức sai lầm về Phật giáo, sư giảng giải kinh điển Phật giáo bằng phương pháp đơn giản dễ hiểu, và chỉ rõ sự liên hệ mật thiết giữa chân nghĩa kinh điển cùng việc tu tập thực hành trong đời sống hằng ngày. Sau đó, lại phiên dịch những lời chú giải ra Anh ngữ để giúp các độc giả Tây phương tiện việc nghiên cứu học hỏi. Cuối cùng, sư quyết định chọn lựa Tây phương là nơi thực hành giáo hóa, tức dùng sự hành trì chân thật của mình mà hóa độ họ trong đời sống hằng ngày, hầu chỉ rõ chân nghĩa Phật giáo. Nhờ phương thức này, vô số người Tây phương vô cùng cảm động tri ân và thực hành theo những điều sư đã giảng dạy.
Tu đạo là cần phải Quay Trở Lại. Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu. Xả Tiểu Ngã để thành tựu Đại Ngã. Đối với ma đừng khởi tâm thù nghịch. Hãy xem chúng như các bậc Thiện Tri Thức trợ Đạo cho mình. Từ vô lượng kiếp đến nay, hết đời này sang đời khác, mỗi người tạo bao nghiệp khác nhau, nên vọng tưởng cũng không đồng. Nghiệp nặng thì vọng tưởng nhiều, còn nghiệp nhẹ thì vọng tưởng ít.
Người tu hành phải vì cắt đứt dòng sanh tử luân hồi, vì hóa độ chúng sanh, chứ không vì cầu cảm ứng mà tu Đạo. Người tu Đạo phải luôn luôn hồi quang phản chiếu, chứ không nên hướng ngoại truy cầu. Không thể chạy tìm cầu chân tâm ở bên ngoài được, mà phải quay về tự tánh thì tự nhiên đầy đủ cả. Đối với người mới phát tâm tu hành, điều chướng ngại trọng yếu nhất khi dụng công là tâm tham luyến sắc dục giữa nam và nữ. Đây là vấn đề căn bản nhất.
Người tu đạo nên chú ý! Chớ gieo duyên nhiễm ô với người khác. Sợi dây trói buộc bất tịnh này sẽ làm chúng ta đọa lạc. Hiện tại, chúng ta may mắn có được thân người. Nếu không biết dùng thân người để tu hành thì đợi đến khi nào mới chịu tu? Chỉ e đến lúc mất thân này rồi, dẫu có muốn tu hành thì đã quá muộn màng! Khi tu học Phật pháp, điều thiết yếu là phải chân thật. Nơi mỗi hành động, lời nói, cử chỉ đều phải chân thật. Sống trong tự viện, chúng ta phải biết tiết kiệm mọi vật dụng. Có câu: Giữ gìn vật của chùa như bảo vệ tròng con mắt. Không thương cùng không ghét chính là nghĩa Trung Đạo.
Tu đạo là gì? Tức là tu theo Trung Đạo. Khi đối xử với mọi người, phải lấy lòng bình đẳng và lòng từ bi làm căn bản. Khi hành sự, phải cẩn thận, chớ đi lạc vào lưới rọ tình ái. Chưa bao giờ có việc Ngày nay tu Đạo thì ngày mai thành Phật. Mới cuốc một nhát đâu có thể đào giếng nước ngay được. Tu hành là đem khối sắt mài thành cây kim. Khi công phu đầy đủ thì tự nhiên sẽ thành tựu. Việc đầu tiên khi tu học Mật chú là phải chánh tâm thành ý. Nếu tâm không chân chánh thì khi tu học, Mật chú nào cũng thành tà. Tâm nếu chân chánh thì việc tu học Mật chú mới được cảm ứng.
Vô minh có hai đồng bạn. Hai đồng bạn đó chính là tham ăn và tham sắc dục. Cả hai việc này trợ giúp vô minh tạo ra vô số nghiệp xấu. Có câu: “Khi muốn làm người tốt thì nghiệp báo hiện, khi muốn thành Phật thì ma đến thử thách”. Nếu không muốn trở thành người lành thì nghiệp báo không tìm đến. Càng quyết chí làm người lành bao nhiêu thì nghiệp báo càng tìm đến tới tấp bấy nhiêu để đòi chúng ta thanh toán nợ nần cho rõ ràng. Phật và ma chỉ khác nhau nơi một tâm niệm: Phật thì có tâm từ bi, còn ma thì có tâm tranh hơn thua.
Người thực sự biết cách tu hành thì nhất cử nhất động đều là tu cả. Người tu Đạo không nên đi khắp nơi quảng cáo sự tu hành của mình. Ai thường làm việc đó thì nhất định sẽ đọa lạc vào đường ma. Khi ở bất cứ nơi nào, người tu Đạo cũng đều phải che giấu và tẩy xóa tông tích; chớ nên để lộ diện. Tâm của chúng ta thường trú tại những nơi khác chứ không trú tại trong tâm mình. Trú tại những nơi khác nghĩa là có thân mà tâm lại chạy tán loạn. Giảng kinh thuyết Pháp là tu Huệ. Ngồi Thiền là tu Định. Không nói lời tạp nhạp là tu Giới. Phiền não tức Bồ Đề. Nếu biết cách tu hành thì phiền não tức là Bồ Đề, bằng ngược lại thì Bồ Đề biến thành phiền não.
Tu đạo cần phải tập dại khờ. Càng dại khờ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Dại khờ cho đến lúc buông xả muôn việc thì vọng tưởng sẽ không còn. Vô minh nghĩa là không hiểu rõ. Gốc rễ của vô minh là ái dục. Mục đích chủ yếu của sự tu hành là cắt đứt dòng sanh tử, chứ không phải cầu cảm ứng. Tu hành thì cần phải giữ mình cho trong sạch, như giữ đôi mắt không để dính một hột cát. Cờ bạc thì tạo nghiệp nặng. Bố thí thì tích lũy công đức. Ngồi Thiền thì trừ ngu si, giúp sanh trí huệ. Người tu hành nên cẩn thận lời nói nơi chỗ đông người và phòng hộ tâm niệm khi ngồi một mình. Lúc ở giữa đại chúng, đừng nên nói nhiều. Khi ở riêng một mình nên đề phòng tâm ích kỷ và vọng tưởng. Nếu làm được như thế thì chẳng bao lâu sự tu hành sẽ được chuyên nhất và thấy rõ chân tâm.
Thọ khổ thì dứt khổ. Hưởng phước thì hết phước. Người chân chánh tu Đạo phải quán xét mọi hành vi, cử chỉ của chính mình. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, chớ rời chánh niệm. Đừng giống như tấm gương, chỉ biết soi mặt người mà không thể tự soi lại bộ mặt thật của mình. Nếu còn chấp trước thì đó là tâm người thế tục. Nếu xả chấp thì đó là tâm Đạo. Nếu không muốn chết, phải sống như người đã chết, tức là phải giữ tâm đừng để tham lam, sân hận, si mê nổi lên. Người học Đạo nhất định phải phát nguyện. Nguyện lực có khả năng thôi thúc chúng ta tiến tu theo Chánh Đạo mà không lạc vào đường tà. Tuy nhiên, phát nguyện mà không hành thì giống như cây có hoa nhưng không đơm trái, thật vô ích!
Dùng lưỡi để thuyết pháp thì tích lũy công đức. Ngược lại, nếu dùng lưỡi để nói chuyện thị phi thì tạo nghiệp xấu. Thay vì thuyết Pháp mà lại nói những lời thị phi vô nghĩa, chính là tạo 1.200 tội lỗi. Đối với kẻ trong người ngoài, già, trẻ, lớn, bé, sang giàu, hèn hạ, người tu Đạo phải nên dùng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nhờ những tâm hạnh đó mới được cảm ứng. Tu Đạo là tu chân thành và thiết thật. Thế nên, có câu: Tâm thành thì được cảm ứng. Sống trên cõi đời này, chúng ta phải luôn luôn làm việc lành. Nơi mỗi hơi thở và sức lực, chúng ta đều phải làm việc lành để tích lũy công đức. Trong hiện đời, chớ nên dựa vào căn lành đã trồng trong những đời tiền kiếp mà tận hưởng hết phước báo.
Phật có thể chuyển hóa tất cả chúng sanh thành Pháp Khí, nên có câu: Mượn cái giả để tu việc chân. Túi da hôi thối này chỉ là căn nhà tạm bợ. Chúng ta trú tại căn nhà này để tu Đạo, nghĩa là mượn căn nhà sắc thân giả tạm để tu thành Pháp Thân chân thật. Nếu tâm tham lam tràn trề không biết đủ thì tương lai sẽ bị đọa lạc vào địa ngục. Nếu từ sáng đến tối luôn giận dữ với tâm sân hận nặng nề thì sẽ trở thành ngạ quỷ. Nếu tâm ngu si nặng nề, chỉ làm những việc ngu xuẩn thì sẽ trở thành thú vật. Khuyết điểm lớn nhất của chúng sanh là tình ái si mê; ngày đêm chúng sanh sống trong tình ái si mê, không thể nào xả bỏ được. Nếu chuyển được tâm háo sắc thành tâm tu học Phật pháp trong từ giây từng phút mà không lãng quên, thì sẽ mau chóng thành Phật.
Người chân chánh khai ngộ thì không bao giờ nói mình đã khai ngộ. Các bậc thánh nhân xuất hiện nơi thế gian tuyệt đối không tiết lộ chân tướng. Phàm những kẻ tự xưng là Phật hay Bồ Tát, đều là hạng tà ma. Người có đức hạnh không phải do nơi địa vị hay tuổi tác, mà trong những hành vi lại kín đáo và im lặng, khiến tự nhiên hiển lộ phẩm cách đặc thù của họ, làm cho người khác kính nể. Phẩm cách đặc thù này không khiến cho kẻ khác sợ sệt, vì nếu như thế thì họ sẽ lánh xa. Mọi người đều có ba tên giặc phiền não trong nội tâm; chúng là tham lam, sân hận, si mê. Chúng ta không cần diệt trừ chúng mà chỉ cần chuyển hóa chúng thành những hạt giống Bồ Đề…