094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐỜI VUI CHAN CHỨA - ĐẠI SƯ TINH VÂN ĐỜI VUI CHAN CHỨA - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
Dịch: Nguyễn Quốc Đoan
NXB: Hồng Đức & Thời Đại
Số Trang: 246 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2016
Độ Dày: 1,2cm
DVCC ĐẠI SƯ TINH VÂN 72.000 đ Số lượng: 110 Quyển
  • ĐỜI VUI CHAN CHỨA - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  1773 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: DVCC
  • Giá bán: 72.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch: Nguyễn Quốc Đoan
    NXB: Hồng Đức & Thời Đại
    Số Trang: 246 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2016
    Độ Dày: 1,2cm


Số lượng
  1. Niềm Vui Từ Đâu Đến?
Ai cũng mong cầu được vui sướng. Nhưng niềm vui ở đâu đến? Người thì cho: “Đọc muôn quyển sách. Đi vạn dặm đường” là sướng. Người khác lại cho hưởng thụ chơi bời ăn uống, mặc những lụa là gấn vóc xênh xang, đeo những bạc vàng châu báu quý giá; giữ gìn nhan sắc như ngọc như ngà thì mới là sướng. Có người lại cho rằng phủ phê hưởng thụ, lợi danh đầy đủ là sướng. Nhưng có biết đâu, tất cả những thứ ấy sẽ có ngày biến mất. Niềm vui sướng thật sự ở đâu? Dưới đây xin nêu 4 ý.


 
đời vui chan chứa



Thứ Nhất: Niềm Vui Do Tôn Trọng Mà Có
Sách Đại Trí độ luận viết: “Xem vợ người như mẹ. Xem tiền của như lửa. Xem mọi người như người thân. Như thế là cái nhìn bình đẳng”. Đối với nhân ngã nên tôn trọng, bớt xâm phạm, cần từ bi, bớt tranh chấp. Trong khi giao tiếp nên tôn trọng bao dung nhau, bụng dạ tốt lành, xử sự dịu dàng hòa nhã vui vẻ, để đời mình được thêm nhiều nhân duyên tốt lành tự nhiên niềm vui sẽ đến.

Thứ Hai: Niềm Vui Do Phục Vụ Mà Có
Trong xã hội, có người cống hiến công sức cho các đoàn thể từ thiện, có người đi khắp nơi cứu tế phát chẩn; có người làm từ thiện, có người giữ an ninh khu phố, có người săn sóc những người già yếu, trẻ nhỏ bệnh hoạn khổ não. Họ phục vụ mọi người không chút vụ lợi, chẳng những  giúp đời ấm áp mà còn làm cho đời mình thêm giá trị. Tổng thống Mỹ Lincoln nói: “phục vụ là niềm mơ mà cũng là phẩm cách cao quý nhất của đời người”. Bất cứ việc gì làm lợi ích cho người thì đều đem lại niềm vui cả.



 
đời vui chan chứa 1



Thứ Ba: Niềm Vui Từ Cần Lao Mà Ra
Có lời rằng: “chim đẹp vì bộ lông, người đẹp vì cần lao” Cần lao không chỉ làm đẹp đời mình mà còn đem lại niềm vui cho mọi người. Kinh Trường A Hàm nói: “Đức Phật dạy đệ tử: Ai bất chấp nóng lạnh, sớm tối lo tu hành, sự nghiệp nhất định thành, đều chết không lo nạn”. Vì cần lao mà làm nên sự nghiệp; vì cần lao mà người trung hậu thật thà. Vì cần lao mà đời luôn tích cực lạc quan. Nếu chúng ta làm việc gì cũng cần lao chắc chắn niềm vui sẽ luôn ở bên mình.

Thứ Tư: Niềm Vui Từ Tâm Thiền Mà Ra
Tâm như nhà máy có thể sản xuất niềm vui đồng thời tạo ra phiền não âu sầu. Trong đời sống, người ngày nay xem việc truy cầu những kích thích giác quan làm vui sướng. Nên, niềm vui thường ngắn ngủi tạm bợ, có khi còn đem lại buồn khổ cho mình. Nếu là người có tâm Thiền, đối với những thứ xấu ác, thị phi sẽ biết cách chuyển hóa cảnh giới, tạo nên niềm vui giữa ta và người: Có tâm Thiền thì làm gì cũng biết dùng phương tiện dung thông mà không mất nguyên tắc, làm nên việc mà vui vẻ thiền duyệt, giao tiếp với người mà hài hước vui tươi. Có tâm Thiền là có suối nguồn vui sướng. Trên đời, có người theo đuổi sự thỏa mãn vật chất. Nhưng vật chất bên ngoài luôn thay đổi, đau khổ liền theo đến. Niềm vui chân chính là sự phong phú tinh thần, lan tỏa trong mọi người, phục vụ đại chúng, siêng năng phấn khởi. Sống với tâm Thiền, niềm vui sẽ bắt rễ từ ngay nội tâm, mãi mãi không mất.



 
đời vui chan chứa 2


 
  1. Cội Nguồn Vui Sướng (1)
Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng trong tâm lại đầy rẫy những hạt giống xấu như chấp trước tội ác, ganh ghét, kiêu ngạo. Có người chỉ toàn theo đuổi hưởng thụ, vật chất. Thực ra đời người vui sướng không phải ở sơn hào hải vị mà ở thanh hòa, đạm nhã. Không phải ở truy cầu mù quáng mà ở chân thành đối xử với nhau, không phải ở bố thí tiền của mà ở gắng sức hết lòng, không phải ở vị lai xa xôi nào mà ở sự được ngay trước mắt. Vì thế cội nguồn vui sướng là …

Thứ Nhất: Sự Khỏe Mạnh Của Thân Tâm
Thân tâm đều khỏe mạnh là điều kiện quan trọng nhất của vui sướng. Tục ngữ Tây phương có câu “khỏe mạnh làm nên vui sướng. Vui sướng làm nên khỏe mạnh”. Hãy nghĩ xem, nếu thân thể tứ đại của bạn mất quân bình, toàn thân không sáng khoái; nằm bẹp trên giường bệnh; hoặc tam độc trong tâm bạn lẫy lừng, gây trùng trùng chướng ngại. Hoặc nghiệp ào ạt thì bạn có vui sướng được chăng? Có người bảo “một tiếng cười hơn mười thang thuốc” Ngày nào cũng luôn cười thì thân thể sẽ điều hòa.

Thứ Hai: Tâm Nghĩ Điều Nhân Từ
Người nhân từ thì ai cũng ưa gần gũi, việc làm nhân từ của họ cũng được người ta ghi nhớ mãi nơi tâm. Đời xưa các vị cao tăng đại đức như sư Trí Nghiêm có lòng nhân từ phục vụ trại cùi, Cao An xem người bị bệnh như mình bị bệnh, thậm chí sư Trí Vũ cắt tai mình để cứu nạn cho chim trĩ, Tăng Quần che chở cho vịt mà không uống nước. Tinh thần thương xót chúng sinh bị bệnh khổ của họ chẳng những được người thời nay tôn kính mà còn làm gương nhân từ yêu vật cho đời sau.

Thứ Ba: Thái Độ Chân Thành
Thiên Lễ ký – Đại học nói rằng: “Tôn kính người già mà dân thêm hưng lòng hiếu, tôn kính bậc trưởng thượng mà dân thêm hưng lòng đễ, thương xót người côi cút cô độc mà dân không bội bạc. Đó là đạo lấy người quân tử làm khuôn thước”. Đối với mọi người chân thành thương kính, vui hòa với láng giềng, làm nhà hưng nước vượng. Đối với tôn giáo tín ngưỡng, tuyên truyền chân lý cầu có thành tâm thì mới thể ngộ được Chân Như Phật tính.



 
đời vui chan chứa 3



Thứ Tư: Tín Ngưỡng Thuần Tính
Trẻ nhỏ nhờ cha mẹ thì mới được an toàn. Người già phải nhờ gậy chống đi đường mới vững. Trong đêm nhờ ánh đèn người đi dường mới nhận rõ phương hướng. Tín ngưỡng khác nào chỗ nương tựa của chúng ta. Tín ngưỡng thuần tịnh là con tàu đưa đường cho đời người. Cuộc sống có tín ngưỡng thì người ta mới có dũng khí đối diện với những áp lực khó khăn. Gia đình cùng tín ngưỡng tinh thần và ý nghĩ của mọi người mới giống nhau, tự nhiên ít xảy ra xích mích. Thân thể khỏe mạnh mới làm được mọi việc, tâm lý khỏe mạnh mới đảm đương được mọi việc. Người có lòng từ bi hiền hòa tiếp nhận được tất cả, khắp nơi. Người bụng dạ rộng rãi sẽ thành tựu được những việc lớn lao. Trong cuộc sống nếu ta giữ thái độ chân thành cung kính thì việc gì cũng thuận lợi: nếu mình có tín ngưỡng thuần tịnh thì đi đâu cũng toát ra tinh thần chân, thiện, mỹ. Đó đều là cội nguồn của vui sướng…



 
đời vui chan chứa 4

đời vui chan chứa 5






MỤC LỤC:
Phần I: Niềm Vui Chan Chứa Nhân Gian
  1. Niềm Vui Từ Đâu Đến?
  2. Cội Nguồn Vui Sướng (1)
  3. Cội Nguồn Vui Sướng (2)
  4. Cội Nguồn Vui Sướng (3)
  5. Nguồn Vui (1)
  6. Nguồn Vui (2)
  7. Niềm Vui Cuộc Sống
  8. Cuộc Sống Nghỉ Ngơi
  9. Giá Trị Của Việc Du Khảo
  10. Ý Nghĩa Của Việc Lữ Du
  11. Niềm Vui Chan Chứa Nhân Gian
  12. Bài Kệ Vui Sướng
  13. Nghèo Giàu Sang Hèn
  14. Bình An Giàu Sang
  15. Các Thứ Giàu Sang
  16. Nguồn Giàu
  17. Nguồn Của Giàu Sang
  18. Hài Hước Là Gì?
  19. Lùi Một Bước Ngắm Xem
  20. Nhược Điểm Của Giận Dữ
  21. Mừng Giận Buồn Vui
  22. Cái Hay Của Nhẫn Nại
  23. Dịu Dàng
  24. Lời Tốt Đẹp
  25. Nói Thế Nào?
  26. Yếu Lĩnh Nói Chuyện
  27. Lời Khuyên Như Thuốc Hay
  28. Nhân Quả Của Lời Nói
  29. Nên Nghe Chuyện Như Thế Nào?
  30. Sự Kỳ Diệu Của Nói Chuyện
  31. Nói Chuyện (1)
  32. Nói Chuyện (2)
  33. Nói Chuyện (3)
  34. Nói Chuyện (4)
  35. Nói Chuyện Tốt
  36. Thanh Âm
  37. Sức Mạnh Của Thanh Âm
  38. Lời Không Thể Nói
  39. Mỉm Cười
Phần II: Của Báu Truyền Gia
  1. Các Loại Yêu
  2. Sức Mạnh Của Tình Yêu
  3. Yêu Là Gì?
  4. Yêu Và Hận
  5. Quý Trọng Phúc
  6.  Từ Ái Như Thế Nào?
  7. Yêu
  8. Tình Cảm
  9. Tình Bạn
  10. Mừng Ngày Sinh
  11. Quan Niệm Về Ăn Uống
  12. Thứ Bổ Thật Sự
  13. Chỗ Dùng Của Nhà
  14. “Chân Ngôn Hai Chữ” Về Nhà
  15. Người Gia Trưởng Tốt
  16. Điều Kiện Gia Đình Đầm Ấm
  17. Vật Báu Truyền Gia
  18. Điều Kiện Chọn Bạn Đời
  19. Vợ Chồng Đỡ Đần Nhau
  20. Vợ Chồng Sống Chung
  21. Vẻ Đẹp Phái Nữ (1)
  22. Vẻ Đẹp Phải Nữ (2)
  23. Đức Của Phái Nữ
  24. Phụ Nữ Ngày Nay
  25. Nghệ Thuật Trang Điểm
  26. Kho Báu Gia Đình
  27. Gia Đình Vui Hòa
  28. Cách Ngôn Tề Gia
  29. Giáo Dục Con Cái
  30. Giáo Dục Nhi Đồng
  31. Học Hay Lễ Giỏi
  32. Lễ
  33. Lễ Thành Niên
  34. Bệnh Của Người Thanh Niên
  35. Đối Diện Với “Tổ Trống”
  36. Đối Mặt Với Già Và Bệnh
  37. Ngày Xuân Của Về Hưu
  38. Bài Ca Trường Thọ
  39. Điều Quan Trọng Để Sống Lâu
Phần III: Cánh Của Hạnh Phúc
  1. Khí Sắc Tường Hòa
  2. Cánh Cửa Hạnh Phúc
  3. Cách Quý Phúc
  4. Phúc Thọ Phú Quý
  5. Xã Hội Viên Mãn
  6. Xã Hội Vui Hòa
  7. Xã Hội Văn Minh
  8. Phúc Họa Buồn Vui
  9. Ninh Tĩnh Trí Viễn
  10. Hưởng Thụ Thật Sự
  11. Thứ Tốt Đẹp Trên Đời
  12. Vật Báu Thế Gian
  13. Tính Chất Đặc Biệt Của Thiện Mỹ
  14. Vô Dục
  15. Nhất Định Ít
  16. Chỗ Lợi Của Tiết Chế
  17. Sự Quan Trọng Của Thành Thật
  18. Xấu Hổ Là Gì?
  19. Thật Là Gì?
  20. Khí Độ Người Dũng Cảm
  21. Chìa Khóa Của Người Dũng Cảm
  22. Sai Nhỏ Thành Lỗi Lớn
  23. An Bần Lạc Đạo
  24. Cái Hay Của Tiết Chế
  25. Không Nên Ôm Hận
  26. Học, Dạy, Thành Việc
  27. Làm Thế Nào Tăng Thêm Khí Chất
  28. Yếu Quyết Không Ăn Năn Hối Hận
  29. Sống Lúc Nghèo Giàu Sang Hèn
  30. Vẻ Đẹp Của Nhẫn



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây