094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

NHÂN GIAN VÀ THỰC TIỄN - ĐẠI SƯ TINH VÂN NHÂN GIAN VÀ THỰC TIỄN - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân 
Dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh
NXB: Hồng Đức 
Số Trang: 322 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập 
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2014
Độ Dày: 1,4cm
NGTT ĐẠI SƯ TINH VÂN 85.000 đ Số lượng: 1000000 Quyển
  • NHÂN GIAN VÀ THỰC TIỄN - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  1469 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: NGTT
  • Giá bán: 85.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân 
    Dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh
    NXB: Hồng Đức 
    Số Trang: 322 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập 
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2014
    Độ Dày: 1,4cm


Số lượng
Mục đích của Phật giáo là làm lợi ích cho nhân sinh, tưới tẩm suối nguồn tâm thức cho mọi người có chí hướng vọng, không phân biệt sang hèn cao thấp. Nhưng để đưa được nguồn mạch tư tưởng này đến với tất cả mọi người thì ắt phải có sự dấn thân không nề hà mệt mỏi. Có thể nói Đại sư Tinh Vân là một trong những nhà Phật học lỗi lạc trên thế giới nói chung và Đài Loan nói riêng. Đại sư đã đưa Phật pháp đến với khắp năm châu, bằng phương thức bình dị, hài hòa để ai nấy đều có thể tìm lại con người “nguyên chất” của mình. Đại sư đã xây dựng nên hệ thống Phật giáo nhân gian được đông đảo quần chúng nhiều nước trên thế giới hưởng ứng mà đặc biệt là Phật giáo Đài Loan. Để mọi người có thể hiểu rõ về tư tưởng này, chúng tôi xin giới thiệu bộ Nhân gian Phật giáo thư hệ gồm 8 quyển: Phật giáo và nhân sinh, Phật pháp và Nghĩa lý, Phật giáo và Xã hội, Thiền học và Tịnh Độ, Sinh tử và Giải thoát, Tôn giáo và Thể nghiệm, Học Phật và Cầu Pháp, Nhân gian và Thực tiễn.

 
nhân gian và thực tiễn


Đây là bộ tập đại thành những nội dung diễn thuyết của Đại sư hơn ba mươi năm trước, nguyên ủy tác phẩm này là Tinh Vân Đại Sư Diễn Giảng Tập, tổng cộng gồm 4 tập, từng được xem là tài liệu phải đọc để hiểu về Phật giáo và nghiên cứu Phật học, ngoài ra cũng có không ít người xuất gia hay đệ tử tại gia dùng tập diễn giảng làm tài liệu để giảng kinh thuyết pháp. Đại sư cảm thấy rằng bộ diễn giảng này ra đời cách đây đã khá lâu, tuy chân lý Phật pháp không hề thay đổi, cái Chân Thiện Mỹ vẫn bất biến theo dòng đời nhưng do hoàn cảnh biến thiên, con người và sự vật cũng đã đổi thay, nên Đại sư đã chỉnh sửa thêm bớt cho phù hợp với tình hình hiện tại, đồng thời dựa theo tính chất nội dung mà phân thành 8 quyển và đặt lại nhan đề là Nhân Gian Phật Giáo Thư Hệ.

Tám quyển sách này là nội dung cơ bản của Phật giáo nhân gian, trình bày rất dễ hiểu bằng ngôn ngữ hiện đại, đan xen với tình huống thực tế cuộc sống. Về mặt nội dung thì bộ sách không liên đới với nhau, độc giả có thể đọc bất kỳ quyển nào mình thích. Hy vọng mỗi quyển sách sẽ là một “lối về” giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản chất cuộc sống, nhìn thấu cảnh giả huyễn để vượt qua lắm nỗi nhập nhằng, rối ren do thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc và sự xuống cấp trầm trọng của nền đạo đức hiện nay mang đến. Qua đó chúng ta có thể giảm thiểu về “lượng” và gia tăng về “chất” nhằm thăng hoa tinh thần đến cung bậc cao hơn, sống một cuộc đời tiêu dao tự tại!



 
nhân gian và thực tiễn 1




Trích “Bản Kế Hoạch Của Phật Giáo Nhân Gian”:
Việc xây dựng Phật giáo nhân gian đã dần đạt được nhận thức chung trong giới Phật giáo! Ở Trung Quốc Đại Lục, Đài Loan và Hồng Kông đều đang phát huy Phật giáo nhân gian, đây là điều không cần phải nghi ngờ gì. Ở Nhật Bản tuy không có khẩu hiệu Phật giáo nhân gian, nhưng tất cả mọi hành động của họ như mở cửa tự viện, các tăng lữ tham gia vào các sự nghiệp xã hội, xây dựng chế độ Đàn gia, cũng như giới Phật giáo sáng lập các trường đại học, mở các công ty bách hóa, tất cả đều mang tư tưởng và hành động cụ thể của Phật giáo nhân gian. Thậm chí ở Hàn Quốc các giáo đoàn cổ xưa cũng dần dần được hiện đại hóa, ví dụ như thành lập đài truyền hình …, tương lai sẽ đi theo con đường Phật giáo nhân gian, đó cũng là xu thế tự nhiên của thời đại.

Ngoài ra, ở những nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia hay Philippines đều là khu vực của Phật giáo Đại thừa. Gọi là Phật giáo nhân gian cũng chính là Phật giáo Đại thừa của Bồ tát đạo, hiện tại chỉ có bộ phận Phật giáo Nam tông vẫn còn đình trệ ở giai đoạn Tiểu thừa Nguyên thủy, nhưng gần đây ở các nước như Sri Lanka, Thái Lan và Myanmar có những nhân sĩ tri thức cũng đã ngả theo xu hướng Phật giáo nhân gian đối với sự phát triển tương lai của Phật giáo, từ danh từ “Pháp thân” (dhammakaya) có thể biết được rằng, họ cũng đang tích cực đi theo hướng Bồ tát đạo Đại thừa. Tỳ kheo ni Dhanmmananda người Thái Lan đã công khai thọ trì giới pháp Sa di ni tại chùa Tapodaramaya ở Sri Lanka vào ngày 6 tháng 2 năm 2001, và thách thức với truyền thống không chịu cải cách.



 
nhân gian và thực tiễn 2



Các vị Cao tăng Đại đức như Tăng hoàng Tep Vong của Đại chúng bộ Phật giáo Campuchia, Thủ tọa Đạt Ma Pandith Talalle Dharmaloka Anunayaka Thera của miền Tây Sri Lanka, Trưởng lão TS. Mapalagama Wipulasara Maha Thera-Phó hiệu trưởng trường Đại học Phật giáo và tiếng Pali Sri Lanka, Pháp sư Bhikkhu Ashwaghosh-Chủ biên nguyệt san Phật giáo The Dhammakirti tại Nepal, Phó hiệu trưởng Phra Maha Somchai Prohmusuwan của trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkornrajavidyalaya, đã cùng nhau tham gian Tam đàn đại giới của Ấn Độ, đồng thời đảm nhận chức Tam sư và Tôn chứng. Hội xúc tiến Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn xuất bản sách Phật giáo nhân gian ở Sri Lanka, đồng thời khi tổ chức lễ giới thiệu sách mới ở chùa Tapodaramaya tại thủ đô Colombo, đã có Trưởng lão A.Sn Rhula – Chủ tịch hệ phái Lohana, Trưởng lão luật học K. Nandararana, Giáo sư Daya Edirisinghe – Viện trưởng viện triết học Đại học Kelaniya, cư sĩ Senarat Wijayasundara – Phó chủ tịch hội Phật giáo Sri Lanka, cùng hơn 300 tăng tín chúng đã tham gia chung tay góp sức.

Từ nhiều ví dụ thực tiễn trên đã chứng minh rằng, kèn lệnh Phật giáo nhân gian đã được nổi lên khắp các nơi trên thế giới, sự tuyên dương của Phật giáo nhân gian đã nhận được nhận thức chung của toàn nhân loại, sự phổ cập của Phật giáo nhân gian đã hiện gần ngay trước mắt, đó chính là sự thật không cần phải nghi ngờ gì nữa. Gọi là “Phật giáo nhân gian” không phải là Phật giáo của một khu vực hay một cá nhân nào cả; suy đến tận cùng sự việc thì Phật giáo nhân  gian chính là tôn giáo của đức Phật, là tôn giáo mà đức Phật thuyết pháp cho con người. Phật giáo nhân gian chú trọng đến sự giáo hóa đối với toàn thế gian. Một cá nhân hoặc một đoàn thể phải có cống hiến về mặt chính trị hoặc kinh tế đối với xã hội mới có được sự chấp nhận của đại chúng. Giống như vậy, Phật giáo cũng nhất định phải phối hợp cùng thời đại, phải có thể khiến con người thích thú, mang lại hạnh phúc cho con người, phải có cống hiến với xã hội quốc gia, như thế mới có được giá trị tồn tại, nếu không nhất định sẽ bị xã hội đào thải.


 
nhân gian và thực tiễn 3




Phật giáo có nguồn lực rất tốt, như văn học, nghệ thuật, âm nhạc, những nhân tố này đều có thể trở thành nhân duyên để độ chúng. Nhưng trước đây luôn có rất ít người ứng dụng, chỉ nhấn mạnh đến sự nhận thức về vô thường, vô ngã, khổ, không. Tuy nhiên, nếu không có quan niệm mang tính nhân gian và tính xây dựng, thì chẳng trách Phật giáo không thể hưng thịnh được. Hơn 60 năm nay, Phật giáo mà tôi ra sức thúc đẩy chính là Phật giáo nhân gian dung hòa giữa Phật pháp và cuộc sống. Phật giáo nhân gian không phải do Phật Quang Sơn tự sáng tạo nên, lý niệm của Phật giáo nhân gian đến từ Đức Phật. Bởi lẽ, đức Phật sinh ra ở nhân gian, tu hành ở nhân gian, thành đạo ở nhân gian, hóa độ chúng sanh ở nhân gian, tất cả đều xem nhân gian là chính yếu. Vì thế, bản thân Giáo chủ chính là đức Phật nhân gian, và điều mà Người truyền dạy chính là Phật giáo nhân gian.

Phật giáo nhân gian là Phật giáo mà nhân sinh cần đến. Phật giáo trong quá khứ do một số nhân sĩ hiểu nhầm, tương đối chú trọng đến hình thức sơn lâm và xuất thế, nhưng Phật giáo của hiện tại lại phải từ sơn lâm bước vào xã hội, từ chùa chiền tỏa đến các gia đình, khiến cho Phật giáo thực hiện ở nhân gian, khiến cho cuộc sống tươi đẹp, gia đình hạnh phúc, về mặt tinh thần, tâm linh và mối quan hệ giữa con người và con người đều rất hài hòa. Bốn câu kệ của hội viên Phật Quang Sơn là: “Từ bi hỷ xả biến pháp giới, Tích phúc kết duyên lợi nhân thiên, Thiền Tịnh giới hạnh bình đẳng nhẫn, Tàm quý cảm ân đại nguyện tâm”. (Từ bi hỷ xả khắp pháp giới, tích phúc kết duyên lợi trời người, Thiền tịnh giới hạnh nhẫn bình đẳng, Tàm quý cảm ơn tâm nguyện lớn), đã nói rõ phẩm hạnh đạo nghĩa Bồ tát của Phật giáo nhân gian. Có thể nói răng việc xem con người là gốc, gia đình là nền tảng, có tính bình đẳng và phổ biến như Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi vô tư cứu độ chúng sinh, để thực hiện Phật pháp trong cuộc sống, đó chính là Phật giáo nhân gian.



 
nhân gian và thực tiễn 4



“Phật giáo nhân gian” xem trọng việc làm trong sạch tư tưởng đạo đức trong cuộc sống, cũng như sự thăng hoa của tinh thần tâm linh. Nếu bạn tin và nhân quả, bạn sẽ nhận được nhân quả trong cuộc sống, nhân quả chính là Phật giáo nhân gian. Nếu ban tin vào từ bi, bạn sẽ nhận được sự từ bi trong cuộc sống, từ bi chính là Phật giáo nhân gian. Tam quy, Ngũ giới, Lục độ, Thập thiện đều là Phật giáo nhân gian. Phật giáo nhân gian chính là Phật giáo cứu độ đại chúng, phàm là việc viết sách lập thuyết, lập trường mở lớp, xây dựng đạo tràng, ăn chay thuận thiền, giảng kinh thuyết pháp, quét rác bảo vệ môi trường, tham gia hoạt động, giáo dục văn hóa, khám bệnh từ thiện, dưỡng lão nuôi trẻ, cộng tu truyền giới, giảng tọa Phật học, hoạt động hành hương, cộng tu niệm Phật, dự thi Phật học, tung kinh diễn xướng, hoằng pháp trong quân đội, truyền bá giáo lý ở nông thôn, trí tuệ khéo léo, sinh hoạt trì giới, cũng như mối quan hệ quần ngã của Duyên khởi, chân lý tuần hoàn của nhân quả, thiện ác của nghiệp lực, thành tựu hiện đời của Diệt Đạo (Diệt đế và Đạo đế), thế giới bao dung của Tánh không, Chân như viên mãn của tự ngã …, tất cả những điều trên đều là Phật giáo nhân gian…

 
nhân gian và thực tiễn 5


 
nhân gian và thực tiễn 6




Đôi Nét Về Đại Sư Tinh Vân
Đại sư Tinh Vân sinh ngày 22-7 năm Đinh Mão (1927) tại Giang Tô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Là con thứ ba trong một gia đình có bốn anh chị em, năm lên 5 tuổi ngài bắt đầu ăn chay, đến năm 12 tuổi, ngài đến xin xuất gia với Hòa thượng Chí Khai Thượng Nhân chùa Đại Giác ở Nghi Hưng. Vốn tư chất thông minh lại thâm tín Phật pháp chẳng bao lâu sau ngài tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn. Đến năm 1967, Phật Quang Sơn ra đời dưới sự lãnh đạo của ngài. Từ đó đến nay Phật Quang Sơn đã ngày một phát triển về mọi mặt như văn hóa, giáo dục, từ thiện … Có thể nói, đó chính là một minh chứng hùng hồn nhất của diện mạo Phật giáo trong thời đại hiện nay.

Với hoài bão lớn lao, Đại sư đã ngày đêm không mệt mỏi đẩy mạnh sự nghiệp hoằng pháp, văn hóa và giáo dục Phật giáo, ngài thành lập Trung tâm phục vụ Văn Hóa Phật giáo, xây dựng học viện Phật giáo, sáng lập các nhà trưng bày mỹ thuật, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách, các trường học, Học viện Tùng Lâm Phật giáo, v.v… Bên cạnh đó, ngài đã chỉ đạo biên soạn Phật Quang Đại tạng kinh, Phật Quang đại từ điển và cho xuất bản Trung Quốc Phật giáo bạch thoại kinh điển bảo tạng, v.v… với tinh thần không ngại gian khó, ngài đã thuyết giảng khắp nơi từ Đài Loan, đến các nước Đông Nam Á, qua Châu Âu, Châu Mỹ, từ chùa đến trường học, từ tổ chức chính phủ đến tổ chức tư nhân, từ nhà tù đến trung tâm quân sự … Ngài đã và đang gắn kết hàng triệu trái tim của mọi giai tầng trong xã hội lại với nhau thông qua lời dạy  của đức Phật và khẳng định được mình trong việc mang đến lợi ích cho Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Đài Loan nói riêng. Điển hình là Đại sư đã khai sáng bốn trường Đại học lớn như: Đại học Tây Lai ở Los Angeles (Mỹ) Phật Quang ở Đài Loan Trung Quốc, Nam Hoa và Nam Thiên ở Sydney (Úc).


 
dai su tinh van



Với sự khéo léo và tinh tế của mình, ngài đã dung hòa văn hóa xưa và nay, Đông và Tây, đặt ra hệ thống điều lệ, tạo nên một luồng gió mới mang phong cách Phật giáo nhân gian. Nét đẹp từ hạnh nguyện của ngài vẫn mãi dịu dàng và lung linh tỏa sáng, ngài đi đến các nơi trên khắp thế giới: Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc và các nước phương Tây truyền thụ Tam đàn đại giới quốc tế với mục đích ươm mầm đạo pháp. Danh dự và đạo đức của ngài được khẳng định trên toàn thế giới, ngài nhận được những học vị tiến sĩ danh dự từ các trường đại học như: Đại học Đông Phương, Đại học Whittier (Mỹ), Đại học Chulalongkom và Magude (Thái Lan), Đại học Phụ Nhân (Đài Loan – Trung Quốc), v.v… Ngoài ra, ngài còn nhận được các giải thưởng như: “Giải thưởng an định thân tâm” của Hãng truyền hình vệ tinh Phoenix (Phượng Hoàng) Hồng Kông, “giải thưởng thành tựu trọn đời” của Hiệp hội nhà văn người Hoa trên thế giới, “giải thưởng thành tựu xuất sắc” của Tổng thống George W.Bush, v.v…

Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp, uy tín và sự lãnh đạo tài hoa của Đại sư đã vang xa khắp năm châu. Và, những tác phẩm của ngài như: Thích Ca Mâu Ni Phật truyện, Tinh Vân đại sư giảng diễn tập, Phật giáo tùng thư, Phật Quang giáo khoa thư, Giữa Mê và Ngộ, v.v… được phổ biến rộng rãi. Quả thật, ngài đã rất vĩ đại khi mang tinh hoa Phật giáo đến với cuộc đời bằng chính công trình xây dựng và hoằng dương chánh pháp, khẳng định vị thế vô cùng quan trọng của Phật giáo trên toàn thế giới, ngài đã ban tặng cho thế hệ hôm nay và mai sau trí tuệ, tình yêu thương, sự hy sinh, lòng nhiệt huyết, hoài bão làm đẹp cuộc đời, đem lại nguồn an lạc thiết thực cho mọi người trong cuộc sống rối ren đầy hệ lụy này!


Mục Lục:
Bản Kế Hoạch Của Phật Giáo Nhân Gian
Tư Tưởng Của Phật Giáo Nhân Gian
Xây Dựng Phật Giáo Nhân Gian
Hiện Đại Hóa Phật Giáo
Tứ Hóa Của Phật Giáo Hiện Đại
Xây Dựng Phật Giáo Hiện Đại
Hy Vọng Của Phật Giáo Ngày Nay
Quan Niệm Của Phật Giáo Về Tương Lai
Nguồn Gốc Kinh Tế Của Chùa Chiền Phật Giáo
Đôi Nét Về Đại Sư Tinh Vân



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây