QUẢN LÝ TỔ CHỨC - ĐẠI SƯ TINH VÂNGiảng: Tinh Vân Đại Sư Việt Dịch: Mạnh Linh NXB: Tôn Giáo & Thời Đại Số Trang: 322 Trang Bìa: Mềm, Có Tay Gập Khổ: 13,5x20,5cm Năm XB: 2016 (tái bản 2020) Độ Dày: 1,4cmQLTCĐẠI SƯ TINH VÂN80.000đSố lượng: 110 Quyển
Giảng: Tinh Vân Đại Sư Việt Dịch: Mạnh Linh NXB: Tôn Giáo & Thời Đại Số Trang: 322 Trang Bìa: Mềm, Có Tay Gập Khổ: 13,5x20,5cm Năm XB: 2016 (tái bản 2020) Độ Dày: 1,4cm
Trích “Quản Lý Tổ Chức – Phân Loại Tín Đồ”: Tín đồ Phật giáo có thể làm rất nhiều việc cho Phật giáo. Ngoại trừ hộ trì sự phát triển của Phật giáo ra, họ cũng có thể đảm nhận các công việc cố vấn, tình nguyện cho Phật giáo. Các sự nghiệp Phật giáo như văn hóa, giáo dục hay từ thiện, ngoại trừ người xuất gia ra, còn cần đến quảng đại tín đồ cùng hộ trì, tham gia, giúp đỡ mới có thể thành tựu được sự phát triển của tương lai Phật giáo.
Từ xưa đến nay, việc hoằng pháp lợi sinh luôn là trách nhiệm và sứ mệnh chung của tăng lữ và tín đồ Phật giáo. Bao nhiêu năm nay, được sự hộ trì của các bậc quân vương, quan thần và đệ tử khắp nơi, đã giúp cho giáo lý của đức Phật được trải rộng khắp thế giới, và trở thành một tôn giáo mang tính quốc tế. Tín đồ của Phật giáo đến từ khắp các tầng lớp, nhân duyên của họ với nhà Phật không giống nhau, nhà chùa ngoài việc thực hiện các công việc Phật sự ra, cũng phải thực hiện công việc giáo hóa cho các tín đồ với tính chất khác nhau, để họ có được không gian phát huy trong Phật giáo, có được chánh tri chánh kiến trong tín ngưỡng và thực tiễn Phật pháp.
Trong bài giảng này chúng tôi sẽ làm rõ các nội dung: Phân loại tín đồ, quá trình ra đời của các tín đồ, tín đồ trong sự phát triển của Phật giáo, hộ pháp như thế nào là đúng đắn, hình mẫu của tín đồ trong sự giao lưu giữa tăng chúng và tín đồ hiện nay …
Hỏi:sự kết duyên giữa người bình thường và Phật giáo đều thông qua việc đến chùa chiền thăm viếng, dần dần mới bắt đầu xuất hiện tín ngưỡng, từ đó trở thành tín đồ Phật giáo chính thức? Xin hỏi từ một người không có tín ngưỡng, một khách đến vãn cảnh chùa trở thành một tín đồ Phật giáo phải trải qua quá trình và giai đoạn gì?
Đáp: giữa tăng già và tín đồ tất phải có mối quan hệ mật thiết. Hơn nữa, một đệ tử tại gia hộ trì nhà chùa và tăng đoàn được tạo nên như thế nào? Thông thường mà nói, ban đầu họ đều có sự tiếp xúc với nhà chùa, có những người là du khách đến vãn cảnh chùa, hoặc trong cuộc sống có những nghi vấn không thể xử lý, muốn cầu mong đức Phật Bồ tát ban cho sức mạnh niềm tin, hoặc xin người xuất gia khai thị, tóm lại có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một khi người đó có thiện cảm với nhà chùa thì con đường từ một du khách trở thành tín đồ, tiến thêm một bước trở thành đệ tử Phật giáo quy y Tam Bảo.
Khi niềm tin tín ngưỡng tăng lên thì tự nhiên người đó sẽ đến hộ trì các chùa chiền, thậm chí trở thành người làm việc, nhân viên thiện nguyện phục vụ cho các chùa chiền, chính từ trong các công việc đó, họ sẽ bồi dưỡng nên tình cảm sâu đậm với Phật giáo. Tín đồ của một chùa giống như “sóng sông Trường Giang lớp sau xô lớp trước”, được truyền từ đời này sang đời khác.
Hỏi:có rất nhiều tín đồ như thế, nếu quy họ về toàn thể Phật giáo, trở thành tín hữu Phật giáo, đệ tử Phật giáo thì họ có được không gian phát triển gì?
Đáp: tín đồ Phật giáo có thể làm rất nhiều việc cho Phật giáo. Ngoại trừ hộ trì sự phát triển của Phật giáo ra, họ cũng có thể đảm nhận các công việc cố vấn, tình nguyện cho Phật giáo. Hiện nay có rất nhiều đoàn thể Phật giáo sáng lập các tổ chức giáo dục, tín đồ Phật giáo có thể phát tâm đến dạy học; hay việc xây dựng các học viện Phật giáo thì tín đồ cũng có thể phát tâm bỏ tiền bạc giúp sức, hộ trì bồi dưỡng nhân tài Phật giáo; hoặc có các đơn vị Phật giáo sáng lập các tạp chí, tín đồ cũng có thể viết bài, giúp đỡ phát hành, tiêu thụ. Các sự nghiệp Phật giáo như văn hóa, giáo dục hay từ thiện, ngoại trừ người xuất gia ra, còn cần quảng đại tín đồ cùng hộ trì, tham gia, giúp đỡ mới có thể thành tựu được sự phát triển của tương lai Phật giáo.
Hỏi:có rất nhiều loại tín đồ, có người đến chùa để uống trà, đàm đạo hoặc giết thời gian; có những người đến để hỏi đạo, cũng có người chỉ đến để ngắm nhìn, Đại sư có nhìn nhận gì về những loại tín đồ như thế?
Đáp: các tín đồ đến chùa có rất nhiều loại khác nhau, họ có những tính cách, thói quen và lối suy nghĩ không giống nhau, nhưng nhà chùa đều phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người. Ví dụ, có những tín đồ không cảm thấy hứng thú với việc lễ Phật, tụng kinh, nhưng họ thích đến chùa để uống trà đàm đạo, bàn luận Phật pháp, nên người xuất gia phải có tri thức, kiến thức có thể giải đáp những nghi vấn cho họ, dùng Phật pháp để giúp đỡ họ, như thế tín ngưỡng của họ mới dần được nâng lên.
Còn có những tín đồ không thích đọc kinh, lễ Phật, mà chỉ thích ăn chay. Nếu thức ăn chay ở chùa làm ngon thì họ sẽ thường xuyên mời bạn bè đến thưởng thức. Họ cảm thấy việc ăn chay rất ngon miệng, trò chuyện rất hợp với người xuất gia, hơn nữa có thể khiến họ có thêm kiến thức, vì thế nảy sinh thiện cảm với Phật giáo, tương lai cũng có thể trở thành tín đồ của nhà chùa, thậm chí còn thỉnh pháp, hỏi đạo hoặc bàn luận với người xuất gia …
Kinh Phật thường dùng câu “chúng sinh khó điều khó phục” để hình dung sự cố chấp về tâm tính, khó thu phục của chúng sinh. Làm cách nào để tiếp dẫn các chúng sinh khác nhau như thế? Mặc dù chúng sinh rất khác biệt, mỗi người mỗi tính, nhưng đức Phật đều có cách thu phục nhân tâm của họ, khiến họ đi vào con đường Phật đạo, vì thế đức Phật mới có danh hiệu là “Điều Ngự Sư”. Chùa chiền hiện nay cũng như thế, bất kể người nào đến thì người xuất gia đều phải có thể ứng đối, đều có biện pháp giải quyết vấn đề của họ, từ đó họ sẽ cảm nhận được sự quảng đại của Phật pháp, có được niềm tin, nên dần sẽ trở thành tín đồ Phật giáo.
Hỏi:có một số tín đồ khi đến nhà chùa luôn muốn cầu khấn đức Phật Bồ tát, ví dụ như cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu phát tài, cầu phú quý, nếu chỉ biết cầu khấn mà không chịu trả giá thì sẽ có tác dụng gì?
Đáp: một người khi đến nhà chùa cho dù chỉ biết cầu đức Phật Bồ tát giúp đỡ, như thế vẫn là hữu dụng. Nhưng phải như thế nào mới đại dụng, điều này cần phải có quan niệm nhân duyên quả báo. Trong kinh A hàm có một câu chuyện rằng: khi ném một viên đá xuống nước thì nó phải chìm xuống đáy, nếu cầu nguyện rằng: “các vị thần thánh! Các vị thần thánh! Xin các ngài cho hòn đá nổi lên, đừng để nó chìm xuống”. Cầu mong như thế cũng vô tác dụng, bởi vì đó không phải là nhân duyên quả báo của nó. Những cầu khấn không phù hợp với đạo lý nhân quả thì chẳng thể nào có tác dụng được.
Đương nhiên, việc cầu khấn có sức mạnh của nó, nhưng phải hợp với điều kiện nhân duyên, phải có thành tâm, nguyện lực, và phải cộng thêm nỗ lực thực hiện của bản thân. Ví dụ, một người có sức khỏe không tốt đến chùa cầu khấn đức Phật gia bị, mang lại lòng tin, sức mạnh cho anh ta, khiến cho anh ta có sức khỏe. Vậy thì bản thân anh ta lúc bình thường cũng phải giữ gìn sức khỏe, vận động, chú ý ăn uống; hoặc khi gặp khó khăn, nghèo khổ thì cầu khấn thần linh mang lại tiền bạc, nhưng bản thân cũng phải chăm chỉ lao động, có tinh thần cầu tiến, làm việc nỗ lực thì mới có thể đạt được nhân quả như thế. Cầu khấn như thế mới mang lại hiệu quả…
Mục Lục: Bài 1: Phân Loại Tín Đồ Bài 2: Tăng Đoàn Hòa Thượng Bài 3: Tất Cả Đều Hoan Hỉ Bài 4: Tấm Gương Sư Đồ Bài 5: Giữa Tăng Và Tín Bài 6: Quản Lý Quán Âm Bài 7: Bồ Tát Nghĩa Công Bài 8: Tổ Chức Phật Giáo Bài 9: Kí Hiệu Của Phật Giáo Bài 10: Quản Lý Tịnh Độ Bài 11: Quản Lý Phổ Hiền Bài 12: Nam Nữ Bình Đẳng Bài 13: Nhu Cầu Của Phật Giáo Bài 14: Học Tập Hành Chính Bài 15: Tổ Chức Phật Quang