094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

SINH TỬ VÀ GIẢI THOÁT - ĐẠI SƯ TINH VÂN SINH TỬ VÀ GIẢI THOÁT - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
NXB: Sách Thời Đại &  Hồng Đức
Số Trang: 334 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2014
Độ Dày: 1,5cm
STGT ĐẠI SƯ TINH VÂN 90.000 đ Số lượng: 1000000 Quyển
  • SINH TỬ VÀ GIẢI THOÁT - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  2145 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: STGT
  • Giá bán: 90.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Tinh Vân
    NXB: Sách Thời Đại &  Hồng Đức
    Số Trang: 334 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2014
    Độ Dày: 1,5cm


Số lượng
Mục đích của Phật giáo là làm lợi ích cho nhân sinh, tưới tẩm suối nguồn tâm thức cho mọi người có chí hướng vọng, không phân biệt sang hèn cao thấp. Nhưng để đưa được nguồn mạch tư tưởng này đến với tất cả mọi người thì ắt phải có sự dấn thân không nề hà mệt mỏi. Có thể nói Đại sư Tinh Vân là một trong những nhà Phật học lỗi lạc trên thế giới nói chung và Đài Loan nói riêng. Đại sư đã đưa Phật pháp đến với khắp năm châu, bằng phương thức bình dị, hài hòa để ai nấy đều có thể tìm lại con người “nguyên chất” của mình. Đại sư đã xây dựng nên hệ thống Phật giáo nhân gian được đông đảo quần chúng nhiều nước trên thế giới hưởng ứng mà đặc biệt là Phật giáo Đài Loan. Để mọi người có thể hiểu rõ về tư tưởng này, chúng tôi xin giới thiệu bộ Nhân gian Phật giáo thư hệ gồm 8 quyển: Phật giáo và nhân sinh, Phật pháp và Nghĩa lý, Phật giáo và Xã hội, Thiền học và Tịnh Độ, Sinh tử và Giải thoát, Tôn giáo và Thể nghiệm, Học Phật và Cầu Pháp, Nhân gian và Thực tiễn.

 
sinh tử và giải thoát



Đây là bộ tập đại thành những nội dung diễn thuyết của Đại sư hơn ba mươi năm trước, nguyên ủy tác phẩm này là Tinh Vân Đại Sư Diễn Giảng Tập, tổng cộng gồm 4 tập, từng được xem là tài liệu phải đọc để hiểu về Phật giáo và nghiên cứu Phật học, ngoài ra cũng có không ít người xuất gia hay đệ tử tại gia dùng tập diễn giảng làm tài liệu để giảng kinh thuyết pháp. Đại sư cảm thấy rằng bộ diễn giảng này ra đời cách đây đã khá lâu, tuy chân lý Phật pháp không hề thay đổi, cái Chân Thiện Mỹ vẫn bất biến theo dòng đời nhưng do hoàn cảnh biến thiên, con người và sự vật cũng đã đổi thay, nên Đại sư đã chỉnh sửa thêm bớt cho phù hợp với tình hình hiện tại, đồng thời dựa theo tính chất nội dung mà phân thành 8 quyển và đặt lại nhan đề là Nhân Gian Phật Giáo Thư Hệ.

Tám quyển sách này là nội dung cơ bản của Phật giáo nhân gian, trình bày rất dễ hiểu bằng ngôn ngữ hiện đại, đan xen với tình huống thực tế cuộc sống. Về mặt nội dung thì bộ sách không liên đới với nhau, độc giả có thể đọc bất kỳ quyển nào mình thích. Hy vọng mỗi quyển sách sẽ là một “lối về” giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản chất cuộc sống, nhìn thấu cảnh giả huyễn để vượt qua lắm nỗi nhập nhằng, rối ren do thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc và sự xuống cấp trầm trọng của nền đạo đức hiện nay mang đến. Qua đó chúng ta có thể giảm thiểu về “lượng” và gia tăng về “chất” nhằm thăng hoa tinh thần đến cung bậc cao hơn, sống một cuộc đời tiêu dao tự tại!



Trích “Phật Giáo Luận Về Hình Tướng Của Quỷ - Sinh Tử Và Giải Thoát”:
Khi nói đến quỷ, trong đầu óc của người bình thường lập tức hiện lên hình dáng mặt xanh nanh vàng, tóc tai bù xù đáng sợ, kỳ thực quỷ không đáng sợ như thế. Quỷ không những không đáng sợ, mà còn có một số con quỷ tốt, quỷ thiện đáng yêu. Quỷ không chỉ ở nơi mồ mả hoang vu, mà quỷ cũng ở gần ngay bên cạnh chúng ta. Ví dụ chúng ta thường hay nghe các bà vợ khi nói đến các đức lang quân, luôn nói với giọng điệu hờn dỗi rằng: “Lão quỷ chết tiệt nhà tôi…”. Lúc nhắc đến con cái ngoan ngoãn thì cũng rất đắc ý nói rằng: “Con tiểu quỷ nhà tôi…”. Có thể thấy rằng quỷ không hề đáng sợ, mà quỷ ở rất gần chúng ta.

Phật giáo không chủ trương sùng bái quỷ, nhưng thừa nhận có sự tồn tại của quỷ, Phật giáo cho rằng quỷ là một trong những chúng sinh của lục đạo. Có rất nhiều người không thừa nhận sự tồn tại của quỷ, đồng thời còn cố ý phá hoại hình tượng về quỷ, họ thường tự hào nói rằng: “Hừ! Tôi chẳng tin có quỷ gì tất!”. Quỷ liệu có tồn tại trong thế gian này hay không, chúng ta không nhất thiết phải đi phủ định phá hoại điều đó. Giống như thế gian này, ngoại trừ nhân loại có thể sinh tồn ra, thì còn có chim bay thú nhảy sống trong đó, tuy chúng khác với chúng ta, nhưng chẳng phải chúng đã điểm xuyết cho nhân gian thêm phong phú đa dạng hay sao? Sự tồn tại của một số quỷ cũng có thể tăng thêm sự náo nhiệt của nhân gian thì có gì là không tốt chứ? Huống hồ lũ quỷ còn chẳng làm ngăn trở sự sinh tồn của chúng ta thì sao không thể bao dung với chúng chứ, vậy thì, tấm lòng độ lượng của con người chẳng phải quá hẹp hòi nay sao? Con người có thể tự do hoạt động làm việc bất kể đêm ngày, nhưng quỷ chỉ đến đêm khuya mới xuất hiện, đôi bên chẳng hề phạm lẫn nhau, chẳng phải cũng rất hòa thuận đó sao?

Trong Tấn thư - một trong Nhị thập tứ sử có ghi chép lại một thư sinh trong bụng đầy chữ nghĩa tên là Nguyễn Chiêm, anh ta kiên quyết không tin rằng có sự tồn tại của quỷ. Vào một đêm nọ, một người khách hào hoa phong nhã đến bái kiến anh ta, người khách nói năng rất giỏi, biện luận trôi chảy. Hai người nói chuyện vô cùng vui vẻ, nên dần dần nói đến vấn đề có sự tồn tại của quỷ hay không, thì Nguyễn Chiêm nói với vẻ mặt không tin rằng: “Tôi không tin có sự tồn tại của quỷ, huynh đài làm sao lại mê tín như những người dân ngu ngốc vậy?”.

Người khách năm lần bảy lượt nêu ví dụ giải thích để nói một cách khéo léo với Nguyễn Chiêm rằng phải tin có chúng sinh thuộc quỷ đạo, nhưng cho dù người khách có nói khéo léo ra sao, Nguyễn Chiêm vẫn cứ chấp chước không tin: “Tóm lại tôi chưa tận mắt nhìn thấy thì tuyệt đối không thể tin được”. Lúc này người khách cuối cùng biến sắc nói rằng: “Xưa nay biết bao nhiêu bậc thánh hiền đều thừa nhận có sự tồn tại của quỷ, nhưng anh vẫn cứ chẳng thể tin, tôi nói cho anh biết rằng, tôi chính là quỷ!”. Người khách nói xong đột nhiên biến thành quỷ với diện mạo hung dữ, Nguyễn Chiêm trông thấy thất sắc kinh hãi, anh ta sợ đến mức sinh bệnh, chưa đầy một năm sau thì qua đời. Cho nên, những sự việc tồn tại chẳng thể biến mất vì bạn không tin vào điều đó.


 
sinh tử và giải thoát 1



Người bình thường cho rằng con người chết đi thì nhất định trở thành quỷ, nên trông thấy người chết thì cảm thấy sợ hãi, sợ hồn quỷ sẽ bám vào cơ thể. Đặc biệt con cái khi cha mẹ qua đời, luôn dùng nghi thức tế quỷ để cúng bái, siêu độ cho cha mẹ của bản thân. Hỏi họ tại sao lại như thế? Họ nói có vẻ rất hiểu biết rằng: “Bởi vì người qua đời sẽ biến thành quỷ, đọa xuống địa ngục để chịu khổ, cho nên phải tế bái như thế”. Cách nghĩ như thế thực sự rất bất hiếu, chúng ta tại sao không cho rằng tổ tiên có lẽ được sinh lên thiên quốc, thậm chí vãng sinh thế giới Cực Lạc chứ? Tại sao lại phán xét tổ tiên mà mình kính trọng lại xuống địa ngục làm ngạ quỷ, sau đó mới siêu độ cho họ? Phật giáo tuy thừa nhận sự tồn tại của quỷ, nhưng Phật giáo cho rằng con người ta sau khi chết đi không nhất định trở thành quỷ.

Con người rời khỏi thế giới này, đi đến thế giới khác, không chỉ có địa ngục mà có lẽ đến thiên đường hưởng lạc, có lẽ sẽ đầu thai làm người, cho dù luân hồi trở thành quỷ thì cũng phải có đầy đủ các ác nhân để trở thành quỷ, mới có thể gặp phải báo ứng vào quỷ đạo. Chúng ta tại sao lại nhẫn tâm xem tổ tiên là ngạ quỷ chứ? Huống hồ quỷ cũng chưa hẳn đều khiến con người gặp rắc rối, thậm chí gia hại cho con người; quỷ không phải khủng bố và tà ác như chúng ta tưởng tượng. Dưới đây sẽ đi sâu tìm hiểu về hình  tượng thật sự của quỷ:


Sự Tốt Xấu Và Nhân Quả Của Quỷ
Trên thế gian có sự phân biệt người tốt người xấu, quỷ cũng như con người, cũng có sự phân biệt quỷ tốt quỷ xấu. Nhân gian tuy có người xấu, nhưng người tốt vẫn nhiều hơn người xấu; trong quỷ đạo tuy có quỷ ác, nhưng quỷ thiện vẫn cứ nhiều hơn quỷ ác. Có lúc so sánh con người và quỷ thì con người còn tà ác hơn cả quỷ. Chúng ta lúc trách cứ một người nào đó lòng dạ bất chính thì nói rằng: “Người này lắm mưu ma chước quỷ!” Kỳ thực con người nếu thực sự có “mưu ma chước quỷ” thì đến quỷ cũng đành phải bái phục. Ở Nam Dương có một người tên là Tống Định Bá, một đêm lúc đang đi trên đường, ở nơi đồng không mông quạnh không may gặp phải quỷ, anh ta lấy hết can đảm hỏi rằng:
  • Ô! Anh là ai vậy? Tại sao đi đường lại cứ nhảy tưng tưng vậy?
  • Tôi là quỷ đây! À! Mà anh là ai vậy?

Tống Định Bá nghe thế, gay go rồi! Tối nay lại đã gặp phải quỷ mất rồi, nếu nói thẳng với đối phương bản thân là quỷ thì liệu có gặp điều gì bất trắc chăng? Nên đổi ý nói dối rằng:
  • Tôi cũng là quỷ mà!
  • Anh cũng là quỷ à! Vậy anh muốn đi đâu vậy?
  • Tôi muốn đến kinh thành.

Quỷ nghe thấy thế vô cùng mừng rỡ nói rằng:
  • Thật tốt quá! Vừa may tôi cũng muốn đến kinh thành, chúng ta kết bạn đồng hành nhé.

Tống Định Bá chẳng còn cách nào nên chỉ đành cắm đầu người trước người sau đi cùng với quỷ, sau khi đi được một đoạn đường thì cảm thấy có đôi chút mệt mỏi thì quỷ đề nghị rằng:
  • Đường xa vời vợi, nếu dùng cách đi này thì thật quá vất vả, chẳng bằng chúng ta thay phiên nhau cõng thì lại có thể gấp rút lên đường, lại có thể nghỉ ngơi, anh xem có được không?
  • Được đấy!
  • Vậy tôi sẽ cõng anh trước – quỷ nói xong bèn cõng Tống Định Bá lên lưng.
  • Trời ạ! Sao anh nặng thế nhỉ!
 
sinh tử và giải thoát 2



Quỷ không có hình tượng nhất định, cũng không có trọng lượng, quỷ chỉ là một loại khí, nó có thể đi xuyên tường, cũng có thể ẩn hình, cho nên quỷ có thể cảm thấy con người nặng như thế. Tống Định Bá nghe thấy quỷ hỏi thế nên vội vàng nói dối rằng:
  • Tôi là quỷ vừa mới chết, nên mới nặng như thế!

Quỷ tin đó là thật nên tiếp tục đi, khi đi đến bên bờ một con sông chảy ầm ầm, quỷ chỉ vào con sông mà nói rằng:
  • Bây giờ chúng ta chỉ đành bơi qua thôi!

Nói xong nó liền tung thân bơi nhẹ nhàng sang bờ bên kia, quay lại trông thấy Tống Định Bá đang cố gắng ra sức chèo hai tay trong nước, phát ra âm thanh “Bồm bộp, bồm bộp!”, từ từ bơi sang. Quỷ vội vàng sợ hãi nói rằng:
  • Âm thanh của anh sao lại lớn như thế! Để con người nghe thấy sẽ làm họ sợ hãi đấy!

Tống Định Bá thấy quỷ đang nghi ngờ thì vội vàng biện hộ rằng:
  • Tôi vừa mới chết, vẫn chưa học được cách bơi.

Sau khi lên bờ, hai người lại khởi hành lên đường, Tống Định Bá trong lòng nghĩ rằng: Hôm nay thật đen đủi quá, gặp phải quỷ, đành phải tìm cách thoát khỏi nó mới được, vì thế vờ khiêm tốn nói rằng:
  • Lão huynh à, tôi vừa chết chưa lâu, đối với tình hình quỷ chúng ta thì đã hiểu rõ nhiều, anh đã có nhiều kinh nghiệm, xin hãy nói cho tôi biết quỷ sợ nhất điều gì? “Quỷ sợ nhất là nước bọt của con người, vạn nhất có người nhổ đàm vào chúng ta thì chúng ta chẳng có cách nào cả”. Quỷ trả lời một cách thành thực với anh ta.
 
sinh tử và giải thoát 3



Lúc này bầu trời đang dần xuất hiện ánh sáng ban mai, trông thấy kinh thành cũng sắp đến. Tống Định Bá tranh thủ lúc quỷ không chú ý, đột nhiên nhổ nước bọt vào người con quỷ, chỉ thấy con quỷ quằn quại đau khổ trên mặt đất, con quỷ chẳng thấy đâu nữa mà biến thành một con dê núi con được thuần phục. Tống Định Bá liền dắt con dê vào thành và bán một ngàn đồng.

Câu chuyện đó đã nói rõ sự giảo hoạt, gian trá, ác độc và vô tình của con người, có lúc đến lũ quỷ cũng khó mà theo kịp, quỷ dùng tấm lòng thành khẩn, tín nhiệm, thẳng thắn, chân thực để giúp người, nhưng con người lại đối xử bằng thái độ dối trá, vô nghĩa, láo lường và ích kỷ. Có lúc con người chính là ác quỷ nhân gian đầy quỷ kế và khủng bố hơn cả loài quỷ. Có một số loài quỷ tuy rằng hung ác, có thể làm tổn hại đến tính mạng của con người, nhưng đối với bậc chính nhân quân tử chính khí lẫm liệt, hoặc bậc sa môn tăng lữ tu hành đạo lực, bất luận là ác quỷ có hung tợn đến đâu cũng chẳng thể giở được mánh khóe đáng sợ. Tục ngữ có câu rằng: Lúc bình sinh chẳng làm việc trái với lương tâm, nửa đêm chẳng sợ quỷ đến gõ cửa. Quỷ ở bên ngoài không đáng sợ, quỷ ở trong lòng mới đáng sợ…


 
sinh tử và giải thoát 4



Đôi Nét Về Đại Sư Tinh Vân
Đại sư Tinh Vân sinh ngày 22-7 năm Đinh Mão (1927) tại Giang Tô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Là con thứ ba trong một gia đình có bốn anh chị em, năm lên 5 tuổi ngài bắt đầu ăn chay, đến năm 12 tuổi, ngài đến xin xuất gia với Hòa thượng Chí Khai Thượng Nhân chùa Đại Giác ở Nghi Hưng. Vốn tư chất thông minh lại thâm tín Phật pháp chẳng bao lâu sau ngài tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn. Đến năm 1967, Phật Quang Sơn ra đời dưới sự lãnh đạo của ngài. Từ đó đến nay Phật Quang Sơn đã ngày một phát triển về mọi mặt như văn hóa, giáo dục, từ thiện … Có thể nói, đó chính là một minh chứng hùng hồn nhất của diện mạo Phật giáo trong thời đại hiện nay.

Với hoài bão lớn lao, Đại sư đã ngày đêm không mệt mỏi đẩy mạnh sự nghiệp hoằng pháp, văn hóa và giáo dục Phật giáo, ngài thành lập Trung tâm phục vụ Văn Hóa Phật giáo, xây dựng học viện Phật giáo, sáng lập các nhà trưng bày mỹ thuật, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách, các trường học, Học viện Tùng Lâm Phật giáo, v.v… Bên cạnh đó, ngài đã chỉ đạo biên soạn Phật Quang Đại tạng kinh, Phật Quang đại từ điển và cho xuất bản Trung Quốc Phật giáo bạch thoại kinh điển bảo tạng, v.v… với tinh thần không ngại gian khó, ngài đã thuyết giảng khắp nơi từ Đài Loan, đến các nước Đông Nam Á, qua Châu Âu, Châu Mỹ, từ chùa đến trường học, từ tổ chức chính phủ đến tổ chức tư nhân, từ nhà tù đến trung tâm quân sự … Ngài đã và đang gắn kết hàng triệu trái tim của mọi giai tầng trong xã hội lại với nhau thông qua lời dạy  của đức Phật và khẳng định được mình trong việc mang đến lợi ích cho Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Đài Loan nói riêng. Điển hình là Đại sư đã khai sáng bốn trường Đại học lớn như: Đại học Tây Lai ở Los Angeles (Mỹ) Phật Quang ở Đài Loan Trung Quốc, Nam Hoa và Nam Thiên ở Sydney (Úc).


 
dai su tinh van


Với sự khéo léo và tinh tế của mình, ngài đã dung hòa văn hóa xưa và nay, Đông và Tây, đặt ra hệ thống điều lệ, tạo nên một luồng gió mới mang phong cách Phật giáo nhân gian. Nét đẹp từ hạnh nguyện của ngài vẫn mãi dịu dàng và lung linh tỏa sáng, ngài đi đến các nơi trên khắp thế giới: Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc và các nước phương Tây truyền thụ Tam đàn đại giới quốc tế với mục đích ươm mầm đạo pháp. Danh dự và đạo đức của ngài được khẳng định trên toàn thế giới, ngài nhận được những học vị tiến sĩ danh dự từ các trường đại học như: Đại học Đông Phương, Đại học Whittier (Mỹ), Đại học Chulalongkom và Magude (Thái Lan), Đại học Phụ Nhân (Đài Loan – Trung Quốc), v.v… Ngoài ra, ngài còn nhận được các giải thưởng như: “Giải thưởng an định thân tâm” của Hãng truyền hình vệ tinh Phoenix (Phượng Hoàng) Hồng Kông, “giải thưởng thành tựu trọn đời” của Hiệp hội nhà văn người Hoa trên thế giới, “giải thưởng thành tựu xuất sắc” của Tổng thống George W.Bush, v.v…

Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp, uy tín và sự lãnh đạo tài hoa của Đại sư đã vang xa khắp năm châu. Và, những tác phẩm của ngài như: Thích Ca Mâu Ni Phật truyện, Tinh Vân đại sư giảng diễn tập, Phật giáo tùng thư, Phật Quang giáo khoa thư, Giữa Mê và Ngộ, v.v… được phổ biến rộng rãi. Quả thật, ngài đã rất vĩ đại khi mang tinh hoa Phật giáo đến với cuộc đời bằng chính công trình xây dựng và hoằng dương chánh pháp, khẳng định vị thế vô cùng quan trọng của Phật giáo trên toàn thế giới, ngài đã ban tặng cho thế hệ hôm nay và mai sau trí tuệ, tình yêu thương, sự hy sinh, lòng nhiệt huyết, hoài bão làm đẹp cuộc đời, đem lại nguồn an lạc thiết thực cho mọi người trong cuộc sống rối ren đầy hệ lụy này!




Mục Lục:
Phật Giáo Luận Về Hình Tướng Của Quỷ
Sinh Mệnh Sau Khi Chết Đi
Cuộc Sống Sau Khi Chứng Ngộ
Cảnh Giới Sau Khi Niết Bàn
Cách Nhìn Nhận Của Phật Giáo Về Luân Hồi
Từ Quá Khứ Hiện Tại Đến Tương Lai Của Con Người
Từ Quan Điểm Phật Giáo Nhìn Nhận Thế Giới Tương Lai
Từ Khởi Nguyên Đến Hoàn Diệt Của Thế Giới
Từ Thế Giới Hiện Thực Đến Thế Giới Lý Tưởng
Từ Cuộc Sống Nhập Thế Đến Cuộc Sống Xuất Thế
Sinh Mệnh Học Phật Giáo
Sinh Hoạt Học Phật Giáo




 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây