094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

BÀN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ - ĐẠI SƯ TINH VÂN BÀN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ - ĐẠI SƯ TINH VÂN Giảng: Đại Sư Tinh Vân
Dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh
NXB: Hồng Đức & Thời Đại
Số Trang: 218 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2020
Độ Dày: 1cm
PMTD ĐẠI SƯ TINH VÂN 75.000 đ Số lượng: 40 Quyển
  • BÀN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  2408 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: PMTD
  • Giá bán: 75.000 đ

  • Giảng: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh
    NXB: Hồng Đức & Thời Đại
    Số Trang: 218 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2020
    Độ Dày: 1cm


Số lượng
Lời Người Biên Tập
Giáo chủ Phật Đà thị hiện, thành đạo ở nhân gian không gì ngoài hy vọng chuyển hóa thế giới Ta Bà thành quốc độ thanh tịnh. Trong tác phẩm “Bàn về pháp môn Tịnh Độ”, đại sư Tinh Vân đã khái quát về Tịnh Độ thập phương chư Phật được nói nhắc đến một cách rộng rãi trong các kinh luận Đại thừa, như Tịnh Độ Đâu Suất, Lưu Ly, Hoa Tạng … nhưng thích hợp nhất với căn khí của chúng sanh Ta Bà không gì ngoài Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, trong đó, đại sư đã có những giải thích về điều kiện và tư lương để vãng sanh tịnh độ, cũng như những kiến giải mới về Tịnh Độ, đặc biệt nhấn mạnh đến tự tánh bản tâm, quan niệm về “Tâm tịnh quốc độ tịnh”, “Ta là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà là ta”, đã mang lại nhận thức chính xác về Tịnh Độ cho mọi người.


 
bàn về pháp môn tịnh độ



Khái Quát Về Tịnh Độ
Tịnh Độ chỉ cho quốc độ thanh tịnh, sát độ trang nghiêm, cũng chính là xứ sở trang nghiêm của công đức thanh tịnh. Có Tịnh Độ Di Đà, Tịnh Độ Di Lặc, Tịnh Độ Dược Sư, Tịnh Độ Hoa Tạng, Tịnh Độ Duy Ma, Tịnh Độ Nhân gian của hiện thế.

Lời Dẫn
Tịnh Độ chỉ cho quốc độ thanh tịnh, sát độ trang nghiêm, cũng chính là xứ sở trang nghiêm của công đức thanh tịnh. Là nơi chư Phật Bồ Tát vì độ hóa tất thảy chúng sanh mà đạt được mọi thành tựu từ việc phát quảng đại bổn nguyện lực. Vì có tất thảy chư Phật Bồ Tát của thập phương tam thế nên có được thập phương vô lượng Tịnh Độ.

Tương tự, sự thị hiện thành đạo của đức Thích Ca Mâu Ni Phật là do bổn nguyện của ngài cũng là tịnh hóa nhân gian, hy vọng chuyển hóa uế độ Ta Bà trở thành quốc độ thanh tịnh. Đại sư Thái Hư từng nói rằng: “Luật lấy tam thừa làm nền tảng chung, tịnh lấy tam thừa làm nơi dựa dẫm chung”. Ý nghĩa của nó là, “giới luật” là nền móng chung của tam thừa, “Tịnh Độ” là mảnh đất lý tưởng mà mọi người đại tiểu thừa cùng tín ngưỡng và hướng vọng. Có thể nói rằng, trong nhân gian hiện thế, tư tưởng Tịnh Độ mang ý nghĩa và giá trị tích cực, và cũng là pháp môn quan trọng của tu hành.

Người bình thường khi nghe đến Pháp Môn Tịnh Độ thì tự nhiên cho là Tịnh Độ Di Đà; hễ nói đến niệm Phật bèn cho là niệm A Di Đà Phật. Điều này là do ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đặc biệt hoằng dương tư tưởng Di Đà. Kỳ thực, ngoài Tịnh Độ Di Đà ra còn có Tịnh Độ Di Lặc, Tịnh Độ Dược Sư, Tịnh Độ Hoa Tạng, Tịnh Độ Duy Ma, cũng như Tịnh Độ Nhân Gian của hiện thế. Ở đây chủ yếu bàn về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, Tịnh Độ Đông Phương Lưu Ly của Phật Dược Sư, Tịnh Độ Đâu Suất của Bồ Tát Di Lặc. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu sơ lược kinh điển căn cứ của ba Tịnh Độ nói trên.


 
bàn về pháp môn tịnh độ 1



Giới Thiệu Khái Quát Kinh Điển Tịnh Độ

Tịnh Độ Di Đà
Kinh điển chủ yếu mà Tịnh Độ tông lấy làm căn cứ là “Kinh A Di Đà”, “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”, “Kinh Vô Lượng Thọ” và “Vãng sanh luận”, gộp chung lại gọi là “tam kinh nhất luận”. Ba bộ kinh đầu tiên được truyền vào Trung Quốc lần lượt theo tứ tự là “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh A Di Đà” và “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”.

Kinh Vô Lượng Thọ
“Kinh Vô Lượng Thọ” còn có tên là “Kinh Song Quyển”, “kinh Lưỡng Quyển Vô Lượng Thọ”. Do tên tiếng Phạn giống với “Kinh A Di Đà”, do “Kinh A Di Đà” với số lượng chữ ít hơn, nên gọi là “Kinh Đại Vô Lượng Thọ”, “Kinh Đại”. Dịch giả là Khương Tăng Khải thời Tào Ngụy, ông là nhà tăng dịch kinh thời Tam Quốc, tương truyền là người Ấn Độ. Ông học nhiều loại kinh, thông hiểu nghĩa lý. Cuối năm Tào Ngụy Gia Bình (249-253) ông đến Lạc Dương, dịch một cuốn “Kinh Du Già trưởng lão sở vấn”, hai cuốn “Kinh Vô Lượng Thọ”, một cuốn “Tứ Phần Tạp Yết Ma” … ở chùa Bạch Mã. Cuốn kinh này chủ yếu nói về lúc Phật A Di Đà tu luyện, phát 48 đại nguyện thành tựu quốc độ thanh tịnh y chánh trang nghiêm, đồng thời kể về sự trang nghiêm, ba đời vãng sanh của Tịnh Độ, giảng về những đau khổ của ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu, khuyến khích chúng sanh tinh tiến tu hành, và cũng ghi chép về điều kiện của ba đời vãng sanh Tịnh Độ.

 
bàn về pháp môn tịnh độ 2


Kinh A Di Đà
“Kinh A Di Đà” còn gọi là “Kinh Tiểu Vô Lượng Thọ”, “Kinh Tiểu”, “Kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ”. Dịch giả là Cưu Ma La Thập, người nước Quy Từ (Tân Cương Sơ Lặc). Ông là một trong bốn nhà dịch kinh lớn của Trung Quốc. Từ nhỏ Cưu Ma La Thập thông minh mẫn cảm, lên bảy tuổi theo mẹ nhập đạo, du học Thiên Trúc, tham phỏng danh sĩ các nơi, hiểu biết rộng, trí nhớ tốt, mệnh danh là Ngũ Thiên Trúc. Năm Long Anh thứ 5 đời Đông Tấn (401) đến Trường An, được Diêu Hưng tôn làm quốc sư, sông ở Tiêu Dao Viên, cùng các vị như Tăng Duệ, Tăng Triệu bắt đầu việc dịch kinh văn, lần lượt dịch các bộ kinh luận quan trọng như “Bách Luận”, “Trung Luận”, “Thập Nhị Môn Luận”, “Kinh Duy Ma”, “Kinh Bát Nhã”, “kinh Pháp Hoa”, “Đại Trí Độ Luận” …, văn dịch của Cưu Ma la Thập khúc triết, thuận tai, được lưu truyền rộng rãi. Cuốn kinh A Di Đà chủ yếu trình bày về sự tướng trang nghiêm y chánh của Tịnh Độ Cực Lạc của Phật A Di Đà, đồng thời nói rõ ý nghĩa và phương tiện của việc phát nguyện vãng sanh, ca tụng tán thán công đức bất khả tư nghì của Phật A Di Đà. Nội dung của kinh có thể phân thành 3 bộ phận: Miêu ta sự trang nghiêm thanh tịnh của Tịnh Độ Tây Phương, chỉ rõ phương pháp vãng sanh Tịnh Độ, dẫn ra sự đồng thanh tán thán và chứng minh của chư Phật lục phương …


 
bàn về pháp môn tịnh độ 3
 
bàn về pháp môn tịnh độ 4

bàn về pháp môn tịnh độ 5



MỤC LỤC:
Lời Người Biên Tập
Chương 1: Khái Quát Về Tịnh Độ
  1. Lời Dẫn
  2. Giới Thiệu Khái Quát Kinh Điển Tịnh Độ
Chương 2: Tư Tưởng Tịnh Độ Và Cảnh Sắc Tịnh Độ
  1. Tịnh Độ Đâu Suất
  2. Tịnh Độ Di Đà
  3. Tịnh Độ Lưu Ly
  4. Tịnh Độ Hoa Tạng Và Tịnh Độ Nhân Gian
Chương 3: Tư Tưởng Tịnh Độ Và Cuộc Sống Hiện Đại
Chương 4: Pháp Môn Niệm Phật
  1. Bốn Thuyết Niệm Phật
  2. Các Phương Pháp Niệm Phật
Chương 5: Các Vấn Đề Liên Quan Đến Tịnh Độ
  1. Có Thể Sinh Về Bỉ Quốc Mà Thiếu Thiện Căn Phúc Đức Nhân Duyên Hay Không?
  2. Giải Thích Về Đạo Dễ Tu Hành, Đạo Khó Tu Hành Và Tự Lực, Tha Lực
  3. Mang Nghiệp Vãng Sanh Hay Tiêu Nghiệp Vãng Sanh?
  4. Cứu Cánh Nghĩa Của Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ
Chương 6: Vãng Sanh Tịnh Độ Thực Lục
  1. Đại Sư Trí Di – Đời Tùy (Thánh Hữu Đến Đón)
  2. Đại Sư Huệ Viễn – Đời Đông Tấn (Ba Lần Thấy Thánh Tướng)
  3. Đại Sư Thiện Đạo – Đời Tùy Đường (Đứng Trên Cây Mà Hóa)
  4. Đại Sư Hoài Ngọc – Đời Đường (Chí Thủ Kim Đài)
  5. Đại Sư Liên Trì – Đời Minh (Thành Thực Niệm Phật)
  6. Đại Sư Tế Tỉnh – Đời Thanh (Tịnh Độ Xuất Hiện)
  7. Hòa Thượng Đông Qua – Đời Thanh (Cười Nói Về Tây Phương)
  8. Đại Sư Hoằng Nhất – Thời Dân Quốc (Bi Thương Lẫn Vui Vẻ)
  9. Tỳ Kheo Ni Quảng Giác – Đời Thanh (Như Nhập Thiền Định)
  10. Tỳ Kheo Ni Diệu Tịnh – Đời Thanh (An Nhiên Xả Báo)
  11. Tỳ Kheo Ni Đạo Khâm – Đời Thanh (Không Bệnh Mà Tịch)
  12. Tỳ Kheo Ni Đạo Càn – Đời Thanh (Không Tham Không Luyến)
  13. Cư Sĩ Lưu Di Dân – Đời Đông Tấn (Di Đà Ma Đảnh)
  14. Cư Sĩ Trương Thiện Hòa – Đời Đường (Thập Niệm Vãng Sanh)
  15. Cư Sĩ Vương Nhật Hưu – Đời Tống (Lễ Phật Đứng Mà Tịch)
  16. Cư Sĩ Hoàng Đả Thiết – Đời Tống (Rèn Sắt Niệm Phật)
  17. Cư Sĩ Ngô Bỉnh Tín – Đời Tống (Nhạc Trời Tiếp Dẫn)
  18. Cư Sĩ Chu Sở Phong – Đời Minh (Ăn Chay Mà Vãng Sanh)
  19. Cư Sĩ Viên Hoằng Đạo – Đời Minh (Thề Sống Ở Cạnh Bên Cực Lạc)
  20. Cư Sĩ Cố Nguyên – Đời Minh (Sinh Tử Nhất Như)
  21. Cư Sĩ La Duẫn Mai – Đời Thanh (Kéo Dài Tuổi Thọ Mà Mất)
  22. Cư Sĩ Hồ Tùng Niên – Thời Dân Quốc (Ung Dung Chờ Đợi)
  23. Cư Sĩ Lý Hiếu Uyên – Thời Dân Quốc (Lâm Chung Được Trợ Giúp)
  24. Cư Sĩ Lưu Tín Đồng – Thời Dân Quốc (Tin Tưởng Sâu Sắc Mà Đắc Độ)
  25. Cư Sĩ Dương Liên Hàng – Thời Dân Quốc (Sám Hối Đắc Độ)
  26. Phu Nhân Việt Quốc – Đời Tống (Hoa Nở Hoa Tàn)
  27. Chúc Thị - Đời Minh (Thấy Hào Quang Phật)
  28. Dư Âu – Đời Thanh (Dần Sinh Lòng Tin)
  29. Dương Âu – Đời  Thanh (Tha Thiết Niệm Phật)
  30. Cư Sĩ Trương Liên Giác – Thời Dân Quốc (Hộ Trì Đắc Độ)
Chương 7: Tịnh Độ Tân Giải
Tịnh Độ Nhân Gian Và Tịnh Độ A Di Đà
Phụ Lục
  1. Phát  Nguyện Văn Của Bậc Cổ Đức (Trích Từ “Tịnh Pháp Khái Thuật” Của Phương Luân)
  2. Nghi Thức Phát Nguyện
  3. Thệ Nguyện Văn Trước Phật A Di Đà (Tinh Vân)
  4. Phát Nguyện Văn Trước Dược Sư Như Lai (Tinh Vân)


 
thông tin cuối bài viết 2
  
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây