Trích “Thu Xếp Thân Tâm – Lý Niệm Phật Giáo”:
Thường có người hỏi: Nghĩa lý Phật giáo mênh mông rộng lớn, nhưng nếu nói giản gọn lại thì lý niệm Phật giáo là gì? Quá khứ xa xưa, Phật giáo chủ trương xuất thế, ẩn cư nơi rừng sâu núi thẳm. Nay Phật giáo từ chốn sơn lâm đi vào xã hội. Từ chùa chiền mở rộng đến gia đình, Phật pháp hội nhập nhân gian giúp cuộc sống mỗi người mỹ mãn, gia đình hạnh phúc và tình bạn giữa chúng ta được vui vẻ thuận hòa. Phật giáo là tôn giáo đặt căn bản từ con người. Suốt từ quá khứ đến nay, chỉ có một lý niệm bất biến là:
- Tôn Chỉ Của Phật Giáo Là Tạo Phúc Cho Con Người:
Phật giáng sinh trên đời là chỉ dạy lợi lạc với hoài bão làm lợi mọi người. Ngài chỉ dạy chúng sinh đạo giải thoát, dẫn dắt chúng sinh nhập tri kiến Phật để giảm phiền não tăng phúc tuệ, giúp mọi người thấy được niềm vui chứng pháp, vĩnh viễn đoạn trừ phiền não, viễn ly vô minh, Phật dạy lấy tinh thần xuất thế làm sự nghiệp nhập thế, hy vọng đem lại cho nhân gian hòa bình sung túc, giúp chúng sinh được hạnh phúc yên vui ngay trong cõi đời này. - Nguyên Tắc Của Phật Giáo Là Từ Bi Bình Đẳng:
Nhà Phật đề xướng từ bi. Từ bi là yêu không thiên lệch, là bao dung không đối đãi là từ bi bình đẳng. Thường thấy xã hội hô hào phát huy lòng thương yêu nhưng khi thực hiện thì khó tránh khỏi thiên lệch, nảy sinh tác dụng xấu như có điều kiện có chọn lựa, có trao đổi giao dịch, có dối đầu … từ bi chân chính là phải có tinh thần “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, là đem lại niềm vui sướng, bạt trừ nỗi đau khổ cho bất cứ ai không nhất thiết phải là người quen thân, mà dù chưa quen biết, hễ thấy ai gặp khó khăn ta cũng nên giúp đỡ vô điều kiện. Đó là từ bi bình đẳng.
- Mục Tiêu Của Phật Giáo Là Dung Hòa Vui Vẻ:
Trong quan hệ xã hội có khi vì ý kiến trái ngược, hoặc vì thói quen, cá tính khác nhau mà người ta sinh ra hiềm khích, đụng độ. Có khi vì phân biệt chủng tộc, vì đối lập giữa các nước mà xảy ra xung đột. Phật giáo chủ trương: “trong đồng tồn dị, trong dị cầu đồng” cùng với bất đồng thì gọi là đại, là lớn, là nhã lượng dung hòa, bao dung. Nước nào dung hòa được các chủng tộc, đoàn thể, đảng phái chắc chắn nước ấy sẽ tốt lành giàu mạnh. Trên thế giới nếu mọi nước đều dung hòa chắc sẽ không có tranh chấp, sẽ có hòa bình, nhân loại sống chung vui vẻ. - Lý Tưởng Của Phật Giáo Là Tịnh Hóa Nhân Gian:
Trong xã hội hiện nay, thói đời ngày càng tệ, càng xuống dốc, lòng người đầy những tham lam, tà kiến. Vì vậy Phật pháp chưa được phổ cập. Nếu Phật giáo phổ biến rộng rãi, chắc chắn sẽ hộ trợ cho sự thiếu sót, bất túc của xã hội, giúp tâm người trở nên đạo đức, biết tuân thủ pháp luật không làm điều sai trái tồi tệ, biết làm lợi mình lợi người. Như thế việc xây dựng tịnh độ nhân gian đâu phải việc khó. Tịnh độ nhân gian là nơi người người hoàn thiện, không còn thị phi nhân ngã, không sự phân biệt đối xử, không có chính trị hư tồi mà trong đó ai cũng tôn trọng nhau, bao dung nhau, an hòa làm lợi lạc cho nhau. Lý niệm của Phật giáo là giúp mỗi người tự khử trừ đau khổ, đạt được vui sướng, lìa xa hư vọng, trở về chân thực, quét sạch tạp nhiễm, tìm lại thanh tịnh cho mình. Cảnh giới lý tưởng thân lập mệnh này chính là lý niệm của Phật giáo. 
II. Tính Chất Riêng Của Phật Giáo
Có người cho rằng các tôn giáo đều khuyên mọi người thiện, đều giống hệt nhau. Thật ra, các tôn giáo tuy có chỗ cộng thông nhưng cũng có chỗ khác nhau. Điều này cũng giống như Triết học, Khoa học, Văn học, Y học là các môn khoa học đều có ích lợi cho nhân loại, nhưng mỗi môn đều có những tính chất riêng khác nhau. Vậy, trong số các tôn giáo, tính chất riêng của Phật giáo là gì? Xin đề xuất 4 điểm: - Nguyên Lý Nhân Quả:
Nhân quả là nguyên tắc của tất cả mọi đạo lý: Sách Du Già Sư Địa Luận quyển 38 viết: “Dĩ tác bất thất, vị tác bất đắc” (đã làm thì không mất, chưa làm thì không mắc) gieo nhân nào được quả nấy là nhân quả luận của Phật giáo. Trên đời này, mọi thứ đều dựa vào nhau, chống đối nhau mà tồn tại. Mọi sự vật đều dựa vào nhân, gửi vào duyên rồi nảy sinh quả. Quả này lại trở thành nhân, đợi chờ duyên tụ hợp rồi lại sinh ra quả khác. Cứ thế, dựa vào nhau dung nhiếp nhau mà thành ra sum la vạn tượng, vô cùng vô tận. - Trung Đạo Gồm Đủ Duyên Khởi:
Giữa nhân và quả còn có thứ gọi là duyên, giống như hạt giống gieo trồng xuống đất, còn cần phải có ánh nắng, không khí, nước mới kết thành quả được. Mọi sự vật trên đời đều phải có duyên mới sinh ra được. Theo quan hệ đây đó dựa nhau cùng tồn tại thì không vật gì có thể một mình tồn tại và khi nhân duyên nhóm thành tan mất thì cũng không vật gì có thể tồn tại được. Hiểu biết duyên khởi là biết được phúc họa tốt xấu đời mình đều do chính mình tạo ra. Không do lực nào làm chủ tể cả. Chỉ mình mới là chủ của mình, biết thế ta mới nắm được phương hướng đời mình, nhận ra ý nghĩa đời mình.
- Sẵn Có Sự Nhuần Sinh Của Nghiệp Cảm:
Giả như trăm nghìn kiếp
Nghiệp tạo vần không quên
Khi nhân duyên hội đủ (gặp gỡ)
Thọ báo ngay nhãn tiền.
Hạt giống cất giữ trong nhà thì không thể sinh trưởng, nhưng nếu đem gieo xuống đất, nó gặp được nhân duyên, được nhuần tưới thì sẽ nảy mầm, kết quả, cũng vậy, thân khẩu ý nghiệp do người tạo ra, dù thiện hay ác, chỉ cần nói một câu, làm một việc là liền có ngay quả báo. Làm việc tốt thì gặp nghiệp cảm thiện, làm việc xấu thì gặp nghiệp cảm ác. Khi bất cẩn, trót làm việc xấu mà gặp nghiệp cảm ác thì cũng không nên sợ hãi. Thọ báo cũng như chịu hình phạt theo kỳ hạn, thọ báo xong lại được trở về. Vì thế, hiểu biết nhân quả nghiệp cảm thì mình biết tự chịu trách nhiệm và sáng tạo được hạnh phúc đời mình. - Đủ Sẵn Nhất Như Không Hữu:
Tâm Kinh dạy: “Không tức là sắc, sắc tức là không”, giảng ra thì đó chính là không hữu nhất như. Biết bao người hay tách lìa không và hữu, có biết đâu không hữu chẳng phải là hai thứ mà chỉ là một, giống như một thể mà có hai mặt: Không hữu giống như sóng trên biển, Khi gió yên thì sóng lặng, biển chỉ là nước, khi gió to sóng lớn thì biển cũng vẫn là nước, sóng không hề lìa nước, động không hề lìa tĩnh, động tĩnh nhất như không hữu bất nhị. Khi hiểu rõ nhân quả duyên khởi biết nghiệp cảm báo ứng thì sẽ hiểu sự chân thực của đời người. Hiểu rõ lý không hữu nhất như sẽ không còn bị chấp trước trói buộc, đời sống sẽ trở nên khoát đại sáng sủa… MỤC LỤC:
Phần I: Phật Giáo Lý Niệm - Lý Niệm Phật Giáo
- Tính Chất Riêng Của Phật Giáo
- Làm Sao Được Giải Thoát Tự Tại
- Ý Nghĩa Của Việc Chắp Tay
- Vẻ Đẹp Chánh Tín
- Vô Thường
- Hiện Đại Hóa Phật Giáo
- Quán Bất Tịnh
- Pháp Bình Đẳng
- Làm Sao Trừ Bỏ Dơ Nhiễm
- Phật Giáo Nhân Gian
- Cách Hạng Bố Thí
- Bố Thí Công Đức
- Nhận Biết Về Dục
- Sự Quan Trọng Của Việc Cầu Pháp
- Nghĩa Thực Của Sự Cảm Ứng
- Công Đức Triều Bái
- Ý Nghĩa Của Việc Gõ Mõ
- Công Dụng Của Chùa Viện
- Điểm Chung Của Người Tôn Giáo
- Tín Ngưỡng
- Phương Pháp Đối Trị
- Phương Cách Đối Trị
- Chính Kiến Học Phật
- Thiện Tri Thức Là Gì?
- Công Đức Tùy Hỷ
- Nguyên Nhân Bất Tịnh
- Mối Hại Của Giận Dữ
- Thiền Là Gì?
- Xử Sự Bằng Thiền Tâm
- Thiền Tâm Là Gì?
- Thí Dụ Về Thiền
- Thiền Cơ
- Thế Giới Thiền Quán
- Chân Lý Thiền
- Tu Thiền
- Tác Phong Của Thiền Giả
Phần II: Quản Lý Tâm
- Quản Lý Tâm (1)
- Quản Lý Tâm (2)
- Phát Tâm
- Vận Dụng Tâm
- Ngự Tâm
- Phép Trị Liệu Tâm
- Nhìn Tâm
- Tâm Bình Thường
- Dụng Tâm
- Dụng Tâm Thế Nào?
- Dụng Tâm Học Tập
- Dụng Tâm Khác Nhau
- Tu Dưỡng Thân Tâm
- Lại Bàn Về Tâm Bình Thường
- Phát Tâm Khó
- Tấm Lòng Của Tín Đồ Tôn Giáo
- Công Hiệu Của Tĩnh Tọa
- Sửa Tâm Như Thế Nào?
- Sự Ứng Dụng Của Tâm
- Duy Tâm Tạo
- Nơi An Trú Thân Tâm
- Sự Quan Trọng Của Chuyển Tâm
- Điều Tâm
- Muôn Sự Do Tâm
- Tu Tâm Học Phật
- Bí Mật Của Tâm
- Tâm Bình Thường Là Đạo
- Diệu Dụng Của Tâm
- Trị Tâm
- Tâm Cứu Đời
- Thắp Sáng Ngọn Đèn Tâm Linh (1)
- Thắp Sáng Ngọn Đèn Tâm Linh (2)
- Sức Mạnh Hằng Tâm
- Điều Tâm Như Thế Nào?
- Điều Chỉnh Tâm
- Chỗ Hay Của Hàm Dưỡng Thân Tâm
- Tịnh Hóa Tâm Linh
- Tật Bệnh Của Tâm Người
- Tâm Tạo Nghiệp
- Tĩnh Không Tâm Ngộ
Phần III: Làm Sao Ngày Ngày Càng Tăng Tiến
- Sức Mạnh Sám Hối
- Nhân Duyên Quả Báo
- Xét Lời Ứng Đối
- Thế Giới Tịnh Độ
- Làm Gì Để Được Thanh Tịnh?
- Nhân Quả
- Sao Gọi Là Tịnh Độ?
- Việc Làm Của Bồ Tát
- Tinh Thần Bồ Tát
- Giới Của Trì Giới
- Pháp Bình Đẳng
- Pháp Hội Là Gì?
- Làm Thế Nào Ngày Càng Tấn Tới?
- Diệu Nhân Diệu Quả
- Làm Công Đức Thế Nào?
- Làm Thế Nào Để Phật Quang Chiếu Khắp?
- Trình Tự Khổ Hạnh
- Cảnh Giới Tu Hành
- Khi Cảnh Giới Đến
- Làm Sao Siêu Thoát?
- Uy Nghi Là Gì?
- Phân Biệt Phật Ma
- Nhân Duyên Và Thành Quả
- Hiểu Rõ Duyên Khởi
- Phúc Báo Từ Đâu Đến?
- Hành Vi Của Bồ Tats
- Lợi Ích Của Giới
- Làm Sao Giải Thoát Sinh Lão Bệnh Tử?
- Khử Trừ Vô Minh
- Ý Nghĩa Của Sống Chết
- Liễu Sinh Thoát Tử